Liên minh quân sự với Hoa Kỳ không phải bao giờ cũng tốt đẹp

Chủ nhật vừa qua, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Hợp tác và An ninh tương hỗ. Hiệp ước này có tốt đến mức để Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thực hiện nghi thức đập rượu sake?
Sputnik

Thỏa thuận với Hoa Kỳ đã giúp Nhật Bản như thế nào

Sau khi ký Hiệp ước an ninh với Nhật Bản vào năm 1960, Hoa Kỳ cam kết bảo vệ đất nước mặt trời mọc khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài, kể cả bằng sức mạnh của vũ khí hạt nhân. Do đó, báo chí thường dùng thành ngữ "Nhật Bản có sự che chở từ chiếc ô hạt nhân của Mỹ”. Ngoài ra, hàng chục ngàn lính Mỹ vẫn đang hiện diện tại các căn cứ quân sự trên các đảo Nhật Bản.

Nhật Bản sẽ trở thành «con mắt thứ sáu» của Hoa Kỳ?

Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản từ bỏ quyền tham chiến, không duy trì quân đội và không phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Chính bởi vậy, việc Hoa Kỳ bắt đầu đóng vai trò người bảo đảm an ninh cho Nhật Bản đã có tầm quan trọng rất lớn. Nhờ đó, vào những năm 1950-1960 thế kỷ trước, người Nhật có thể bình tĩnh không chi tiêu cho quân sự-quốc phòng (mà đây là những khoản chi lớn), mà tập trung vào sự phát triển kinh tế. Đây là một trong những chìa khóa của “phép lạ kinh tế” Nhật Bản!

Công bằng mà nói, dù chính Mỹ đã soạn thảo Hiến pháp cho người Nhật, nhưng Washington không kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện các điều khoản của văn kiện này. Với sự đồng ý ngầm của Hoa Kỳ, Nhật Bản hiện có lực lượng phòng vệ mạnh hơn quân đội của một số quốc gia khác. Điều này cũng là nhờ liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ Trump cho rằng, sự đóng góp của Nhật Bản đối với an ninh chung là chưa đủ. Theo logic này, ông Trump có thể đồng ý với việc Nhật Bản phải có quân đội riêng và giúp Hoa Kỳ trong các chiến dịch quân sự ở nước ngoài. Thủ tướng Shinzo Abe rất muốn để Nhật Bản có quyền sở hữu lực lượng vũ trang bình thường. Vì thế ông có lý do chính đáng để đập rượu sake nhân dịp ký hiệp ước.

Nhật Bản có kế hoạch giao cho Hoa Kỳ hòn đảo mới để diễn tập

Hiệp ước với Mỹ tạo ra vấn đề trong quan hệ với các nước láng giềng

Song, Chính phủ Nhật Bản hiện có nhiều vấn đề với Hiệp ước này. Ở đất nước này có tình cảm chống chiến tranh và chống hạt nhân khá mạnh. Do đó, một bộ phận đáng kể người Nhật không muốn sống dưới "chiếc ô hạt nhân" của Hoa Kỳ. Hàng năm, hàng nghìn người Nhật tham gia các cuộc biểu tình phản đối các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa. Một phần của xã hội Nhật Bản, bao gồm nhiều nghị sĩ, phản đối các bước đi của chính phủ Abe nhằm sửa đổi bản chất hòa bình của Hiến pháp Nhật Bản.

Hoa Kỳ sẽ bố trí thêm một radar phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản

Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ tạo ra những vấn đề lớn cho mối quan hệ của Tokyo với các nước láng giềng gần nhất, chủ yếu là với Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh và Matxcơva đều cho rằng, Liên minh quân sự Nhật-Mỹ là mối đe dọa đối với an ninh của họ.

Tuyên bố Matxcơva về chấm dứt chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật Bản và khôi phục quan hệ láng giềng thân thiện giữa hai nước đã được thông qua ngay trước khi Nhật Bản và Hoa Kỳ ký kết Hiệp ước an ninh vào năm 1956. Trong tài liệu này, Matxcơva hứa sẽ bàn giao cho Nhật Bản hai hòn đảo Nam Kuril sau khi hai nước ký hiệp ước hòa bình chính thức. Nhưng điều này đã không xảy ra bởi vì Nhật Bản ký kết Hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ, tức là đã trở thành đồng minh của kẻ thù truyền kiếp của Liên Xô. Và hôm nay, ban lãnh đạo Liên bang Nga lo ngại rằng nếu các hòn đảo được bàn giao cho Nhật Bản, thì quân đội Mỹ sẽ ngay lập tức hiện diện ở đó. Vì vậy, chừng nào thỏa thuận an ninh vẫn có hiệu lực, Tokyo không có cơ hội nhận được những hòn đảo Nam Kuril.

Thảo luận