Ai là chủ doanh nghiệp vốn 6,3 tỷ USD vượt cả Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng?

Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam mang tên USC Interco. JSC tại huyện Đan Phượng, Hà Nội vừa được thành lập với vốn điều lệ lên đến 6,3 tỷ USD (hơn 144.000 tỷ đồng) vượt cả Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và bằng vốn điều lệ của 4 ngân hàng nhà nước cộng lại.
Sputnik

Ai là chủ siêu doanh nghiệp USC Interco., JSC vốn điều lệ 6,3 tỷ USD?

Ngày 26.2, Cục Đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, trong tháng 1.2020 này, Việt Nam vừa có một doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn điều lệ đạt 6,3 tỷ USD (tức hơn 144.000 tỷ đồng) với mã số doanh nghiệp là 0109070887.

Được biết, doanh nghiệp này có tên là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại (viết tắt tên tiếng Anh là USC Interco., JSC, được đăng ký thành lập ngày 17.1.2020, có trụ sở chính tại Số 10, ngõ 234 đường Thôn Lai Xá, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thuê, mua đất khu biên giới Tây Nam Việt Nam

Theo hồ sơ kinh doanh, doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh trải rộng trên 59 lĩnh vực. Tuy nhiên, thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, có thể thấy, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại này đăng ký các ngành nghề kinh doanh là xây dựng nhà để ở, xây dựng nhà không để ở, công trình đường sắt, đường bộ, công trình điện, công trình cấp thoát nước, công trình viễn thông, công trình công ích, chuẩn bị mặt bằng (dò mìn, hoàn thiện công trình xây dựng), mua bán kim loại và quặng kim loại.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn đăng ký xây dựng công trình thủy, công trình khai khoáng, công trình chế biến - chế tạo. Ngoài ra, còn có bán lẻ đồ điện gia đình, giường tủ, bàn ghế, đồ nội thất, đèn, kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô, xe bus, xe taxi, vận tải hàng hóa, đại lý môi giới, đấu giá hàng hóa.

Chưa hết, doanh nghiệp này còn mở rộng ngành nghề kinh doanh cả lĩnh vực giáo dục từ hệ tiểu học, THCS, THPT, Cao đẳng, Trung cấp, Đại học, Thạc sĩ, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế, đăng ký hoạt động của các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa.

Theo thông tin từ cổng đăng ký doanh nghiệp, ông Trần Gia Phong (sinh năm 1979, có hộ khẩu thường trú tại huyện Đan Phượng, Hà Nội chính là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại.

Bà Kim Thị Phương, trú tại thành phố Cần Thơ làm kế toán trưởng. Được biết, đây là doanh nghiệp 100% vốn tư nhân với trị giá vốn điều lệ đạt khoảng 144 ngàn tỷ đồng.

Theo hồ sơ, Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư quốc tế và dịch vụ thương mại USC có ba cổ đông sáng lập là ông Nguyễn Hoàn Sơn (trú huyện Thuận Thành, Bắc Ninh góp 57 ngàn tỷ đồng, chiếm 40% vốn điều lệ công ty. Cổ đông thứ hai là ông Trần Gia Phong (huyện Đan Phượng, Hà Nội) và cổ đông thứ ba là bà Kim Thị Phương, mỗi người cùng góp 43,2 ngàn tỷ đồng (mỗi cổ đông này chiếm 30%) tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Theo Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng 1.2020, số lượng doanh nghiệp thành lập mới của Việt Nam giảm đi nhưng tổng vốn đăng ký tăng và đạt mức cao nhất so với các năm trước đây khi so sánh cùng thời điểm.

Thêm hai doanh nghiệp Nga được cấp giấy phép xuất khẩu thịt lợn cho Việt Nam

Cả nước trong tháng 1 có 8.276 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký là 267.178 tỷ đồng, giảm 17,9% về số doanh nghiệp, tăng 76,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019 (số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập trong tháng 01.2020 giảm mạnh do thời gian giáp Tết Nguyên đán Canh Tý).

Đáng chú ý, trong khi vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp mới thành lập vào tháng 1.2020 chỉ đạt 32,3 tỷ, thì có doanh nghiệp USC Interco nêu trên với tổng số vốn điều lệ đạt trên 144 ngàn tỷ đồng đã chiếm đến 53,9% tổng vốn đăng ký thành lập mới của doanh nghiệp cả nước.

Thông tin với báo chí, đại diện Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tháng rồi có một doanh nghiệp ở Hoài Đức Hà Nội được Phòngđăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với hình thức kinh doanh là công ty cổ phần từ ngày 17.2.2020. Vốn điều lệ đạt 144.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 6,3 tỷ USD).

USC Interco có khai báo trung thực vốn điều lệ khủng 6,3 tỷ USD?

Đại diện Cục Đăng ký Kinh doanh cho hay, theo Luật Doanh nghiệp, cơ quan chức năng tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với đầy đủ hồ sơ hợp lệ đúng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cũng theo quy định, nếu sau 90 ngày thời hạn góp vốn sẽ yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình góp vốn.

TP.HCM sẽ thành lập Hội đồng phát triển doanh nghiệp

Đại diện Cục Đăng ký kinh doanh cũng nhấn mạnh, nếu việc góp vốn được đảm bảo thì Cục sẽ tôn trọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không góp vốn thì sẽ phạt và yêu cầu giảm về mức vốn thật.

“Chúng tôi cũng sẽ gửi thông tin cho các cơ quan liên quan để giám sát”, đại diện Cục Đăng ký Kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Theo đó, Luật Doanh nghiệp nghiêm cấm nhiều hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp đồng thời cũng nghiêm cấm việc kê khai “làm khống” vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như cam kết trong đăng ký kinh doanh hay cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị thực tế.

Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có thông báo rõ cho doanh nghiệp quyền và nghĩa vụ liên quan đến vấn đề quy định pháp luật. Ngoài ra, Cục cũng gửi thông tin cho một số cơ quan liên quan để giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố rủi ro, trái quy định của pháp luật.

Đề xuất giảm giờ làm cho lao động khối doanh nghiệp

Đáng chú ý, với tổng số vốn điều lệ 144.000 tỷ đồng mà USC hiện đang đăng ký vượt cả vốn điều lệ Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tương đương tổng vốn điều lệ của bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất của Việt Nam cộng lại là BIDV, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank, Vietcombank và Vietinbank.

Thêm vào đó, tại Việt Nam mới chỉ có năm doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100.000 tỷ đồng là ba tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước Việt Nam là PVN, EVN và Viettel cùng với hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Formosa Hà Tĩnh và Vietnam Beverage.

Trong khi hai cái tên Nguyễn Hoàn Sơn và Kim Thị Phương vẫn còn đang là những dấu hỏi bí ẩn thì ông Trần Gia Phong đã được biết đến là chủ sở hữu của Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư xây dựng và phát triển thương mại xuất nhập khẩu USC.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này được thành lập từ năm 2016 và đã nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật là ông Hà Văn Hùng hay bà Phạm Thị Xuyến. Từ thời điểm chuyển đổi chủ sở hữu sang ông Trần Gia Phong, công ty USC đã tăng nguồn vốn từ 9,9 tỷ đồng lên 140 tỷ đồng vào cuối năm ngoái.

Thảo luận