Tác giả chú ý vào các cuộc thảo luận trên phương tiện truyền thông Nhật Bản về các lựa chọn gia nhập vào liên minh trinh sát tình báo "Năm con mắt". Nhà Trung quốc học người Nga, Phó Viện trưởng Viện các nước Á, Phi của Đại học quốc gia Moskva Andrei Karneev, bình luận với Sputnik xung quanh vấn đề này.
Bắt đầu từ năm 2018, các cơ quan tình báo trong liên minh "Năm con mắt" (gồm có Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, New Zealand) đã tăng cường hợp tác về chủ đề Trung Quốc và tổ chức các cuộc đàm phán với các nước khác trong đó có Nhật Bản về cuộc chiến chống lại Trung Quốc. Năm quốc gia trên cũng đang tích cực đối đầu với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao. Giới chức Mỹ, Úc, New Zealand và Vương quốc Anh đề cập đến mối đe dọa an ninh, đã cấm mua thiết bị Huawei cho các mạng truyền thông di động thế hệ thứ năm mới nhất (5G). Canada, trước đây đã lên kế hoạch cho sự tham gia của Trung Quốc vào việc hiện đại hóa mạng viễn thông, theo yêu cầu của Mỹ đã bắt giữ con gái của người sáng lập Huawei và giám đốc tài chính của công ty Meng Wanzhou.
Như vậy rõ ràng có mối liên hệ chặt chẽ giữa cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp và địa chính trị. Nguồn gốc mối lo ngại từ phương Tây là sự trỗi dậy toàn cầu của Trung Quốc, và sẽ không quan trọng nếu chỉ nói về thành công của các công ty Trung Quốc trên thị trường thế giới, hoặc về sự phát triển của ngành công nghiệp quân sự, xây dựng một hạm đội đại dương hùng mạnh hay chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc. Tất nhiên, nằm ở trung tâm cuộc đối đầu giữa phương Tây và Trung Quốc là Hoa Kỳ — quốc gia thống trị thế giới bằng tiềm năng kinh tế và quân sự, nhưng vị trí của họ bị đe dọa nhiều nhất trướci sự tăng trưởng của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao gần đây chúng ta đã thấy Washington cố gắng kết nối các đồng minh của mình với chính sách kiềm chế Trung Quốc. Điều này cũng áp dụng với Nhật Bản. Đặc biệt là những nỗ lực như vậy đã được tăng cường dưới thời tổng thống Trump, người cho rằng chỉ bằng những áp lực liên tục lên Trung Quốc mới có thể buộc Bắc Kinh nhượng bộ trước người Mỹ. Sự tham gia của Nhật Bản, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, vào Liên minh «Năm con mắt" nhìn từ quan điểm này có vẻ khá logic.
Tuy nhiên, trong bài viết của mình, Yang Yucai đã đặt ra những câu hỏi đại loại như — Nhật Bản có lợi gì và việc tham gia Liên minh «Năm con mắt" có bao nhiêu phần là vì lợi ích quốc gia. Chúng ta có thể đồng ý với kết luận của chuyên gia quân sự Trung Quốc rằng có những rủi ro chính trị đang chờ đợi Nhật Bản ở đây. Theo chúng tôi, ở đây rủi ro lớn nhất là làm hỏng mối quan hệ với các quốc gia khác, không chỉ với Trung Quốc, mà còn với Nga. Gần đây, các chính trị gia phương Tây đang ngày càng coi Nga cùng với Trung Quốc là một thế lực đe dọa sự thống trị của phương Tây. Ngoài ra rõ ràng là người Mỹ đang cố gắng lôi kéo các quốc gia khác vào trò chơi của họ, không thực sự quan tâm đến lợi ích riêng của các đồng minh. Mặc dù ông Trump thể hiện sự sẵn sàng giải quyết tất cả các vấn đề của thế giới — từ thương mại toàn cầu đến Bán đảo Triều Tiên —, thì Mỹ cũng đang cố gắng tập hợp một liên minh không chính thức để đối đầu với Bắc Kinh, và thậm chí cả những cơ chế cũ như liên minh tình báo «Năm con mắt" hình thành từ thời Chiến tranh Lạnh cũng được đem ra sử dụng.