"Xuyên qua vỏ thép như tờ giấy": pháo mới cho xe bọc thép Nga

Tác xạ mọi hướng, đạn pháo 57 mm, tốc độ bắn và tính linh hoạt cao — công việc phát triển hệ thống pháo tự động cho xe bọc thép «Baikal» AU-220M sắp hoàn tất. Vào tháng 5, sản phẩm mới sẽ được giới thiệu trên chiếc xe chiến đấu bộ binh T-15 «Armata». Về các tính năng của mô-đun mới nhất - theo tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Cỡ nòng bị lãng quên

Xe bọc thép hạng nhẹ của lục quân Liên Xô và Nga trong nhiều thập kỷ được trang bị chủ yếu bằng pháo tự động 30 mm: 2A42 và 2A72 hiện đại hơn. Nhưng hiện nay, sức công phá của đạn 30 mm tỏ ra không đủ sức mạnh. Những viên đạn cỡ này đơn giản không thể gây tác hại cho xe tăng và xe chiến đấu bộ binh hiện đại. Những mảnh đạn pháo 30 mm thậm chí không xuyên thủng áo giáp bộ binh. Nhưng cỡ nòng 57 mm là một vấn đề hoàn toàn khác.

“Mũi lao lửa” của Mỹ bị bẻ gãy tại Việt Nam

Quân đội Nga có nhiều kinh nghiệm với vũ khí cỡ này. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, pháo binh Liên Xô đã sử dụng pháo nòng dài chống tăng 57 mm ZIS-2, dễ dàng xuyên thủng tới 100 mm vỏ giáp từ khoảng cách 1000 mét. Nguyên mẫu của mô-đun chiến đấu 57 mm hiện đại có thể được coi là pháo S-60. Đầu những năm 1950, pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 đã được phát triển: khẩu pháo 57 ly tự động đặt trên khung gầm xe tăng T-54 rút ngắn. Sử dụng như khẩu pháo phòng không, nó không hiệu quả lắm, nhưng do uy lực mạnh mẽ, pháo đã chứng tỏ là một phương tiện tốt để hỗ trợ hỏa lực cho xe tăng.

Tốc độ bắn - 80 viên mỗi phút

Việc lắp đặt tháp pháo «Baikal» AU-220M lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2015 tại một triển lãm ở UAE. Các chuyên gia đã đón nhận nhiệt tình sản phẩm mới và dự đoán về một tương lai tuyệt vời. Các khách hàng tiềm năng bắt đầu quan tâm đến một mô-đun chiến đấu với pháo 57 mm, được lên kế hoạch sản xuất hàng loạt trong năm nay.

"Xuyên qua vỏ thép như tờ giấy": pháo mới cho xe bọc thép Nga

"Baikal" là hệ thống chiến đấu tự động (không có người) điều khiển từ xa. Hỏa lực chính là pháo tự động 57 mm và súng máy 7,62 mm cùng "hoạt động" song song. Mô-đun xoay 360 độ và có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mặt nước ở khoảng cách hơn 14 km, trên không (nòng súng cũng có thể được hướng lên cao) - ở độ cao lên tới 7,5 km. Sơ tốc của đạn lên tới 1500 m / s với tốc độ bắn 80 phát / phút. Ở khoảng cách 1,5 km, đạn 57 mm xuyên qua lớp giáp dày 120 mm. "Baikal" được trang bị đạn "thông minh" kích nổ từ xa, đặc biệt hiệu quả đối với các mục tiêu UAV nhỏ, ngày càng được sử dụng rộng rãi trên chiến trường. Dự kiến xe bọc thép trang bị «Baikal» sẽ tăng cường đáng kể hỏa lực của các đơn vị bộ binh cơ giới.

“Baikal” Nga nâng tầm phẩm chất chiến đấu của xe tăng Việt PT-76

Nanh vuốt cho "Armata"

Mô-đun mới được thiết kế cho các loại xe bọc thép khác nhau. Sputnik đã đưa tin cho biết vào mùa hè năm 2019, pháo phòng không tự hành 57 mm 2C38 «Derivatsiya-PVO”, đặt trên khung gầm xe BMP-3, được giới thiệu tại diễn đàn «Army”. Và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15 Armata trang bị mô-đun chiến đấu «Baikal» sẽ tham gia vào cuộc diễu hành Chiến thắng ở Moskva ngày 9 tháng 5 năm 2020.

Các nhà phát triển không loại trừ việc AU-220M sẽ trang bị cho máy bay cường kích, tàu thuyền nhỏ. Nghĩa là «Baikal» trở thành một vũ khí thống nhất giữa các binh chủng Lục quân, Lính dù, Hàng không — vũ trụ  và Hải quân. Hướng phát triển của Baikal sẽ là «Kinzal” tự động, bổ sung bằng tên lửa chống tăng có điều khiển «Atak”. Tuy nhiên do có thêm vũ khí và đạn dược, khối lượng mô-đun tăng lên gần 4 tấn.

Do vậy một trong những yêu cầu chính đối với xe bọc thép là khả năng mang vác tải trọng và sức mạnh khung gầm. Mặt khác hiện nay trên thế giới không có xe bọc thép nào có khả năng chịu được một loạt đạn từ "Baikal" hay "Kinzal".

«Baikal» trên khung gầm PT-76? Có thể như một giải pháp tạm thời.

Thanh lọc bầu trời: tổ hợp phòng không mới "Gibka-S" có gì mới ?

Vài năm trước, thông tin về mô-đun AU-220 lần đầu tiên xuất hiện trên truyền thông Việt Nam. Các tác giả bài báo bày tỏ ý kiến cho rằng việc lắp đặt mô-đun «Baikal» có thể làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của xe tăng đổ bộ PT-76 do Liên Xô sản xuất, hiện vẫn đang phục vụ trong quân đội Việt Nam. Trong phiên bản cơ sở, những chiếc xe tăng này đã rất lỗi thời.

Sputnik trích dẫn lời chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovsky, cựu sĩ quan xe tăng:

«Nếu nguồn lực hạn chế, việc  cải thiện sức mạnh chiến đấu của PT-76 là cách thức khá rẻ,  mô-đun chiến đấu tự hành AU-220 với pháo 57 mm, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, thật sự sẽ gia tăng sức mạnh. Nhưng xét cho cùng, đây là một thế hệ vũ khí hoàn toàn khác so với trang bị tiêu chuẩn của loại xe tăng này. Sử dụng một thế hệ đạn dược hoàn toàn khác, kể cả những loại được thiết kế đặc biệt cho vũ khí trên mô-đun AU-220. Nếu PT-76 hiện đại hóa sử dụng trong việc phục kích hoặc trên địa hình mà các loại xe bọc thép khác không thể vượt qua, điều này thực sự sẽ gia tăng sức mạnh các đơn vị chiến đấu. Nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời để kéo dài thời hạn sử dụng của loại xe tăng cũ kỹ này”.
Thảo luận