Nhờ loại máy bay ném bom mới, lực lượng vũ trang Nga có cơ hội chiến lược mới về nguyên tắc

Xét qua những bài viết gần đây trên phương tiện truyền thông Nga dựa theo dữ liệu từ các trang mua sắm công thì thấy ngay từ năm 2023 Nga có thể tiến hành thử nghiệm sơ bộ để đến năm 2027 đưa loại máy bay ném bom mới PAK DA (Tổ hợp hàng không triển vọng tầm xa / PAK DA) vào hệ trang bị quân sự.
Sputnik

Như vậy, chỉ sau vài năm nữa, lực lượng vũ trang Nga có thể nhận được những khả năng chiến lược mới mẻ về nguyên tắc, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin dự báo trong bài bình luận dành cho Sputnik.

Người Mỹ đánh giá máy bay ném bom Nga thế hệ thứ sáu PAK DA

Trên thế giới hiện đại ngày nay, chỉ có Hoa Kỳ và Nga sở hữu đội ngũ đầy đủ các máy bay được nâng cấp sâu thuộc loạt trang bị hàng không chiến lược tiên tiến. Trung Quốc có đội máy bay ném bom H-6 được cải tiến (H-6H, H-6K, H-6N, H-6J) với khả năng triển khai tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình để giáng đòn tấn công vào các mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên, đội không lực ném bom của Trung Quốc gồm hơn 130 máy bay tuy có ý nghĩa lớn đối với cán cân sức mạnh sức mạnh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhưng hiện thời vẫn chưa đủ khả năng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kiềm chế răn đe Hoa Kỳ.

Các phương tiện bay của Trung Quốc chỉ có thể hoạt động trong khu vực hạn chế, không đạt tầm xa liên lục địa và cho đến gần đây vẫn không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, như vậy không thể tạo điều kiện tuần tra khắp vùng trời với vũ khí hạt nhân trên khoang trong giai đoạn bị đe dọa.

Nga duy trì đội ngũ đáng kể các máy bay ném bom Tu-95MS / MSM và Tu-160 có tầm xa hoạt động xuyên lục địa và là công cụ răn đe hạt nhân. Nga cũng sở hữu mấy chục máy bay ném bom Tu-22M3 đang được tích cực hiện đại hóa, xếp ngang hàng trọng lượng như H-6 của Trung Quốc.

Sử dụng công nghệ tàng hình để chế tạo máy bay ném bom triển vọng PAK DA

Còn Hoa Kỳ hiện đang tiến hành công việc với các máy bay ném bom B-21, dự kiến thay thế cho các phi đội máy bay ném bom B-1 và B-2 đã lạc hậu, trong đó hiện tại Hoa Kỳ không thể chế tạo mới bất kỳ loại máy bay ném bom chiến lược nào.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã bắt đầu khôi phục quy trình  sản xuất phiên bản máy bay ném bom Tu-160 được hiện đại hóa và dự định cung cấp vài chục chiếc cho quân đội vào những năm gần đây. Đồng thời, đội ngũ máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160 mà Nga hiện có thì «trai tráng» trẻ tuổi hơn nhiều so với các máy bay Mỹ. Toàn bộ các phi cơ quân sự này được xuất xưởng hồi những năm 1980 và thậm chí vào đầu những năm 1990, vì vậy thời hạn phục vụ còn dài và có thể gia tăng «tuổi thọ» đáng kể. Máy bay mới không chỉ thay thế mà còn là bổ sung sức mạnh cho đội ngũ hiện có. Nga cân nhắc tiết kiệm nghiêm túc về hạm đội trên mặt nước và nhiều loại vũ khí của lực lượng trên bộ. Nhưng đội máy bay ném bom sẽ được chú ý phát triển.

Máy bay PAK DA mới sẽ kết hợp tầm xa xuyên lục địa, mức độ tự động hóa cao, sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ tàng hình. Cũng giống như máy bay B-2, B-21 của Mỹ và H-20 tiềm năng của Trung Quốc, máy bay này khó bị phát hiện vì được chế tạo theo sơ đồ «máy bay cánh xoay».

Một trong những lý giải cho sự phát triển máy bay ném bom là khái niệm của Nga về «răn đe chiến lược phi hạt nhân», dựa trên cơ sở tạo ra t kho vũ khí quan trọng các tên lửa hành trình trên biển và trên không, với một trung tâm chỉ huy và điều khiển mục tiêu thống nhất. Hồi cuối năm 2017 nhà quân sự Valery Gerasimov đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Nga đã tuyên bố về việc tạo lập  một hệ thống như vậy.

Trung Quốc trang bị cho Hạm đội Nam Hải loại máy bay ném bom H-6J để ứng phó tình hình Biển Đông

Hệ thống này cho phép giáng đòn tấn công quy mô vào cơ sở hạ tầng và các trung tâm điều khiển của đối phương bằng cách sử dụng vũ khí phi hạt nhân có độ chính xác cao, bẻ gẫy sự kháng cự của kẻ thù hoặc gây tổn thất đáng kể mà không cần dùng đến vũ khí hạt nhân. Đây là một trong những thành tố và thang bậc quan trọng trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các cường quốc và là công cụ đắc dụng để can thiệp vào cuộc xung đột cục bộ.

Khác với tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược cũng có thể được sử dụng cả trong hệ thống răn đe phi hạt nhân chiến lược và phi hạt nhân chiến lược. Bởi vậy loại trang bị này có đặc tính linh hoạt độc đáo nhất.

Máy bay ném bom tàng hình khó nhận biết sẽ có thể lặng lẽ vượt qua lãnh thổ của những nước có hệ thống phòng không cũ kỹ và yếu kém rồi bình tĩnh hành động trên không gian biển, cho phép nhanh chóng giáng đòn tấn công vào bất cứ điểm nào trên thế giới trong khoảng thời gian khá ngắn ngủi. Cơ chế tấn công với sự trợ giúp của máy bay ném bom này sẽ tốn phí thấp hơn nhiều so với khi dùng lực lượng hạm đội.

Thêm nữa, tính đến kích thước bao la của lãnh thổ Nga thì máy bay ném bom rõ ràng là phương tiện độc đáo để phản ứng cấp thời với mọi sự bất ổn phát sinh trên biên giới quốc gia. Hành động từ các căn cứ thường trực của mình, máy bay ném bom chỉ  trong khoảng thời gian ấn định kịp giáng đòn tấn công xuống bất kỳ điểm nào dọc theo vành đai biên giới, không chỉ của Nga, mà còn cả biên giới của các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Thảo luận