Liệu ông Trump có thay đổi quan điểm về Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không muốn cấm các công ty Mỹ làm ăn và bán các sản phẩm công nghệ cao cho Trung Quốc, bao gồm cả chip điện tử hay động cơ máy bay.
Sputnik

Trước đó, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin chính quyền Trump đang xem xét việc cấm xuất khẩu động cơ máy bay do General Electric liên doanh với Safran (Pháp) sản xuất sang Trung Quốc.

Trump nói ông không có ý định hạn chế thương mại dưới lý do an ninh quốc gia.

Ông Pompeo gọi các công ty công nghệ là "con ngựa thành Troia" của Trung Quốc

Người ta có cảm giác quan điểm các bộ ngành Mỹ và thậm chí các quan chức trong chính quyền Nhà Trắng không đồng bộ. Một mặt Bộ Thương mại Hoa Kỳ đề xuất thắt chặt các tiêu chí với giấy phép xuất khẩu đặc biệt cho các công ty công nghệ cao của Mỹ bán các sản phẩm, ví dụ như vi mạch, cho Trung Quốc. Hiện giờ các công ty Mỹ có thể tự do bán các sản phẩm nếu tỷ lệ linh kiện được sản xuất tại Mỹ không vượt quá 25%. Bộ Thương mại đề nghị giảm ngưỡng xuống 10%, thắt chặt kiểm soát xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao. WSJ cho biết có thể không gia hạn giấy phép cung cấp động cơ phản lực GE LEAP 1C, được lắp trên máy bay Comac C919 thân hẹp của Trung Quốc, dẫn các nguồn tin trong chính quyền Trump. Tuy nhiên, chính tổng thống Trump, như thể bất ngờ biết về điều này, đã ngay lập tức ra lệnh «làm cho nước Mỹ thuận tiện cho việc kinh doanh» và không sử dụng lý do về các «mối đe dọa an ninh quốc gia» cho những hạn chế không chính đáng đối với kinh doanh.

Trump: Các công ty Mỹ phải rời khỏi Trung Quốc và trở lại sản xuất ở Mỹ

Thật tò mò khi biết rằng cuộc đối đầu công nghệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được Trump tung ra dưới cái cớ an ninh quốc gia. Trump nói: Huawei không nên được phép vào thị trường Mỹ, vì thiết bị Trung Quốc mang các mối đe dọa phần mềm gián điệp. Bộ Thương mại đưa Huawei vào danh sách đen, cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện cho Huawei (lệnh cấm vẫn chưa có hiệu lực). Tất cả các hạn chế đối với việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao - dù là chip hay động cơ máy bay - đều được thúc đẩy bằng nhu cầu bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ. Dường như Trung Quốc nhận được sản phẩm công nghệ, dùng kỹ thuật đảo ngược tháo tung ra nghiên cứu và sau đó, chỉ cần áp dụng các giải pháp của người khác vào sản xuất của chính mình, mà không phải chi tiêu lớn cho nghiên cứu và phát triển, nhận được lợi thế cạnh tranh không công bằng, vượt qua các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ.

Liệu có phải thái độ của Trump đối với Trung Quốc đã thay đổi? Viện trưởng Viện Toàn cầu hóa và Hiện đại hóa Trung Quốc tại Đại học Kinh tế và Thương mại Trung Quốc Wang Zhimin tin rằng Trump vẫn muốn kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc bằng tất cả sức mạnh của mình. Tuy nhiên, ông cũng không thể không tính đến lợi ích của đất nước mình. Trong khi đó, sự cạnh tranh giữa hai siêu cường gây hại nhiều hơn lợi và Trump hiểu rõ điều này.

Hoa Kỳ thừa nhận sự tụt hậu so với Trung Quốc về công nghệ 5G
«Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã diễn ra trong một thời gian dài, cả hai bên đều chịu thiệt hại đáng kể. Ví dụ, nếu Trump cấm cung cấp động cơ máy bay cho Trung Quốc, điều này sẽ không chỉ có tác động tiêu cực đối với Trung Quốc, mà còn đối với Hoa Kỳ. Có lẽ thiệt hại cho nước Mỹ thậm chí còn nghiêm trọng hơn, vì Trung Quốc sẽ trả đũa. Họ có thể mua động cơ từ các nhà sản xuất khác, hoặc phát triển sản phẩm của riêng mình. Trung Quốc cũng có thể cắt giảm mua máy bay Boeing. Ngoài ra, Hoa Kỳ chỉ cung cấp động cơ cho Trung Quốc, thay vì công nghệ sản xuất. Và các công ty Mỹ kiếm được lợi nhuận từ việc cung cấp động cơ của họ. Vì vậy, mặc dù Trump tìm cách kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, tuy nhiên ông không thể làm gì ngoài việc tính đến lợi ích của đất nước mình nói chung. Ngay cả Mike Pence, người không có nhiều tình yêu với Trung Quốc, cũng nói rất khó thực hiện một «vụ ly hôn» giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nếu hai nước bị «cắm sừng», thiệt hại từ mâu thuẫn lẫn nhau sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với lợi ích tiềm năng».

Ví dụ về động cơ máy bay chứng minh rõ rằng việc chấm dứt hợp tác với Trung Quốc sẽ làm tổn thương mối quan hệ hai bên. Động cơ LEAP 1C — sản phẩm ưu tiên dùng cho Comac C919, cạnh tranh với Boeing 737 MAX và Airbus 320 neo. Ưu điểm của máy bay Trung Quốc là giá cả, dự kiến sẽ thấp hơn một phần ba so với Boeing và Airbus. Tuy nhiên, để trở nên cạnh tranh, máy bay mới phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về hiệu quả nhiên liệu và giờ bay, trong đó động cơ đóng một vai trò quan trọng. GE đã phát triển công nghệ, động cơ hiện đại, kinh tế và đáng tin cậy. Các nhà chế tạo động cơ Trung Quốc cũng có kế hoạch thử nghiệm động cơ của riêng mình vào năm 2022. Nhưng ngay cả khi mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch,cần phải ba năm nữa mới nhận được chứng chỉ. Hơn nữa, việc hoàn thiện một động cơ máy bay được phát triển từ đầu là dài hạn và tốn kém. Vì vậy, nếu không có động cơ nước ngoài, máy bay C919 Trung Quốc sẽ bắt đầu được vận hành muộn hơn nhiều.

Lệnh cấm cung cấp cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho các công ty GE và Safran. Trang web của nhà sản xuất động cơ cho biết tổng cộng Trung Quốc đã đặt hàng hơn 5000 động cơ từ họ, với 1000 chiếc LEAP 1C cho máy bay C919 (GE và Safran cũng sản xuất động cơ cho Boeing và Airbus). Như vậy do lệnh cấm, công ty có thể mất 1/5 doanh thu tại thị trường Trung Quốc. Nhận xét về kỹ thuật đảo ngược trong các sản phẩm của họ, đại diện công ty lưu ý rằng, trước tiên, sao chép một động cơ máy bay không phải là việc dễ dàng - bởi vì ngoài các tính năng thiết kế, điều quan trọng là phải thiết lập việc sản xuất các vật liệu cần thiết.

Trung Quốc vẫn là thị trường ưu tiên đối với giới kinh doanh Mỹ

Ngoài ra, như GE và Safran chỉ ra, sản phẩm của họ đã được cung cấp cho thị trường Trung Quốc bằng cách này hay cách khác trong nhiều năm qua, vì vậy nếu Trung Quốc muốn, họ đã bắt đầu sao chép từ lâu. Máy bay sử dụng động cơ GE và Safran được vận hành trên toàn thế giới. Do đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa, đơn giản là không thể kiểm soát sự phát triển công nghệ của các quốc gia khác. Tất cả những gì bạn có thể làm là mất doanh thu bán hàng, Wang Zhimin nói.

Lập luận chính của các công ty công nghệ, vốn không hài lòng với sự bế tắc thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, là nếu cấm cung cấp sản phẩm Mỹ cho thị trường Trung Quốc, họ sẽ có thể mua sản phẩm tương tự ở các nước khác. Đổi lại, các công ty Mỹ suy giảm doanh thu, có nghĩa là họ sẽ có ít tiền hơn cho nghiên cứu và phát triển. Cuối cùng, như đại diện của Intel, Dell, Nvidia và các công ty công nghệ khác lưu ý, đơn giản là họ sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh.

Có lẽ ông Trump cuối cùng đã nhận ra điều này, và quyết định làm chậm lại với lệnh cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Phát triển kinh tế là một vấn đề quan trọng đối với tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới. Có rất nhiều diều hâu chống Trung Quốc, cả trong đảng Cộng hòa và Dân chủ. Hiện giờ tổng thống đương nhiệm cần các chủ đề mới mà ông có thể thu hút sự chú ý của cử tri.

Thảo luận