Hoa Kỳ thừa nhận sự tụt hậu so với Trung Quốc về công nghệ 5G

© Depositphotos.com / NirutdpsHình ảnh của một thành phố thông minh sử dụng hệ thống mạng 5G
Hình ảnh của một thành phố thông minh sử dụng hệ thống mạng 5G - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ cần phải hợp tác với giới công nghệ từ các quốc gia thân thiện để chống lại mối đe dọa từ sự dẫn đầu của Trung Quốc trong công nghệ 5G.

Đề xuất này được Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr đưa ra. Ông thừa nhận khoảng cách trong công nghệ 5G hiện tại giữa Washington với Bắc Kinh, và kêu gọi nhà nước can thiệp  hỗ trợ các nhà sản xuất EU thân thiện.

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr  - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn mua Nokia và Ericsson để đấu với Huawei
«Thật tuyệt vời khi chúng ta kêu gọi các đối tác của mình không sử dụng thiết bị Huawei. Nhưng họ sẽ dùng thiết bị gì sau đó?», - Ông đặt ra câu hỏi. Theo ông, hiện tại Hoa Kỳ không có nhà sản xuất nào có thể cung cấp toàn bộ các giải pháp cho việc xây dựng mạng viễn thông thế hệ mới. Một số ít đối thủ của Huawei là các công ty châu Âu Ericsson và Nokia.

Tuy nhiên, rất khó để họ cạnh tranh với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc về giá cả. Các doanh nghiệp Trung Quốc Huawei và ZTE cung cấp khoảng 40% tổng số thiết bị viễn thông trên thế giới. Huawei chiếm hơn 30% thị trường tại EU, trong khi ngay trên “sân nhà” thì Ericsson và Nokia chỉ chiếm chưa đến một phần ba thị phần cho mỗi công ty .

Ông Barr cho biết Hoa Kỳ nên mua cổ phần kiểm soát tại Ericsson và Nokia bằng cách trực tiếp hoặc thông qua nhóm các công ty thân thiện từ Mỹ hoặc các quốc gia khác. Theo ông, để cạnh tranh với Huawei, các nhà sản xuất viễn thông châu Âu cần một đòn bẩy tài chính mạnh mẽ, cũng như một thị trường bán hàng rộng lớn. Hoa Kỳ, theo ông Barr, có thể đáp ứng cả hai điều này.

5G - Sputnik Việt Nam
“Chắp cánh” cho kinh tế Việt Nam – chỉ nên xem 5G là điều kiện cần và chưa đủ

Barr không phải là người duy nhất đề nghị hợp tác với Ericsson và Nokia. Trước đó, cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề kinh tế, Larry Cadlow, đã tuyên bố Nhà Trắng lập liên doanh cùng với Ericsson và Nokia, cũng như với các công ty công nghệ Mỹ Microsoft, Dell, AT & T, phát triển phần mềm tiên tiến của riêng mình cho mạng 5G. Theo Cadlow, thách thức ở đây là xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất cho phần mềm 5G, và đây là những tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới. Đồng thời, điều quan trọng là phần mềm được phát triển sẽ hoạt động trên mọi thiết bị.

Hoa Kỳ đã nhiều lần đổ lỗi cho Huawei về việc sử dụng cấp chính phủ và do đó duy trì lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, Washington cáo buộc nhà sản xuất Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với nhà nước và lo ngại Huawei có thể tham gia vào các hoạt động gián điệp. Công ty đã bác bỏ điều đó. Bây giờ Hoa Kỳ nhận ra họ đang thua trong cuộc đua công nghệ, và bắt đầu cũng nghĩ đến sự hỗ trợ của chính phủ, chuyên gia Gong Honglie từ Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, nói với Sputnik

«Hoa Kỳ có truyền thống dựa vào các doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy sự đổi mới phát triển. Nhưng trong trường hợp của 5G, các công ty tư nhân không phải lúc nào cũng có thể dự đoán đúng xu hướng hoặc huy động được các nguồn lực cần thiết. Nhưng ở Trung Quốc, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này, phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Do đó chúng tôi đã vượt lên trước. Washington nhận ra điều này. Và họ hy vọng vào sự can thiệp của nhà nước trong việc phát triển hệ thống 5G. Tôi nghĩ vấn đề này phát sinh ở nhiều cấp độ tương tác giữa hệ thống kinh tế Trung Quốc và Mỹ».

Hệ thống kinh tế và pháp lý của Mỹ, thực sự, đã trở thành một trở ngại cho sự phát triển công nghệ 5G. Ngay cả các mạng di động hiện tại, về chất lượng phủ sóng ở Mỹ cũng không thể so sánh được với Trung Quốc. Khách du lịch đã nhiều lần lưu ý: ở Trung Quốc, vùng phủ sóng 4G ổn định ngay cả ở những khu vực núi cao khó tiếp cận nhất. Còn tại Hoa Kỳ, dọc theo đường cao tốc liên tỉnh, trong các công viên quốc gia, thậm chí ở Grand Canyon nổi tiếng thế giới, thông tin liên lạc di động hoạt động không liên tục.

Khách thăm văn phòng Huawei - Sputnik Việt Nam
Tại sao đồng minh từ chối ủng hộ Hoa Kỳ trong mối quan hệ với các công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc

Tại Hoa Kỳ, hầu hết đất đai và bất động sản đều tập trung vào tay tư nhân. Để xây dựng trạm thu phát sóng và ăng ten, nhà khai thác viễn thông phải thỏa thuận với chủ sở hữu đất hoặc công trình. Đồng thời, nhà nước không thể áp đặt điều kiện, hoặc buộc chủ sở hữu phải cung cấp đất của mình cho cơ sở hạ tầng di động.

Trong trường hợp mạng 5G, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Do Hoa Kỳ cho đến nay chỉ có thể phân bổ tần số siêu cao cho mạng truyền thông thế hệ mới, nên các trạm thu phát phải được lắp đặt gần như cứ mỗi 150-200 m để đảm bảo hoạt động ổn định. Ngoài ra, ở tần số cực cao, tín hiệu không đi qua được các bức tường bê tông. Do đó các trạm phát cũng phải lắp đặt trong các tòa nhà. Trong tình huống như vậy, vấn đề thực tế trở nên không thể giải quyết.

Rõ ràng cần phải thay đổi hệ thống quan hệ sở hữu tư nhân đã được thiết lập trong nhiều thập kỷ, hoặc chọn một phổ tần số khác. Hơn nữa gần như cả thế giới đã chọn băng tần C để phát triển mạng 5G — phổ tần dưới 6 GHz. Vấn đề là trong dải này, cả ở EU và Hoa Kỳ, đều dành cho thông tin liên lạc, các thiết bị quân đội và các dịch vụ đặc biệt. Tại EU, vấn đề được giải quyết một cách đơn giản: họ bắt đầu phân chia dải tần này cho mục đích quân sự và dân sự. Nhưng tại Liên bang Nga chẳng hạn, các nhà khai thác di động đã bị cấm chia sẻ tần số với các dịch vụ đặc biệt cho đến khi thiết bị nội địa độc quyền được sử dụng trong các mạng viễn thông. Rõ ràng Hoa Kỳ cũng gặp phải vấn đề tương tự. Đây có lẽ là lý do tại sao ông Tổng chưởng lý đề xuất việc người Mỹ sở hữu cổ phần kiểm soát  với các nhà sản xuất viễn thông châu Âu để sử dụng dải tần số tối ưu và giải quyết vấn đề phát triển mạng 5G.

Hiện giờ Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 5 đã đưa Huawei vào danh sách đen, cấm các đối tác Mỹ cung cấp phần cứng và phần mềm. Do đó các mẫu điện thoại thông minh mới của Huawei đã bị cắt khỏi cửa hàng ứng dụng Google Play.

Huawei - Sputnik Việt Nam
Huawei tìm thấy ở Châu Âu cách thoát khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ

Tuy nhiên Trung Quốc không ngồi yên, và đang cố gắng đáp trả sự thống trị của công nghệ Mỹ. Bốn công ty Trung Quốc Xiaomi, Huawei, Oppo và Vivo đang hợp tác để tạo ra một nền tảng cho các nhà phát triển bên ngoài Trung Quốc, để tải chương trình xuống tất cả các cửa hàng ứng dụng của họ cùng một lúc, theo tin từ Reuters. Theo các nhà phân tích, một giải pháp như vậy được thiết kế để thách thức sự thống trị của Google Play. Trang web nguyên mẫu sẽ hoạt động tại 9 khu vực thí điểm, bao gồm Nga, Ấn Độ và Indonesia. Như vậy các công ty Trung Quốc muốn thu hút các nhà phát triển ứng dụng trên toàn thế giới. Bởi vì hiện giờ, do tính kinh tế và quy mô, họ chỉ có lợi khi phát triên các sản phẩm dành cho iOS hoặc Android, chứ không phải cho các hệ thống khác.

Trong khi đó, bên trong nội bộ Hoa Kỳ cũng không có một quan điểm thống nhất về việc phải làm gì đối với Trung Quốc. Một nghịch lý là Lầu Năm Góc chống lại hạn chế của Bộ Thương mại về hợp tác của doanh nghiệp Mỹ với đối tác Trung Quốc. Lầu Năm Góc cảnh báo: điều này không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, nhưng sẽ đánh vào các công ty Mỹ, làm họ mất thị trường lớn của Trung Quốc và bỏ lỡ hàng tỷ đô la có thể được đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Sau đó Hoa Kỳ chắc chắn sẽ mất vị thế dẫn đầu nền công nghệ thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала