Áo chống đạn bảo vệ đáng tin cậy cho các chiến binh Nga

Nhà máy dệt lụa Shelkovskya gần Moskva là một trong những doanh nghiệp công nghiệp nhẹ lâu đời nhất ở Nga. Một trong những hướng sản xuất của nhà máy là cung cấp các loại vải đặc biệt cho thiết bị bảo vệ cá nhân cho các đơn vị quân đội và các cơ cấu "quyền lực" khác. Thông tin chi tiết trong tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Từ giáp sợi đan cho đến áo giáp sợi tổng hợp

Lịch sử của thiết bị bảo vệ cá nhân của các chiến binh đã bắt đẩu từ lâu. Ngay ở nước Nga thời cổ đại, đội thân binh các hoàng tử cũng mặc một thứ tương tự như áo giáp hiện đại - tấm thép, ngoài trang bị thông thường như khiên, mũ sắt, áo sơ mi đan. Những bộ giáp này bảo vệ đầu, cổ, ngực, khoang bụng và lưng trước những vũ khí sắc bén - kiếm, giáo, mũi tên. Các hiệp sĩ Tây Âu thường đóng gói mình trong áo giáp thép từ đầu đến chân. Loại tương tự, nhưng không phải bằng thép, mà từ sợi nỉ bền chắc, chẳng hạn, của các chiến binh Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn. Ít nhất nó đã cứu người lính khỏi những cú đâm trực tiếp từ một thanh kiếm hoặc mũi tên, nhưng bất lực trước những ngọn giáo và thanh kiếm hai lưỡi nặng của Nga.

Sự phát triển, gia tăng sức mạnh đâm xuyên của vũ khí, dần dần làm cho tất cả những trang bị phòng thủ này trở nên không hiệu quả.

Nga chế tạo áo giáp chống đạn dành cho phụ nữ

Người Mỹ lần đầu tiên sử dụng một thứ tương tự như áo giáp vào năm 1862, sau đó là người Triều Tiên vào năm 1871. Sản phẩm ít nhiều giống với áo giáp hiện đại đã được phát minh lại ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng áo khoác nylon nhiều lớp để bảo vệ chống lại các mảnh văng, nhưng không chống được đạn. Sau đó người Mỹ bắt đầu sản xuất áo giáp cho bộ binh bằng các tấm kim loại. Trong chiến tranh Việt Nam, người ta đã quyết định bộ binh Mỹ phải mặc áo giáp, vì có tới 75% vết thương từ đạn phân mảnh là vào phần ngực. Với sự ra đời của vật liệu mới - Kevlar, áo giáp Mỹ bắt đầu ít nhiều có hiệu quả bảo vệ chống đạn.

Đối với Nga, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, binh lính và sĩ quan Nga chỉ đội mũ sắt, và không thường xuyên. Trong Thế Chiến thứ hai, mũ sắt đã được sử dụng trong Hồng quân và các  đơn vị trinh sát - tấn công, tiền thân của các lực lượng đặc nhiệm quân đội - mặc yếm bảo vệ bằng thép. Áo chống đạn đầu tiên của Liên Xô được Viện Vật liệu Hàng không Liên bang phát triển và tiếp nhận vào năm 1957. Năm 1981, áo chống đạn phân mảnh gồm 30 lớp vải đặc biệt (tương tự Kevlar) với các tấm thép bọc ngoài được trang bị trong quân đội Liên Xô. Sau 4 năm, nó được thay thế bằng bằng các tấm áo giáp làm từ titan hoặc boron carbide. Vật liệu này (boron carbide) cùng với các vật liệu tương tự về độ cứng và sức mạnh (corundum và silicon carbide) cho đến nay vẫn được sử dụng trong áo chống đạn quân đội Nga và các lực lượng đặc nhiệm.

Rostec trình làng phương án thay thế vật liệu nhập khẩu dùng cho giáp chống đạn và mũ bảo hiểm

Từ lụa đến các loại vải đặc biệt

Để sản xuất áo giáp chất lượng cao hoặc bộ đồ bảo vệ công binh gỡ bom mìn, cần thiết tới các vật liệu đặc biệt. Đặc biệt ở Nga, chúng được sản xuất tại nhà máy dệt lụa thành phố Shelkovsk, ngoại ô Moskva. Nhà máy được thành lập vào năm 1772, lúc đầu sản xuất các loại vải đắt tiền: nhung, nhung sợi dài, lụa dày, satin. Vào những năm 1960, công ty đã thành thạo sản xuất các loại vải kỹ thuật đặc biệt từ lụa tổng hợp. Ngày nay, nhà máy Shelkovo sản xuất khoảng 30 loại vải đặc biệt từ polyamide, polyester, sợi bông, cũng như từ sợi được gọi là "đạn đạo". Từ năm 2013, công ty bắt đầu sản xuất vật liệu làm bộ áo giáp từ gốm tổng hợp. Các thành phần trong áo giáp và vải từ sợi "đạn đạo" dùng để sản xuất một số loại áo giáp tại cùng một nhà máy, theo nhu cầu củaNga và nước ngoài.

Áo chống đạn dành cho các mục đích khác nhau

Loại đầu tiên là “Voron”, có một vài phiên bản. Một trong số đó là “Voron-09”, với 14 thành phần gốm tổng hợp. Cho phép bảo vệ trước dao, lưỡi lê, các mảnh văng, đạn súng săn cỡ 12 (18,5 mm), súng ngắn PSM (5,45 mm), TT (7,62 mm), súng ngắn tự động APS (Stechkin, 9 mm), PY (súng ngắn Yarygin, 9 mm), SR-1 (9 mm), súng trường tấn công AK-74 (5,45 mm) và AKM (7,62 mm). Trọng lượng bộ giáp "Voron-09" có thể đạt tới 7,7 kg.

Áo chống đạn bảo vệ đáng tin cậy cho các chiến binh Nga

Loại thứ hai là “Granat”. Bản phổ biến nhất - “Granat-SB”. Cấu trúc gồm phần bảo vệ ngực và lưng, từ cái gọi là “đai không tải”, có thể phân phối trọng lượng giữa hông và vai, cũng như miếng đệm vai làm giảm áp lực lên vai và cổ. Làm từ vải aramid và các thành phần composite bảo vệ chống lại đạn súng lục APS, đạn súng máy AK-74 và AKM. Trọng lượng của bộ giáp "Granat-SB" phiên bản mạnh nhất khoảng 8.2 kg.

Áo chống đạn bảo vệ đáng tin cậy cho các chiến binh Nga

Một bản khác – “Granat-TLK” - bảo vệ phần thân trước khỏi các mảnh vỡ, đạn súng ngắn APS có lõi thép, đạn tiểu liên AK-74 và AKM, và thậm chí trước đạn súng bắn tỉa SVD (7.62x54 mm). Ngoài ra trong bộ có thêm phần che cổ có thể tháo rời, tạp dề và miếng đệm vai. Thiết kế của áo giáp trong giới hạn nhất định, cũng có thể bảo vệ chống chấn động. Phiên bản mạnh nhất “Granat-TLK” có trọng lượng tới 10,1 kg (cùng với cổ áo, tạp dề và miếng đệm vai).

Áo chống đạn bảo vệ đáng tin cậy cho các chiến binh Nga

Dòng áo chống đạn Granat có bản đặc biệt dùng cho ... chó nghiệp vụ, “Granat-PE” nặng 3,9 kg. Nhờ áo giáp, chó được bảo vệ khỏi vũ khí lạnh, mảnh văng và đạn súng lục APS. Áo được làm bằng vải aramid "đạn đạo", vì thành phần composite rất nặng để “chiến binh bốn chân”  mang theo: chúng sẽ nhanh chóng mệt "hết hơi".

Và cuối cùng, một sản phẩm hoàn toàn riêng biệt của nhà máy Shelkovskya  - giáp chống cháy nổ "Granat-V". Đây là bộ quần áo (bao gồm cả mũ bảo hiểm có tấm che trong suốt), bảo vệ người sử dụng trong quá trình giải phóng mặt bằng, kích nổ các thiết bị nổ, trước áp lực mạnh của sóng xung kích, mảnh vỡ và đạn. Do đó khi một thiết bị nổ không có vỏ sức nổ 1,5 kg TNT được kích nổ, người mặc bảo hộ khoảng cách ngoài 2 mét vẫn an toàn không hề hấn gì. Chỉ có điều là những bộ giáp thế kỷ 21 này nặng đến gần 30 kg!

Thảo luận