Thời corona: Khách từ Trung Quốc tìm cách vào Việt Nam qua nước trung gian

Lực lượng kiểm dịch của Việt Nam bắt đầu ghi nhận việc người Trung Quốc đi vòng qua nước thứ ba để vào Việt Nam mong xóa tiền sử đi từ vùng có dịch virus corona.
Sputnik

Xuất hiện khách từ Trung Quốc qua nước trung gian thứ ba vào Việt Nam

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây nên đang diễn biến phức tạp, các chuyến bay từ Trung Quốc về Việt Nam đều phải thực hiện cách ly 14 ngày, tuy nhiên, hiện tượng “bay vòng qua quốc gia trung gian thứ ba” nhập cảnh vào Việt Nam với mong muốn xóa tiền sử dịch tễ đang ngày càng nhiều lên.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 19.2, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho hay, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã phát hiện 4 hành khách từng đến Trung Quốc, có kết quả âm tính với virus corona.

Ngày 17.2, Công an cửa khẩu Nội Bài đã phát hiện 4 hành khách quốc tịch Việt Nam về nước từ Thái Lan trên chuyến bay của Lion Air. Tuy nhiên, trước đó họ từng ở Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Cả 4 hành khách lập tức được đưa về cách ly tại Bệnh viện Công an TP Hà Nội.

Nguy cơ virus corona mới ở Trung Quốc vào Việt Nam: Bộ Y tế kiểm tra sân bay Nội Bài

Đáng chú ý, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội xác nhận, hiện tượng hành khách từ Trung Quốc bay vòng qua nước khác rồi về Việt Nam đang trở nên thường xuyên hơn. Theo đó, những hành khách này lựa chọn hình thức bay lòng vòng để mong có thể tránh được tiền sử đến từ vùng có dịch, không phải thực hiện cách ly theo quy định của Việt Nam.

“Đây là một trong những khó khăn với chúng tôi. Hành khách có thể không ghi trong tờ khai hải quan về việc từng đến Trung Quốc”, Zing dẫn phát biểu của ông Khổng Minh Tuấn cho hay.

Hiện tại, để ngăn chặn tình trạng này, đảm bảo không bỏ lọt hành khách “lách” qua được trường hợp phải cách ly, hải quan cửa khẩu được yêu cầu phải soi kỹ hộ chiếu của hành khách khi nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu trong hộ chiếu có con dấu xuất của hải quan Trung Quốc trong vòng 14 ngày, hành hành khách phải lập tức được cách ly theo dõi tình trạng sức khỏe theo đúng quy định.

Kiểm soát tốt Covid-19, Việt Nam vẫn mở cửa chào đón du thuyền quốc tế

Ngày 19.2, hai du thuyền với hơn 1.300 khách quốc tế đã đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi Quảng Ninh bị Phó Thủ tướng yêu cầu rút kinh nghiệm vì từ chối cho du thuyền Italy Aidavita cập cảnh tuần trước, các cảng ở Việt Nam hiện đã sẵn sàng phương án cho phép các du thuyền quốc tế ghé vào cảng. Theo đó, nhiều đoàn du khách đến từ Mỹ, châu Âu, Thái Lan tiếp tục đổ về Việt Nam.

Thời corona: Khách từ Trung Quốc tìm cách vào Việt Nam qua nước trung gian

Chủ tịch HĐQT Công ty Du Ngoạn Việt Phan Xuân Anh thông tin với báo giới cho hay cơ quan này đã tiến hành đón hai tàu Crystal Symphony chở 900 du khách và thuyền viên, còn Silver Spirit có 400 du khách và thuyền viên.

Lào Cai: 52 người nghi nhiễm COVID-19 được trở về nhà sau 14 ngày cách ly
Các du khách trên hai du thuyền này chủ yếu đến từ châu Âu, Mỹ, trong thời gian ở Việt Nam sẽ tiến hành du ngoạn thưởng lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước hình chữ S.

Được biết, Crystal Symphony sau khi rời cảng Chân Mây sẽ di chuyển vào Đà Nẵng và ở TP.HCM trong 3 ngày, tới 24.2 rời đến nước khác.

Tại TP HCM, du khách sẽ tham quan các điểm đến trong thành phố và đi Tiền Giang thăm chợ nổi Cái Bè. Crystal Symphony từng được bình chọn là một trong 10 du thuyền sang trọng nhất thế giới bởi Hiệp hội du thuyền quốc tế, thuộc hãng tàu Crystal Cruises của Mỹ. Hành trình của tàu chủ yếu tới các điểm đến châu Âu và châu Á như TP HCM, Huế, Singapore và Dubai.

Riêng tàu Silver Spirit, hành khách sau khi tham quan Huế sẽ rời Việt Nam luôn. Ngày 18.2, tàu cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng cho khách tham quan Hội An, Bảo tàng điêu khắc Chăm. Đây là tàu quốc tịch Bahamas, trước đó dừng ở Philippines. Ông Phan Xuân Anh thông tin, tại các cảng, toàn bộ hành khách đều được kiểm tra y tế theo quy định của Việt Nam.

“Trong kế hoạch, đoàn sẽ có một chương trình tiệc đặc biệt trong Hoàng Cung. Phía công ty du lịch và hãng tàu đã chuẩn bị cho chương trình này từ một năm trước nhưng giờ cuối phải hủy vì lo ngại tập trung đông người”, ông Phan Xuân Anh thông tin cho biết.

WHO ghi nhận Việt Nam đã xử lý dịch bệnh COVID-19 rất tốt
Theo giải thích của vị lãnh đạo Công ty Du ngoạn Việt, do ảnh hưởng từ dịch coronavirus, lịch trình các chương trình tham quan của đoàn khách đều phải điều chỉnh cho phù hợp. Đơn cử như, chương trình trong Hoàng Cung thường được tổ chức cho các du thuyền cao cấp, lượng khách không quá đông, nhằm giới thiệu nhã nhạc Cung đình Huế, tái hiện hoạt động trong cung, bên cạnh tiệc tối nhưng cũng phải hủy để tránh tập trung đông người. Ngoài ra, các công ty du lịch phải sắp xếp xe chở khách tham quan.

“Với tàu cao cấp, xe 45 chỗ chỉ chở tối đa 20 người để tạo sự thoải mái nhất khi đi tham quan. Còn trên tàu, nhiều dịch vụ được miễn phí, thay vì thu tiền như các tàu chở hàng nghìn khách khác”, ông Phan Xuân Anh cho hay, đồng thời vị này cũng nhấn mạnh, trong nhiều ngày qua, hàng loạt du thuyền cao cấp đến từ nhiều quốc gia có lịch trình cập cảng ở Việt Nam nhưng đều phải hủy do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây nên.

Theo quy định về phòng tránh dịch viêm phổi do Covid-2019, tất cả các du thuyền từng cập cảng ở Trung Quốc Hồng Kông, Đài Loan sẽ bị từ chối khi tới điểm đến du lịch ở Việt Nam.

Các du thuyền khác vẫn có thể cập cảng để du khách đi tham quan bình thường nếu không có trường hợp khách có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19, bị ho, sốt hoặc trước khi cập cảng ở Việt Nam đã qua giai đoạn 14 ngày…

“Khách du thuyền là dòng khách cao cấp, chi tiêu cao và các hãng tàu thường có kế hoạch trước 1-2 năm nên việc không được cập cảng theo lịch trình ở một vài điểm đến tại Việt Nam thời gian qua sẽ tác động không nhỏ đến kế hoạch trở lại của hãng tàu trong tương lai”, ông Phan Xuân Anh Chủ tịch HĐQT Công ty Du Ngoạn Việt nhấn mạnh.

Dù dịch bệnh đang ở giai đoạn diễn biến phức tạp, tuy nhiên, theo đại diện nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, tuy nhiên, do Việt Nam đang kiểm soát dịch bệnh rất tốt, đồng thời các công ty du lịch đều liên tục thông tin tình hình dịch bệnh đến du khách.

Ông Nguyễn Ngọc Toản, Giám đốc Công ty Images Travel (chuyên thị trường khách châu Âu) chia sẻ với NLĐ cho hay, ước tính hơn 50 tour khách châu Âu, trong đó 80% là khách đến từ Pháp, vẫn tiếp tục đến Việt Nam.

Ngoài ra, ngay trong tháng 2, Images Travel vẫn đón hơn 1.000 khách và theo kế hoạch trong vài tháng tới, khách từ các thị trường châu Âu vẫn khá ổn định.

Công ty TST Tourist cho biết trong tháng 2 và tháng 4, khách từ thị trường Thái Lan của công ty vẫn giữ nguyên kế hoạch du lịch Việt Nam, trong đó điểm đến tập trung là Hà Nội, Hạ Long, Sapa với trên 305 khách.

“Năm 2020 dù rất khó khăn cho ngành lữ hành thế giới nhưng hướng tiếp cận, khai thác thị trường khách mới sẽ là cơ hội nhằm thúc đậy tính chủ động trong phát triển thị trường tour, thu hút du khách đến Việt Nam”, lãnh đạo doanh nghiệp TST Tourist cho biết.

Trong ngày 23 và 24.2, một du thuyền cao cấp của hãng tàu Voyager chở 700 du khách và thuyền viên sẽ cập cảng Hiệp Phước, đưa khách tham quan các điểm đến tại TP. HCM và lân cận.

“Nhiều du thuyền có lịch trình cập cảng ở Hạ Long đã hủy và chưa có lịch quay lại. Nhưng các tàu có lịch trình đến cảng phía Nam vẫn giữ”,  ông Phan Xuân Anh cho biết.

Theo đó, các công ty du lịch chuyên đón khách tàu biển, trong tháng 2, nhiều hãng tàu với 20.000 khách đã không được cập cảng Việt Nam giữa diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Tổng Thư ký ASEAN khen Việt Nam

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM).

Đáng chú ý, Hội nghị lần này dưới sự chủ trì của Việt Nam đã ra Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi phát biểu dành nhiều lời khen cho phía Việt Nam, đồng thời khẳng định, các nhà lãnh đạo ASEAN với sự dẫn dắt của Việt Nam đã ra được một Tuyên bố về ứng phó của ASEAN với dịch bệnh thể hiện sự đoàn kết và sự ủng hộ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh.

Thời corona: Khách từ Trung Quốc tìm cách vào Việt Nam qua nước trung gian

Đánh giá về sự chuẩn bị của Việt Nam cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Tổng Thư ký ASEAN cho biết, ông rất ấn tượng về sự chuẩn bị của Việt Nam khi tổ chức hội nghị lần này.

“Tôi đánh giá cao sự chuẩn bị và hoàn thành công việc của Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. Việc tổ chức thành công Hội nghị này sẽ là bước mở đầu thuận lợi cho các Hội nghị ASEAN sắp tới do Việt Nam tổ chức. Chúng ta cũng mong đợi hội nghị ADMM và ADMM+ sẽ được tổ chức vào cuối năm nay.  Với hội nghị ADMM hẹp lần này, rất nhiều sự chuẩn bị đã được thực hiện, các vấn đề đã được các nhóm làm việc thảo luận và hoàn tất”, VOV dẫn lời ông Lim Jock Hoi nhấn mạnh
“Chúng tôi đánh giá rất cao sự chủ động và điều phối của Việt Nam tại Hội nghị lần này về vấn đề quan trọng hiện nay”, Tổng Thư ký ASEAN cho biết.

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và tinh thần chống dịch virus corona
Theo ông, dịch Covid-19 đang hoành hành tại Trung Quốc và cũng ảnh hưởng đến nhiều nước trong khu vực. Các nhà lãnh đạo ASEAN với sự dẫn dắt của Việt Nam đã ra được một Tuyên bố về ứng phó của ASEAN với dịch bệnh thể hiện sự đoàn kết và sự ủng hộ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh.

“Tôi chắc chắn rằng, đây cũng là một hình mẫu cơ bản của việc ASEAN có thể hợp tác, phối hợp để đảm bảo sức khỏe cho người dân ASEAN. Đây cũng là cách thể hiện sự ủng hộ với cuộc chiến chống dịch Covid-19 của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực để mọi người dân được sống trong một môi trường an ninh và khỏe mạnh”, ông Jim Lock Hoi cho hay.

Tổng Thư ký ASEAN ủng hộ và ấn tượng với sự chủ động và tích cực của Việt Nam tại hội nghị lần này, với việc các nước đã đưa ra một Tuyên bố chung chỉ trong một ngày thảo luận. Đây cũng là nền tảng tốt cho Hội nghị đặc biệt về phòng chống dịch Covid-19 ASEAN - Trung Quốc tại Vientiane trong ngày mai (20.2).

Ông Jim Lock Hoi thông tin cho biết, tại Hội nghị này, ASEAN sẽ thảo luận với các đối tác Trung Quốc về việc hợp tác thế nào để ứng phó với Covid-19.

Thảo luận