Tại sao Trung Quốc không còn cần đến nhiều dầu thô

Vào tháng 1, nhu cầu dầu mỏ ở Trung Quốc đã giảm ba triệu thùng mỗi ngày, tương đương 20% tổng lượng tiêu thụ. Các thị trường toàn cầu rất nhạy cảm với tình trạng này bởi vì Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất.
Sputnik

Các nước OPEC và Ủy ban kỹ thuật chung không phải OPEC (JTC) đã chốt lịch họp vào ngày 4 - 5/2, thay cho lịch định kỳ vốn sẽ diễn ra vào 5 - 6/3 tại Vienna, để thảo luận về các biện pháp nhằm tiếp tục giảm sản lượng dầu để duy trì mức giá hiện nay. Và các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang phải lưu trữ xăng và nhiên liệu cho động cơ phản lực do không thể bán được và có thể sớm đạt đến giới hạn lưu trữ trong bối cảnh hiện tại.

Dầu Iran tới Trung Quốc, né lệnh trừng phạt của Mỹ

Năm 2016, Trung Quốc vượt qua Mỹ và trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới kể từ năm 2016, do đó, bất kỳ thay đổi nào với tiêu dùng của Trung Quốc đều có thể tác động mạnh đến thị trường năng lượng toàn cầu. Quốc gia này tiêu thụ khoảng 14 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với tổng nhu cầu tiêu thụ của Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại. Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng nhu cầu về dầu, đã tăng khối lượng sản xuất trong năm ngoái. Vào mùa hè năm 2019, Bloomberg Intelligence đã dự đoán rằng, công suất của các nhà máy lọc dầu tư nhân ở Trung Quốc từ năm 2019 đến 2021 sẽ tăng thêm 1,52 triệu thùng mỗi ngày. Các thị trường rất phấn khởi với thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn I đạt được trước thềm Năm mới. Rốt cuộc, cuộc chiến thương mại là một yếu tố cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, và ngay sau khi thấy triển vọng tỏa sáng, các dự báo về nhu cầu dầu cũng trở nên lạc quan. Vào cuối tháng 12, giá dầu thô Brent đã tăng 22,7%.

Thế gian còn lại bao nhiêu dầu và khi nào cạn hết

Tuy nhiên, hiện nay giá dầu đã giảm. Các nhà máy lọc dầu, cả tư nhân và nhà nước, không thể bán được dự trữ cũ. Theo Bloomberg, vào tháng Hai, Tập đoàn dầu khí lớn nhất Trung Quốc Sinopec đã cắt giảm 13-15% sản lượng tinh chế tại các nhà máy của tập đoàn. Và 18 nhà máy lọc dầu độc lập sẽ giảm sản lượng hoặc sẽ đình chỉ hoàn toàn hoạt động do đạt đến giới hạn lưu trữ. Theo JLC Network Technology, tuần qua, hoạt động của các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc đã giảm 15%.

Nguyên nhân chính làm cho nhu cầu dầu giảm tạm thời là sự bùng phát của coronavirus ở Trung Quốc. Người dân Vũ Hán và một số thành phố nơi số người bị nhiễm bệnh tăng vọt bị cấm ra khỏi khu vực do các biện pháp kiểm dịch, các chuyến tàu và chuyến bay từ đây đều bị ngưng. Tuần trước, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã báo cáo rằng, số chuyến đi trong nước từ ngày 10 đến ngày 30 tháng 1 đã giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, tại nhiều thành phố, đặc biệt là tỉnh Hồ Bắc, các cửa hàng, quán cà phê, nhà hàng đều bị đóng cửa, sản xuất bị đình chỉ. Các doanh nghiệp ở nhiều thành phố, bao gồm cả Bắc Kinh, đã kéo dài kỳ nghỉ Tết đến 10 tháng 2. Tất nhiên, các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona đã ảnh hưởng đến lưu lượng hành khách, nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá đang giảm. Hoạt động kinh doanh đã giảm, do đó mức tiêu thụ nhiên liệu cũng giảm. Nhưng, có cả nhiều nguyên nhân cơ bản hơn, - chuyên gia Huang Xiaoyong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Năng lượng Quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá tác động của coronavirus đối với nền kinh tế
“Đây là do tình hình hiện tại trong nền kinh tế Trung Quốc. Rõ ràng, coronavirus đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc: đến tất cả các kế hoạch và chương trình. Ngoài ra, Trung Quốc đang dần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, điều chỉnh các ngành công nghiệp từng là nơi tiêu thụ dầu lớn nhất. Đồng thời, toàn bộ ngành năng lượng cũng đang trải qua những thay đổi: các nguồn năng lượng mới đang phát triển, mức tiêu thụ khí gas đang tăng lên mỗi ngày. Điều đó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ. Tất cả các nguyên nhân này đã gây ra tình trạng hiện tại. Tôi cho rằng, sau khi Trung Quốc giành được chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống dịch bệnh, vào nửa cuối năm nay, tình hình sẽ bình thường hóa. Nhưng đồng thời, một số thay đổi có thể xảy ra theo thời gian".

Chuyên gia lưu ý rằng, Trung Quốc vẫn có tiềm năng tăng trưởng kinh tế. Theo một số dự báo, dịch bệnh coronavirus có thể đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc trong quý đầu năm nay, nhưng, trong tương lai, sự  tăng trưởng sẽ tăng tốc trở lại và trở về mức 5,5 - 6%.

Tuy nhiên, mặc dù mức tiêu thụ dầu mỏ có thể phục hồi, nhưng về lâu dài, vẫn có xu hướng giảm tiêu thụ. Chính phủ Trung Quốc đang theo đuổi chính sách chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch. Vào cuối năm 2018, nhu cầu về khí nhập khẩu đã tăng một phần ba. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, năm 2018, nước này đã mua được 124,75 tỷ mét khối khí đốt. Nga giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc về năng lượng sạch. Vào tháng 12, Nga đã khánh thành đường ống dẫn khí đốt "Sức mạnh Siberia". Thông qua đường ống này, Trung Quốc có thể nhận tới 30 mét khối khí đốt mỗi năm. Ngoài ra, năm ngoái, Cơ quan Năng lượng Nhà nước Trung Quốc tuyên bố, nước này sẽ đầu tư 2,5 nghìn tỷ nhân dân tệ cho năng lượng tái tạo trước năm 2020, chủ yếu để phát triển các nhà máy điện gió và thủy điện, sản xuất năng lượng mặt trời, cũng như xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.

Thảo luận