Đà Nẵng bán lô đất nghìn tỷ cho Vũ “nhôm” với giá 87 tỷ

Ngày 5/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại TP Đà Nẵng.
Sputnik

Đà Nẵng giao đất cho Vũ “nhôm” rẻ hơn giá thị trường 55 lần

Theo Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, hành vi vi phạm của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cùng các bị cáo trong vụ án thâu tóm nhà đất công sản và dự án bất động sản trên địa bàn TP Đà Nẵng đã gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 22.000 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng tại dự án 29ha Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, con số này đã lên tới hơn 11.000 tỷ đồng.

Đại án Vũ “nhôm”: Làm rõ vai trò của các bị cáo

Cáo trạng cho thấy, năm 2005, UBND TP Đà Nẵng có chủ trương kêu gọi đầu tư xây dựng dự án KĐT mới Đa Phước tại quận Hải Châu. Đến tháng 5/2006, Công ty TNHH Daewon (Hàn Quốc) nộp hồ sơ, cam kết xây dựng sân gofl và chịu chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng đê ngăn biển.

Tháng 11/2006, bị cáo Trần Văn Minh (khi đó là Chủ tịch UBND TP) ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty Daewon, trong đó có nội dung Đà Nẵng sẽ chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích 29ha cho một công ty Việt Nam (Công ty CP Xây dựng 79 – PV) liên kết với Daewon.

Sau đó, tháng 7/2011, bị cáo Văn Hữu Chiến khi đó là Phó Chủ tịch UBND TP ký ban hành quyết định 5870 thu hồi phần diện tích đất 29ha để bàn giao cho Công ty CP Xây dựng 79, đồng thời yêu cầu công ty này nộp tiền sử dụng đất với số tiền 87 tỷ đồng.

Thế nhưng, theo cơ quan tố tụng, tại thời điểm này, giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của dự án 29ha lên tới hơn 4.700 tỷ đồng. Hành vi thu hồi đất rồi giao quyền sử dụng đất cho Phan Văn Anh Vũ đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 11.000 tỷ đồng (tính đến khi khởi tố vụ án).

Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng giúp Vũ “nhôm” thâu tóm 22.000 tỷ đồng đất công

Theo trình bày của ông Chiến, thời điểm đó, bất động sản Đà Nẵng đóng băng. Còn cơ quan tham mưu báo cáo khu 29 ha là đất mặt nước. Thỏa thuận nguyên tác chính là hợp đồng, chưa bên nào huỷ hợp đồng từ sau năm 2006.

Đại diện Viện Kiểm sát lập luận để chứng minh thỏa thuận nguyên tắc trên không phải là cơ sở pháp lý của việc giao đất. Ông Chiến cho biết ông ký quyết định thu hồi, giao đất là theo chủ trương chung của thành phố.

Tuy nhien, khi đại diện VKSND hỏi: “Chủ trương chung của thành phố có phải văn bản pháp luật không?”, - thì bị cáo Chiến nói xin được thông cảm.

Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của mình, ông Chiến cho rằng ông không phải người quyết định mà chỉ làm theo sự phân công của Chủ tịch thành phố. “Nếu chủ tịch sai, bị cáo có sai không?”, đại diện VKSND hỏi tiếp. Bị cáo Chiến đáp: “Chủ tịch sai thì còn có hai cơ quan tham mưu”. Cũng theo ong Chiến, thời điểm đó, cả Đà Nẵng như một đại công trường, hàng trăm dự án, không thể kiểm tra từng nhà, từng dự án được.

Luận tội Đại tá quân đội và đồng phạm vụ buôn bán xăng giả ở Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô

Cựu chủ tịch Trần Văn Minh: Đà Nẵng vận dụng sáng tạo chính sách đất?

Theo cáo buộc của cơ quan công tố, bị cáo Trần Văn Minh là người giữ cương vị cao nhất tại UBND TP. Đà Nẵng. Cụ thể, trong vụ án này, bị cáo Trần Văn Minh đã ký ban hành Quyết định số 8712 ngày 1/11/2007 có quy định: “Đối với nhà đất thuộc sở hữu nhà nước hiện do các tổ chức, cá nhân đang thuê ở, khi được UBND TP phê duyệt quyết định bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất theo diện công sản, nếu nộp tiền 1 lần trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký quyết định bán thì được giảm 10% tiền sử dụng đất”.

Hành vi của bị cáo tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ, nguyên Chủ tịch CTCP Xây dựng 79 được mua, nhận chuyển nhượng 15/18 nhà đất công sản và 6/7 dự án trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 22.000 tỷ đồng.

Cáo trạng đánh giá, tại cơ quan điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn. Nhưng tại phiên toà, bị cáo nhiều lần khẳng định các chủ trương, chính sách được ban hành hoàn toàn đúng, không trái pháp luật.

Vào chiều ngày 3/1, trả lời HĐXX, bị cáo Trần Văn Minh cho hay chủ trương chuyển giao này đã có từ thời Bí thư Nguyễn Bá Thanh và Chủ tịch Hoàng Tuấn Anh, đến thời ông chỉ là “kế thừa thực hiện”.

Theo bị cáo Minh, cáo trạng truy tố bị cáo vì việc chuyển nhượng nhà đất công sản không đúng Nghị định 61 về mua bán kinh doanh nhà ở nhưng các nhà đất trong vụ án này, không phải là đối tượng áp dụng Nghị định 61. Bị cáo Minh cho rằng đối tượng Nghị định 61 là nhà ở còn nhà đất công sản trong vụ án không phải là nhà ở mà là các cơ sở kinh doanh. Do đó, không áp dụng Nghị định 61.

"Phan Văn Anh Vũ bị Trần Phương Bình lừa dối"
Bị cáo Minh nói: “Đà Nẵng áp dụng chính sách giảm 10% tiền sử dụng đất nếu nộp một lần trong vòng 30-60 ngày. Đây là chính sách được tập thể lãnh đạo thành phố bàn bạc kỹ. Nghị định 38/2000 cho phép nộp một lần giảm được giảm 20%, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ và áp dụng giảm 10%. Như vậy vẫn có lợi cho Ngân sách rồi”.

Ngày 4/1, đại diện Viện Kiểm sát tiếp tục thẩm vấn bị cáo về nội dung trên. Đại diện Viện Kiểm sát hỏi: “22 nhà đất này có phải đất công sản không? Có phải thực hiện theo Luật Quản lý tài sản Nhà nước không? Nếu làm trái Luật Quản lý tài sản Nhà nước tức là vi phạm đúng không?”

Bị cáo Minh thừa nhận 22 nhà đất công sản bị quy kết chuyển nhượng trái quy định pháp luật đúng là tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, bị cáo viện dẫn Quyết định 140/2008, có cơ chế cho Đà Nẵng và cho rằng đây là sáng tạo của tập thể lãnh đạo TP. Đà Nẵng. Về việc áp dụng Nghị định 61, đại diện Viện Kiểm sát nhắc bị cáo Điều 5 của Nghị định quy định việc giảm giá chỉ áp dụng với trường hợp đấu giá đất. Ngoài ra, khi hành vi của các bị cáo xảy ra, Luật Đất đai 2003 đã có hiệu lực. Không thể viện dẫn văn bản pháp lý đã cũ.

Về các dự án 29ha thuộc Khu đô thị quốc tế Đa Phước, bị cáo Minh cho rằng, theo quy định thì đất sạch phải đấu giá. Nhưng khu 29 ha này là đất mặt nước. Việc giao đất đúng quy định vì đây là đất mặt nước, không phải đất sạch.

Sĩ quan tình báo Phan Văn Anh Vũ được giảm án vì chỉ vô ý làm lộ bí mật nhà nước?

Đối với dự án 3,77 ha đường Trường Sa, theo lời khai của ông Minh, chủ trương này xuất phát từ việc đất chưa được đền bù giải phóng mặt bằng, nên theo quy định đất này không qua đấu giá.

“Việc giao đất khi đó là không sai vì đất chưa được giải phóng mặt bằng, phù hợp với quy định của pháp luật. Việc giảm 10% đúng theo chủ trương của thành phố”, - ông Minh lý giải.

Tương tự, dự án Khu dân cư An Cư 2 và 3 mở rộng, có chủ trương chuyển nhượng không qua hình thức đấu giá là đúng vì đất chưa được đền bù giải phòng mặt bằng. Việc lấy giá 2007 áp cho năm 2009 cũng không sai khi thị trường bất động sản đóng băng.

Đại diện Viện Kiểm sát cho biết khu 29ha Đa Phước khi giao đất cho Công ty của Phan Văn Anh Vũ là mặt đất chứ không phải mặt nước. Bằng chứng là văn bản của UBND TP. Đà Nẵng đã chia lô, có ranh giới.

Vũ 'nhôm' hầu tòa phúc thẩm trong đại án Đông Á

Vũ “nhôm” không nhận tội

Cáo trạng của VKSND tối cao xác định, từ năm 2002 đến 2010, Phan Văn Anh Vũ đã thành lập năm công ty để sử dụng tư cách pháp nhân các công ty này thực hiện hành vi mua nhà, đất công sản và nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Tại các dự án bất động sản, Vũ lợi dụng mối quan hệ thân quen với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và lãnh đạo các sở, ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai để chủ động nắm bắt thông tin quy hoạch, đặc biệt tại các vị trí ven biển.

Tại tòa, bị cáo Vũ khẳng định bản thân không làm sai. “Tôi được làm những gì pháp luật cho phép. Tôi hoàn toàn không đồng ý với cáo trạng”, - Vũ “nhôm” cho biết.

Khai về việc xin chuyển nhượng, Vũ “nhôm” nói:

“Nếu cá nhân bị cáo xin mua thì bị cáo ký đơn, còn công ty xin mua thì công ty thì có tờ trình, tất cả các văn bản này đều được gửi theo đường văn thư đến UBND TP Đà Nẵng. Về việc mua bán nhà, đất công sản có phải qua đấu giá không, Phan Văn Anh Vũ khẳng định: “Luật đất đai phức tạp, lúc đó thành phố đã có chủ trương bán, có giá cả rồi, bị cáo thấy hợp lý thì mua. Anh bán sai thì anh phải chịu trách nhiệm. Nếu bị cáo có tội thì bị cáo sẽ kiện các công ty mua bán với bị cáo để bị cáo hôm nay vướng vòng lao lý”.

HĐXX cho biết, nhiều bị cáo khai rằng Vũ có mối quan hệ thân cận với lãnh đạo thành phố, thậm chí có bị cáo còn khai tạo điều kiện cho Vũ là do có sự giới thiệu của lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, Phan Văn Anh Vũ lại cho khai không có quan hệ thân thiết với lãnh đạo TP Đà Nẵng. Bị cáo là doanh nghiệp nên không thể không biết tên tuổi của các lãnh đạo thành phố.

3 điểm nghẽn ở phiên xử Vũ 'nhôm' trong đại án Đông Á

Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc nếu không có hành vi của mình thì các lãnh đạo TP Đà Nẵng có vi phạm pháp luật không, Vũ “nhôm” cho rằng, thời điểm đó, bị cáo không thể nhận thức được quyết định đó đúng hay sai.

Theo bị cáo Vũ, ông này chỉ là người đi mua, việc mua là theo thủ tục, còn bán sai quy định thì người bán phải chịu trách nhiệm. Bị cáo Vũ không thừa nhận tội danh theo cáo trạng truy tố.

Trong sáng 4/1, Phan Văn Anh Vũ đã phản bác cáo trạng quy kết bị cáo và các công ty góp vốn nhận chuyển nhượng 15/22 nhà, đất công sản và 7 dự án bất động sản trái quy định sai.

Ông Vũ cho rằng: “Bị cáo đọc cáo trạng thấy mình như tội đồ, trung tâm trong vụ án. Bị cáo rất đau buồn. Bị cáo là người đi mua sao lại nên tội. Bị cáo đi mua của công ty nhà nước chứ không phải đầu đường xó chợ!”
Thảo luận