Trong 50 năm qua, số lượng những con chim này đã giảm hơn 77%, các nhà khoa học tham gia cuộc thám hiểm của Greenpeace cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự nóng lên toàn cầu khiến cho số lượng chim cánh cụt suy giảm mạnh. Các đại dương nóng lên và băng tan chảy khiến các loài nhuyễn thể giảm mạnh - thức ăn của chim cánh cụt và các động vật bản địa khác.
Các nhà khoa học rút ra kết luận rằng quần thể chim cánh cụt được nghiên cứu trên đảo Elephant Island đã giảm đáng kể so với năm 1971. Khi đó, các nhà khoa học đã đếm được trên đảo có khoảng 122.550 cặp chim cánh cụt, mà hiện nay chỉ còn 52.786 cặp. Đồng thời, tại một số nơi, số lượng chim cánh cụt giảm đến 77%. Hầu hết các chỉ số tương tự đã được ghi nhận trên đảo Low Island, nơi có số lượng chim cánh cụt lớn nhất ở Nam Cực sinh sống.
Theo các nhà khoa học, xu hướng này cho thấy sự thay đổi căn bản trong hệ sinh thái ở Nam Cực kể từ những năm 1970. Trong những năm gần đây, trong mùa đông đã có sự gia tăng nhiệt độ trên Bán đảo Nam Cực. Gần đây, nhiệt độ tối đa lịch sử 18,3 ° C đã được ghi nhận ở Nam Cực, phá vỡ kỷ lục trước đó là 17,5 ° C.
Chuyến thám hiểm đến thăm những con chim tuyệt vời đang gặp nguy hiểm do sự nóng lên toàn cầu qua bộ ảnh của Sputnik.