Được biết, nhờ việc sáp nhập với tập đoànTrung Quốc, công ty của Anh có thể duy trì 3.200 việc làm.
Tập đoàn Jingye đã đồng ý mua British Steel với giá 70 triệu bảng. Sau khi kết thúc giao dịch, Jingye mua lại nhà máy thép tại Scunthorpe và các nhà máy Teesside Beam Mill và Skinningrove, cũng như các công ty con FN Steel và TSP Engineering của British Steel. Đã có những khó khăn nhất định với nhà máy của British Steel ở Hayange, Đông Bắc nước Pháp. Chính quyền địa phương chưa cho phép tập đoàn Trung Quốc mua lại nhà máy này, bởi vì nhà máy ở Hayange cung cấp sản phẩm cho SNCF, doanh nghiệp nhà nước quản lý đường sắt Pháp. Do đó, vấn đề mua lại nhà máy của British Steel ở Pháp sẽ được giải quyết riêng, cần phải tiến hành cuộc đàm phán với chính quyền địa phương vì họ coi doanh nghiệp này là một cơ sở chiến lược quan trọng.
British steel xuất hiện ở dạng hiện tại do việc bán một phần tài sản của Anh cho Tata Steel Ấn Độ vào năm 2016. Tata Steel muốn rời khỏi thị trường thép của Anh vì lợi nhuận thấp. Do đó Tata Steel bán tài sản của mình cho quỹ đầu tư Greybull Capital với giá 1 pound sterling mang tính biểu tượng, công ty đã trở thành chủ sở hữu British steel. Mặc dù công ty là nhà cung cấp thép chủ chốt cho công ty đường sắt Network Rail của Anh, sản xuất 2,8 triệu tấn thép mỗi năm và trực tiếp tạo ra hơn 4 nghìn việc làm, cũng như khoảng 20 nghìn việc làm trong các ngành liên quan, nhưng, do tình hình không thuận lợi trên thị trường nó không có lãi.
Chính phủ Anh đã cố gắng giúp công ty. Mùa xuân năm 2019, British steel đã được cho vay 120 triệu bảng để đưa hoạt động của các nhà máy thuộc công ty phù hợp với các quy tắc mới của châu Âu về giảm khí thải. Nhưng, số tiền này là không đủ. Công ty cần có thêm một vài chục triệu bảng để bằng cách nào đó duy trì hoạt động và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, với các điều kiện mà British steel yêu cầu, cả các cấu trúc tư nhân và nhà nước đều không muốn cho công ty vay. Do đó, vào tháng 5 năm ngoái, Tòa án tối cao London đã quyết định buộc giải thể công ty thép của Anh.
Tuy nhiên, tập đoàn Jingye của Trung Quốc đã quyết định cứu vãn tình hình. Mặc dù British Steel bị lỗ khoảng 1 triệu bảng mỗi ngày, nhưng quyết định về việc sáp nhập đã được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích tình hình và đi đến kết luận rằng, sản xuất có thể sinh lãi. Chuyên gia Trung Quốc, Giáo sư Yang Mian từ Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Truyền thông Trung Quốc nói với Sputnik.
“Tập đoàn Trung Quốc quyết định mua lại công ty Anh bị phá sản chỉ sau khi phân tích kỹ lưỡng. Nếu các chuyên gia đã đưa ra quyết định này, điều đó có nghĩa là các tính toán cho thấy nhà sản xuất Anh có thể mang lại lợi nhuận. Có nhiều ví dụ về việc sáp nhập và mua lại tác động tích cực đến hoạt động của công ty, mặc dù, tất nhiên, có những trường hợp ngoại lệ. Đây là một thương vụ, vì vậy không nên xem xét vấn đề này từ quan điểm kinh tế vĩ mô hoặc cấp quốc gia. Cuối cùng, đây là quyết định của hai công ty, quyết định dựa trên triển vọng phát triển trên thị trường”.
Một mặt, Brexit đã gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế Anh và đây là một trong những lý do khiến British Steel vấp phải các vấn đề tài chính. Mặt khác, London đang tìm kiếm những đối tác thương mại thay thế. Bây giờ các quốc gia ngoài EU có thể dễ dàng hơn tiếp cận thị trường của Anh. Thoạt nhìn, việc mua lại một nhà máy thép làm ăn thua lỗ dường như là một thương vụ đáng ngờ trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang suy giảm và nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại do dịch Covid-19. Nhưng, chính vào thời điểm này tập đoàn Trung Quốc có cơ hội tốt để tìm lại chỗ đứng trong thị trường Anh với mức giá tương đối thấp.
Tờ Guardian trích dẫn câu nói của ông Li Huiming, Tổng giám đốc Tập đoàn Jingye, các nhà máy thép của Anh tồn tại hơn 150 năm, kinh nghiệm và trình độ của công nhân cho phép chúng tôi tin tưởng vào sự phát triển thành công trong tương lai. Các công đoàn cũng rất vui mừng: do kết quả của giao dịch, công ty cắt giảm khoảng 400 việc làm và hơn 3 nghìn nhân viên sẽ giữ được việc làm của họ. Cuối cùng, việc giải cứu British Steel sẽ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng. Jingye của Trung Quốc có kế hoạch đầu tư 1,2 tỷ bảng để nâng cấp sản xuất và cơ sở hạ tầng: xây dựng lò luyện thép hồ quang mới, nhà máy điện hiện đại và hiệu quả hơn và ra mắt dây chuyền mới để sản xuất các thanh cốt thép. Chính quyền Anh cũng sẵn sàng hỗ trợ: cung cấp các ưu đãi cho ngành thép. Được biết, tổng số lợi ích từ việc thanh toán tiền điện có thể lên tới 300 triệu bảng, và các đơn đặt hàng ống thép cho các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia có thể lên tới 500 triệu bảng trong 10 năm tới.