Chưa kịp sợ hãi: những loại bom đạn không dành cho đối phương cơ hội nào

Kim loại cường độ cao, vật liệu tự cháy độc hại, và sức nổ mạnh mẽ - quân đội hiện đại có trong tay nhiều loại bom đạn khác nhau, có nguyên tắc hoạt động khác biệt rất nhiều với đạn chì thông thường, vật liệu nổ, hay bom thả từ trên không. Một số loại bị cấm trong các công ước quốc tế. Về các mẫu đạn dược bất thường - theo tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Đám mây mảnh đạn

Vào giữa những năm 1990, người Anh đã phát triển loại đạn đặc biệt FRAG-12 dành cho vũ khí nòng trơn. Chúng là một ống bọc polyetylen cỡ 12, trong đó thậm chí không phải viên đạn, mà là một vỏ siêu nhỏ chứa đầy chất nổ. Mục đích chính của FRAG-12 để tiêu diệt các phương tiện bọc thép hạng nhẹ, phá cánh cửa kim loại, tiêu diệt các mục tiêu phía sau chướng ngại vật và tác động tâm lý lên kẻ địch. 

Luôn luôn ở bên mình. Những khẩu súng ngắn tốt nhất của thế kỷ XX

Nguyên lý hoạt động của FRAG-12 phần nào gợi nhớ đến vũ khí chống tăng phản lực. Để ổn định hơn khi bay, viên đạn được trang bị bốn cánh nhỏ trên thân. Đầu nổ được kích hoạt ở khoảng cách vài mét so với mục tiêu, khi va chạm sẽ kích nổ.

Có ba loại đạn FRAG-12: đầu đạn phá có chất nổ, nổ mảnh và đầu đạn nổ xuyên giáp (xuyên vỏ thép có độ dày gần 13 mm). Tất cả đều gây ra tổn thất đáng kể cho kẻ địch khi phá vỡ áo chống đạn và kính bọc thép. Ví dụ, nếu bắn phá các cửa sổ bằng đạn như vậy, thì căn phòng phía sau  sẽ chứa đầy hàng ngàn mảnh vỡ trong giây lát. Tầm bắn - khoảng 200 mét. 

FRAG-12 có thể được sử dụng trong hầu hết mọi loại súng nòng đơn, tuy nhiên, FRAG-12 hiệu quả nhất khi kết hợp với súng tự động AA-12 (Auto Assault-12 của Công ty Mỹ Military Police System). Do tốc độ và sức chứa của hộp đạn, xung quanh mục tiêu xuất hiện đám mây mảnh đạn chết chóc. Đạn FRAG-12 không được bán tự do ngoài thị trường - chúng được cung cấp độc quyền cho quân đội và các lực lượng đặc biệt. Nhưng "súng săn" AA-12 cũng không đặc biệt phổ biến trong quân đội NATO

Chưa kịp sợ hãi: những loại bom đạn không dành cho đối phương cơ hội nào

"Viên đạn bạc" dành cho xe tăng

Vào những năm 1970, các kỹ sư Mỹ phát triển một loại đạn đặc biệt cho xe tăng Abrams, mà theo Lầu Năm Góc, không đủ hỏa lực và sức mạnh để chống lại các xe bọc thép hạng nặng Liên Xô. Sau đó, loại đạn pháo tương tự, nhưng có cỡ 30 mm, được chuyển cho không quân  Hoa Kỳ, trang bị trên máy bay cường kích A-10 Thunderbolt

Chưa kịp sợ hãi: những loại bom đạn không dành cho đối phương cơ hội nào

Lõi xuyên giáp được làm bằng uranium nghèo. Mật độ vật chất cao gấp 2,5 lần mật độ của thép. Đánh trúng mục tiêu, một viên đạn như vậy không bị biến dạng như thép. Do đó thậm chí từ khoảng cách 2000 mét, đạn có thể xuyên qua lớp giáp dày hơn 700 mm. Ngoài ra uranium có khả năng bắt lửa cao khi các hạt nhỏ tiếp xúc với không khí. Do đó khi bắn thủng sườn xe tăng, đạn gây ra một đám cháy ở bên trong.

Không có cách gì chống lại "phế liệu". Đạn pháo xuyên giáp nguy hiểm như thế nào?

Ngày nay đạn uranium "các cỡ" nằm trong kho vũ khí của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Nga. Nhưng trong điều kiện thực chiến, chúng mới chỉ được các lực lượng vũ trang NATO sử dụng rộng rãi. Lính tăng Mỹ đã sử dụng loại đạn như vậy ở Iraq, Libya, Syria. Và trong vụ ném bom Nam Tư năm 1999, hàng tấn đạn pháo 30 mm với nhân uranium đã được sử dụng, và do đó các vùng lãnh thổ rộng lớn nước này đã bị nhiễm xạ, vì ngay cả Uranium nghèo vẫn còn chứa phóng xạ bên trong. Về mặt này, lõi vonfram là một thay thế cho lõi uranium. Nhưng chúng đắt hơn và khó sản xuất hơn nhiều. 

Chưa kịp sợ hãi: những loại bom đạn không dành cho đối phương cơ hội nào

Sự thay đổi chết người về nhiệt độ và áp suất

Đạn "nhiệt áp", hay còn được gọi là thermobaric, được sử dụng rộng rãi trong nhiều quân đội trên thế giới. Các ví dụ nổi tiếng và hiệu quả nhất về các thiết bị quân sự bắn đạn pháo như vậy bao gồm các hệ thống hỏa lực hạng nặng của Nga - "Buratino” và "Solntsepek". 

Chưa kịp sợ hãi: những loại bom đạn không dành cho đối phương cơ hội nào

Các yếu tố gây tổn hại chính của đạn "nhiệt áp” là nhiệt độ cao và giảm nhanh áp suất. Khi tiếp cận mục tiêu, đạn được kích nổ bằng một đầu đạn nhỏ và phun ra chất dễ cháy trên diện tích vài nghìn mét vuông. Vài giây sau, đám mây này bị kích nổ bằng một kíp nổ thứ hai. Nhiệt độ cao được tạo ra, và áp suất trong khu vực nổ trước tiên gia tăng và sau đó giảm xuống rất nhanh.

Đạn Thermobaric thích hợp cho việc phá hủy các hào, hầm ngầm và cứ điểm. Chúng đã được sử dụng nhiều lần trong các cuộc xung đột địa phương những năm gần đây, bao gồm cả ở Syria. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng loại đạn này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Trong mưa lớn, tuyết hoặc gió, đám mây chất cháy phun ra kém hơn nhiều, và theo đó ảnh hưởng đến hiệu suất.

"Ngọn lửa khủng khiếp” của phốt pho trắng

Một phát minh khác thường của các kỹ sư quân sự là đầu đạn với phốt pho trắng tự bốc cháy, được sử dụng trong Thế chiến thế giới thứ nhất. 

Liên minh sử dụng phốt pho trắng tấn công Deir-ez-Zor

Phốt pho trắng tự bốc cháy ở nhiệt độ 30 độ. Nhiệt độ trong quá trình đốt cháy lên tới 1200 độ, và sinh ra một lượng lớn khói độc. Khi tiếp xúc với oxy, có thể bốc cháy ngay cả trong nước. Và nó cháy cho đến khi tất cả oxy hoặc phốt pho bị đốt hết. (Dập tắt đám cháy phốt pho trắng cần nhiều nước, dung dịch đồng sunfat (vitriol, CuSO4), sau đó lấp đầy bằng cát ướt.)

Do tính chất cháy và hậu quả khủng khiếp, việc sử dụng bom đạn phốt pho trắng đã bị cấm. Tuy nhiên không phải tất cả đều tuân thủ. Hoa Kỳ đã sử dụng phốt pho trắng ở Việt Nam, thậm chí còn hiện đại hóa loại vũ khí này. Các trường hợp tương đối gần đây về việc sử dụng đạn phốt pho của quân đội Hoa Kỳ và một số quốc gia khác cũng được biết đến. 

Chưa kịp sợ hãi: những loại bom đạn không dành cho đối phương cơ hội nào
Hoa «chì»

Loại đạn phá đầu tiên bắt đầu được sử dụng từ cuối thế kỷ XIX. Khi đó, những người lính chỉ đơn giản là làm các vết rạch hình chữ thập ở đầu viên đạn. Đánh trúng mục tiêu, một viên đạn như vậy làm biến dạng vết thương và gây ra nhiều thiệt hại hơn bình thường.

Hiệu quả của đạn "hoa nở" đạt được theo những cách khác. Ví dụ không làm lớp vỏ cứng — đầu chì mềm bị nghiền nát trong cơ thể nạn nhân, tăng đường kính vết thương. Hoặc trong viên đạn tạo ra các vạch rỗng nhồi nhựa, đóng vai trò của một cái nêm, nở ra từ bên trong. 

Chưa kịp sợ hãi: những loại bom đạn không dành cho đối phương cơ hội nào
 

Đạn phá có một nhược điểm đáng kể - khả năng xuyên thấu thấp, thực tế vô dụng đối với áo chống đạn hoặc nơi trú ẩn. Đạn đạn cổ điển có hiệu quả hơn nhiều.

Tuy nhiên, sau vài năm sử dụng rộng rãi, đạn "hoa” đã bị cấm trong các cuộc xung đột vũ trang vì lý do nhân đạo. Ngày nay chúng chỉ được các thợ săn thú lớn, cảnh sát hoặc các đơn vị đặc biệt, sử dụng. Trong những trường hợp yêu cầu hiệu ứng tiêu diệt ngay.

Thảo luận