Quái vật nguyên tử Nga: loại tàu làm NATO lo lắng nhất

110 năm đã trôi qua kể từ ngày sinh đô đốc Sergei Gorshkov. Vụ tướng huyền thoại này là tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, trong 29 năm (1956-1985) đã biến nó thành một hạm đội đại dương thực sự. Tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng, tàu ngầm nguyên tử với vũ khí hạt nhân và độ bền sử dụng trong nhiều thập kỷ tới.
Sputnik

Cách thức xây dựng “thành phần biển” trong bộ ba hạt nhân của Liên Xô và lý do tại sao các ý tưởng của Đô đốc Gorshkov hiện vẫn còn mang tính thực tiễn, trong tài liệu của Sputnik.

Quái vật nguyên tử. Ai là người thiết kế những chiếc tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử?

Nắm đấm hạt nhân dưới nước

Sau khi đảm nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh hải quân, đô đốc Sergei Gorshkov thực hiện chương trình phát triển hạm đội tàu ngầm. Mục tiêu gia tăng đáng kể khả năng tấn công của Hải quân và củng cố vị thế đất nước trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ trên các đại dương rộng lớn.

Năm 1959, tàu ngầm hạt nhân "Dự án 658" được đưa vào sử dụng, có thể lặn xuống độ sâu 300 mét, tốc độ lên tới 26 hải lý (48 km\h) khi bơi ngầm dưới nước, thời gian hải hành đạt tới 50 ngày. Trong năm 1963, một trong những tàu ngầm loại này — tàu K178 - đã thực hiện chuyến đi ngầm xuyên vùng cực kéo dài 16 ngày, đi qua quãng đường 4500 dặm từ Murmansk tới vùng Viễn Đông.

Trong chuyến đi này, thủy thủ đoàn đã thành công việc tìm kiếm từ dưới lớp băng dày khu vực để nổi lên, và thực hành phóng tên lửa đạn đạo, nghiên cứu địa hình đáy biển Bắc Băng Dương, khả năng liên lạc vô tuyến và thiết bị dẫn đường ở vĩ độ cao. Trong một thời gian dài, các tàu ngầm Dự án 658/658M là đối trọng với các tàu ngầm hạt nhân Mỹ và là thành tố quan trọng của bộ ba hạt nhân Liên Xô, liên tục thực hiện các chuyến hải hành tuần tra đến bờ biển Hoa Kỳ.

Quái vật nguyên tử Nga: loại tàu làm NATO lo lắng nhất

16 xúc tu "Kalmar"

Vào giữa những năm 1970, hạm đội được trang bị ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên Dự án 667BDR «Kalmar», với lượng giãn nước 13700 tấn, tốc độ 24 hải lý/giờ (44 km/h), có khả năng lặn sâu 320 mét. Mỗi chiếc “Kalmar» (Con mực) mang theo 16 tên lửa đạn đạo R-29R sức mạnh 600 kiloton, có thể tấn công hiệu quả một khu vực rộng lớn hoặc các mục tiêu nhỏ được bảo vệ tốt.

Phương tiện truyền thông Mỹ kể về chiếc tàu ngầm “khủng” của Nga

Tàu ngầm được trang bị thiết bị sonar hiện đại, liên lạc và điều hướng không gian, hoạt động yên tĩnh và tiện nghi thoải mái hơn nhiều cho thủy thủ đoàn. Hầu hết các tàu “Kalmar” đã phục vụ quá thời hạn, tuy nhiên, một số chiếc trải qua quá trình hiện đại hóa, vẫn đang tiếp tục hoạt động và thực hiện thành công nhiệm vụ chiến đấu cho đến khi chúng được thay thế bằng dự án tàu ngầm hạt nhân mới nhất 955 «Borey» theo thiết kế hoàn toàn của Nga.

«Akula” so với «Ohio»

Để đáp trả lại chương trình tàu ngầm «Ohio» của Mỹ, trang bị 24 tên lửa liên lục địa Trident với 8 đầu đạn mỗi chiếc, Liên Xô đã phát triển tên lửa đạn đạo R-39 mới với 10 đầu đạn độc lập và chế tạo một tàu ngầm mới lớn nhất trong lịch sử . Tàu ngầm đầu tiên theo "Dự án 941 "Akula" (mã NATO - SSBN" Typhoon ") với lượng giãn nước 48.000 tấn với 20 tên lửa R-39 được chuyển giao cho hạm đội vào năm 1981. "Akula" - tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử, được chế tạo theo một thiết kế hoàn toàn mới. Đó là hai chiếc tàu ngầm đặt song song với nhau, kết hợp trong một thân tàu. Hiện giờ, Hải quân Nga chỉ còn một tàu ngầm dự án này, mang tên “Dmitry Donskoy» - được chuyển đổi để thử nghiệm và phát triển hệ thống tên lửa Bulava mới.

Quái vật nguyên tử Nga: loại tàu làm NATO lo lắng nhất
Pháo đài hạt nhân nổi

Tư lệnh hải quân Sergei Gorshkov không coi thường đội tàu mặt nước. Vị trí đặc biệt quan trọng được trao cho các tàu tuần dương tên lửa nguyên tử hạng nặng "Dự án 1144" Orlan ", có khả năng hoạt động độc lập ở vùng biển xa. Lượng choán nước hơn 25000 tấn, chiều dài - 250 mét, thủy thủ đoàn - khoảng 800 người. Tất cả các vị trí quan trọng của tàu được bao phủ bằng vỏ giáp. Mục đích chính của tàu là tiêu diệt đội hình tàu sân bay đối phương, và do đó được trang bị vũ khí đến tận răng.

Hoạt động tìm kiếm trong khu vực tàu đánh cá gặp nạn ở biển Okhotsk

Tàu nổi tiếng nhất trong dự án là  «Piotr Đại đế», mang theo 12 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm tầm xa Granit, hệ thống phòng không mạnh mẽ (tên lửa, pháo phòng không), vũ khí chống tàu ngầm (bom chìm, ngư lôi phản lực) cũng như đôi pháo hạm tự động 130 mm, tầm bắn 23 km. "Trái tim" nguyên tử của tàu tuần dương cung cấp tốc độ 30 hải lý / giờ (55,5 km \ giờ). Phạm vi hoạt động không giới hạn.

Tàu tuần dương thứ hai của dự án này - «Đô đốc Nakhimov» - hiện đang được sửa chữa và hiện đại hóa sâu sắc, sẽ hoàn thành vào năm 2021. Theo một số báo cáo, tàu tuần dương sẽ được trang bị lại đầy đủ các loại vũ khí hiện đại, kể cả tên lửa siêu thanh mới nhất «Zircon». Thực tế đó là một con tàu mới với thời gian hoạt động 35 năm.

Kế hoạch chưa hoàn thành

Đô đốc Gorshkov mơ ước về một hạm đội đại dương có thể đối trọng với các nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ. Nhiệm vụ này có thể được đội tàu chiến hạt nhân độc lập, vũ trang tốt thực hiện. "Chủ lực" của hạm đội như vậy là tàu sân bay nguyên tử "Dự án 1143.7", được cho là thay thế tàu dự án  "Orlan" và tàu chống ngầm hạt nhân. Nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện do chi phí quá cao và sự sụp đổ của Liên Xô.

Quái vật nguyên tử Nga: loại tàu làm NATO lo lắng nhất
Thảo luận