Đất nước thiếu sức lao động, kể cả trong lĩnh vực xây dựng và trong ngành dịch vụ. Một năm trôi qua và trong số 47.500 hạn ngạch được chính quyền dành cho nhân công nước ngoài thì chỉ có cả thảy 1.650 người đã đến nhận việc. Tại sao lại thế?
Chủ nghĩa sô-vanh thông thường
Khi tìm hiểu xác minh lý do tại sao người nước ngoài không muốn đến đất nước Mặt trời mọc, các nhà báo và chuyên gia xã hội học Nhật Bản đi đến kết luận rằng cộng đồng xã hội ở nước này có thái độ không mấy thân thiện với người nước ngoài.
30% những người nước ngoài đang làm việc tại đất nước này tham gia cuộc khảo sát cho biết rằng họ thường bị là đối tượng hứng chịu những lời nhận xét xúc phạm từ phía người Nhật. 40% số người được hỏi đã vấp phải sự từ chối có tính phân biệt dân tộc khi cố gắng thuê nhà. Những dữ liệu này mâu thuẫn với lập trường chính thống của giới cầm quyền Nhật Bản, cho rằng trong nước không hề có chuyện kỳ thị phân biệt chủng tộc.
Nhưng nếu nhìn lại lịch sử quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng, thì sẽ thấy sự thật về thái độ vô nhân đạo của quân phiệt Nhật Bản đối với người Trung Quốc và Triều Tiên bị chiếm đóng. Năm 1923, sau khi xảy ra trận động đất lớn ở Nhật Bản, tâm thế phân biệt kỳ thị đã dẫn đến vụ thảm sát hàng loạt người Triều Tiên sống trên các hòn đảo thuộc Nhật Bản. Đại diện của hai dân tộc này - người Triều Tiên và người Trung Quốc, thường trú tại Nhật Bản - cả ngày nay cũng vẫn phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc từ phía người Nhật.
Thái độ khinh miệt, kiêu ngạo của người Nhật thể hiện đặc biệt với những người có làn da sẫm, - các chuyên gia xã hội học nhận xét. Niềm tin vào tính ưu việt thượng đẳng vượt trội của dân tộc mình so với tất cả các sắc dân khác thẩm thấu sâu xa bám chắc trong tâm trí hầu hết người Nhật. Từ lâu các quan sát viên nước ngoài đã chú ý đến điểm này. Năm 2006, trong báo cáo đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã ghi nhận rằng ở Nhật Bản phổ biến “tình trạng phân biệt đối xử sâu sắc”.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ngóc đầu dậy
Bệnh dịch coronavirus đã làm nổi bật hiện diện tình cảm phân biệt chủng tộc ở hầu như khắp thế giới. Thực tế là căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm xuất phát từ một địa phương Trung Quốc đã gây ra làn sóng từ chối toàn bộ người Trung Quốc ở những nước khác nhau. Ví dụ, ở các nước châu Âu, như ở Pháp chẳng hạn, dân sở tại bắt đầu tránh các nhà hàng châu Á, kể cả những nơi có người Việt Nam làm việc chứ không chỉ người Hoa - đối với những cá nhân phân biệt chủng tộc thì tất cả dân châu Á đều cùng một khuôn mặt. Ở các nước khác, một số “cái đầu nóng” đã ra sức hô hào cấm nhập khẩu các hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, thậm chí chẳng cần bận tâm tìm hiểu xem liệu bệnh nhiễm trùng có lan truyền qua các mặt hàng này không.
Điều không ai tranh cãi là các Nhà nước cần thực hiện biện pháp kịp thời phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe cho công dân nước mình. Nhưng bên cạnh đó các Chính phủ cũng phải có trách nhiệm tương tự trong việc chăm lo “sức khỏe đạo đức” của quốc gia, ngăn chặn lây lan tình cảm và hành động sặc mùi kỳ thị dân tộc chủ nghĩa.
Trong báo chí Nhật Bản công bố những đề xuất ban hành biện pháp lập pháp nhằm kiềm chế chủ nghĩa sô-vanh, ví dụ, trừng phạt phân biệt đối xử trong khuôn khổ các tập thể lao động. Tuy nhiên, bản thân vấn đề có cội rễ sâu hơn nhiều, và đòi hỏi phạm vi bao trùm giao lưu rộng hơn của con người, kể cả giao lưu giữa các dân tộc. Để có sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau của các dân tộc, cùng với những thứ khác, cần có tương tác tích cực cả về văn hóa, khoa học, trong các lĩnh vực nổi bật đặc điểm giá trị của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.