203 ca nhiễm Covid-19: Thủ tướng Việt Nam đồng ý công bố dịch trên toàn quốc

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ chiều 30.3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch Covid-19 trên khắp Việt Nam, yêu cầu tiếp tục rà soát mọi đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, và dừng vận chuyển công cộng.
Sputnik

Bộ Y tế công bố thêm 9 trường hợp mắc Covid-19 mới lúc 18h ngày 30.3, theo đó, 7 người trong số này là nhân viên Công ty Trường Sinh, đơn vị cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai. Như vậy, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 203 ca mắc SARS-CoV-2.

Việt Nam có 203 ca nhiễm Covid-19: 8 người liên quan Bệnh viện Bạch Mai

Việt Nam công bố thêm 9 ca mắc Covid-19: Phần lớn là nhân viên Công ty Trường Sinh. Bộ Y tế công bố cụ thể 9 trường hợp nhiễm nCoV như sau: Bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 195 là bệnh nhân nữ, 41 tuổi, là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh tại căn-tin Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân số 196 là nữ, 34 tuổi, là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh, cũng như bệnh nhân số 195, người này làm việc tại căn-tin Bệnh viện Bạch Mai.

203 ca nhiễm Covid-19: Thủ tướng Việt Nam đồng ý công bố dịch trên toàn quốc

Bệnh nhân nhiễm coronavirus thứ 197 của Việt Nam là nam, 41 tuổi, cư trú ở khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Bộ Y tế cho hay, ngày 12.3.2020, bệnh nhân có đến khám tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 29.3.2020 đươc lấy mẫu xét nghiệm.

Bệnh nhân mắc nCoV thứ 198 là nữ, 53 tuổi, là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh tại căn- tin Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân số 199 là nữ, cũng là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh tại căn-tin Bệnh viện Bạch Mai.

4 ca bệnh được Bộ Y tế công bố đều là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh tại căn-tin Bệnh viện Bạch Mai là các bệnh nhân số 200 (nữ, 61 tuổi), bệnh nhân số 201 (nữ, 23 tuổi), bệnh nhân số 202 (nữ, 57 tuổi).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19
Được biết, cả 8 ca nhiễm coronavirus mới này đều được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tất cả các bệnh nhân đều có sức khỏe ổn định.

Về ca bệnh số 203, Bộ Y tế cho hay, đây là một phụ nữ Việt Nam, 35 tuổi. Bệnh nhân đi từ Hy Lạp về trên chuyến bay TK162, số ghế 21A, có quá cảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhập cảnh Việt Nam tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 17.3.2020.

Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân không có triệu chứng và được cách tại khu cách ly tập trung - Trung đoàn 10, huyện Nhà Bè. Ngày 27.3.2020, Trung tâm Y tế huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh tiến hành lấy mẫu gửi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Mẫu bệnh phẩm đã được xét nghiệm và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Tính đến 18h chiều 30.3, Việt Nam ghi nhận 203 ca mắc Covid-19, trong đó có 55 trường hợp đã khỏi bệnh và xuất viện. 148 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tích cực và cách ly chặt chẽ tại 22 cơ sở y tế trên cả nước. 4 nhân viên y tế gồm 2 bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và 2 điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai đều có tình trạng sức khỏe ổn định

Đáng chú ý, theo thông tin từ Tiểu Ban Điều trị, các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, sức khỏe của 4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại đây đã tiến triển khả quan hơn. Trong đó bệnh nhân số 26 đã được rút máy thở, rút nội khí quản, 3 bệnh nhân còn lại trong tình trạng ổn định – gồm 2 ca thở máy và 1 ca có sự hỗ trợ của ECMO cũng đều tiến triển tốt hơn.

203 ca nhiễm Covid-19: Thủ tướng Việt Nam đồng ý công bố dịch trên toàn quốc

Trước nỗ lực của Tiểu Ban Điều trị và tất cả các y bác sĩ, Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch và các cán bộ Y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Tiểu Ban Điều trị đề xuất với Ban Chỉ đạo Quốc gia thưởng nóng 500 triệu đồng cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chiều 30.3 khẳng định, ông đồng ý với đề xuất của Ban Chỉ đạo là yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh Covid-19, đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc; yêu cầu cơ bản dừng vận chuyển công cộng.

Hà Nội đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ máy thở, cung cấp 15.000 – 20.000 bộ test nhanh
Người đứng đầu Chính phủ dẫn phân tích của báo chí nước ngoài đã đánh giá, “Việt Nam hành động rất sớm, kiên quyết và đúng thời điểm”, theo đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây chính là nguyên nhân mang lại thành công ban đầu cho Việt Nam, đã được bạn bè quốc tế và nhân dân các nước đánh giá cao.

“Cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài cảm thấy may mắn khi là công dân của nước có thể yên tâm nhất trong dịch bệnh. Chúng ta quyết không để mất điều này. Chiến lược hay cách làm của chúng ta có bước đi phù hợp, trong đó đã bình tĩnh, áp chế ngày càng cao, dứt khoát. Cả hệ thống đã lao động quên mình để có được tình hình như hiện nay”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Lãnh đạo Chính phủ khen ngợi cán bộ, nhân viên ngành Y tế nói chung, cảm ơn Bệnh viện Bạch Mai nói riêng đã có nhiều bác sĩ tình nguyện ở lại cùng với những bệnh nhân nặng và nhiều bác sĩ khác, những chiến sĩ áo trắng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương ngành công thương và các doanh nghiệp đã làm thành công bộ đồ bảo hộ và đặc biệt, bảo đảm đầy đủ khẩu trang cho ngành y tế.

“Chúng ta cảm ơn tất cả nhân dân. Hệ thống của chúng ta trên dưới một lòng, quyết tâm ngăn chặn có hiệu quả Covid-19 ở nước ta”, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh.

Thủ tướng đồng ý cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận bệnh nhân nặng cấp cứu, yêu cầu Bệnh viện đảm bảo tổ chức chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho cả nhân viên y tế và bệnh nhân.

Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu quy trình khám chữa bệnh phù hợp, tránh xảy ra tình trạng một cá nhân mắc Covid-19 dẫn đến lây nhiễm, ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện, nhất là khi số người có nguy cơ dương tính vẫn ở ngoài xã hội.

203 ca nhiễm Covid-19: Thủ tướng Việt Nam đồng ý công bố dịch trên toàn quốc

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ, tất cả phải tiếp tục “thần tốc” chống dịch, dồn mọi nguồn lực dập dịch. Xác định đây là thời điểm có tính chất quyết định đến cục diện chống Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho phòng chống dịch.

Theo đó, trước mắt, ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP. Hà Nội và ngành công an, các cơ quan khác, chớp thời gian, tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những đối tượng nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai. Ngành công an phối hợp với ngành y tế làm rõ nhân thân, các mối quan hệ của nhân viên Công ty Trường Sinh để tìm hết các cá nhân liên quan dễ bị lây nhiễm. Thủ tướng chỉ đạo, phải dồn mọi nguồn lực cương quyết dập cho được ổ dịch ở Bạch Mai.

“Chúng ta tiếp tục kêu gọi người dân đã thăm khám tại Bênh viện Bạch Mai từ ngày 10.3 đến nay, yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm Covid-19”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay.

Đối với Hà Nội, Thủ tướng nhấn mạnh không để lây lan trên diện rộng ở thủ đô. Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế và các bộ ngành phải có biện pháp chỉ đạo hỗ trợ Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Quốc phòng cần nghiên cứu tách riêng hai khu cách ly cũ và mới để tránh lây chéo. Các cơ quan, địa phương không tự công bố các ca dương tính mà báo cáo Bộ Y tế để công bố 2 lần 1 ngày.

Đặc biệt, Thủ tướng Việt Nam đề nghị mọi người dân ở nhà. Một số biện pháp cần thiết đó là vấn đề cách ly xã hội để ngăn chặn có hiệu quả dịch lây lan ra cộng đồng trong 15 ngày tới bắt đầu từ ngày hôm nay.

“Chúng ta không được chủ quan, lơ là vì dù chúng ta có nhiều biện pháp mạnh mẽ, nhưng trên đường phố vẫn đông người, bãi biển vẫn nhiều người và một số điểm vẫn chưa thực hiện tốt hạn chế tụ tập đông người”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Thủ tướng chỉ đạo chống dịch COVID-19 tại 5 thành phố lớn
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu, người dân ở tỉnh nào phải ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó ít nhất 15 ngày để tránh lây nhiễm. Cùng với đó, các cơ quan bố trí cho cán bộ làm việc ở nhà và xử lý qua công nghệ thông tin, trừ trường hợp phải đến công sở, cơ quan xử lý tài liệu mật, trực cơ quan đầu nào, hoạt động sản xuất phục vụ nhu yếu phẩm cho nền kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Lãnh đạo Chính phủ cũng giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng để trình Thường vụ Quốc hội và Quốc hội ban bố tình trạng khẩn cấp khi cần thiết.

Xác định nguồn lây nhiễm chính Covid-19 tại Việt Nam

Ngày 30.3, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với ngành y tế 63 tỉnh, thành về tập huấn nâng cao năng lực của y tế cơ sở trong phòng chống dịch Covid-19. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh:

“Y tế cơ sở cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương để thành lập các tổ công tác có sự tham gia của Lãnh đạo địa phương và các cơ quan đoàn thể có nhiệm vụ “đi từng ngõ gõ từng nhà”, phát hiện từng đối tượng để lập danh sách rà soát tất cả các đối tượng đi từ vùng có dịch về để lập danh sách phân loại đưa vào theo dõi”, Thứ trưởng Tuyên cho hay.

Việt Nam thêm 10 ca nhiễm Covid-19, GDP quý I thấp kỷ lục cùng kỳ 15 năm qua
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, tổ công tác phải đến theo dõi sức khỏe của từng đối tượng trong danh sách rà soát các biểu hiện bệnh (sốt, ho, khó thở, theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày), Cùng với đó là giám sát theo dõi chặt các trường hợp lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, có bệnh mãn tính để có những tư vấn và khuyến cáo phù hợp.”

Ông Tuyên nhấn mạnh, Việt Nam đã đưa vào cách ly, giám sát chặt các trường hợp phát sinh từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Trước diễn biến hiện tại, dịch đã bước sang cấp độ 3. Hiện nay, hai trọng tâm của công tác phòng chống dịch bao gồm phát hiện ca nhiễm (từ nước ngoài nhập cảnh và tại cộng đồng) và hạn chế sự lây lan của dịch ra cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế đặc biệt nhấn mạnh đến tuyến y tế cơ sở, những đơn vị đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để phát hiện từng trường hợp, lập được danh sách người nhập cảnh vào Việt Nam từ 8.3.2020 đến nay, cũng như bước đầu đã kiểm soát được nhóm đối tượng này.

Ông Đỗ Xuân Tuyên cho biết, dịch Covid-19 lây truyền chủ yếu dựa vào 3 yếu tố: Thứ nhất, người mang dịch từ nước ngoài về. Dữ liệu sơ bộ cho thấy, 70% số ca dương tính Covid-19 là do mang mầm bệnh từ nước ngoài về. Thứ hai là việc phát hiện người bệnh nhiễm Covid-19 và thực hiện cách ly. Việc lây nhiễm ra cộng đồng sẽ được hạn chế nếu phát hiện sớm ca bệnh và thực hiện cách ly kịp thời. Thứ ba là phụ thuộc vào điều trị bệnh nhân nhiễm. Điều này có liên quan đến việc lây nhiễm ngay tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19.

Hiện ở Việt Nam đang có hai nơi được xem là “ổ dịch lớn” là quán bar Buddha ở TPHCM và Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai có 3 tâm dịch ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới; Khoa Thần kinh; và khu vực nhà ăn do Công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ hậu cần phục vụ.

Covid-19: Ở Việt Nam tính mạng con người là quan trọng nhất
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng chỉ ra 5 nhóm lớn, được xác định mang nguy cơ cao nhất ở ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai gồm: Nhóm thứ 1 là nhóm bệnh nhân đã điều trị ở đây và ra viện. Sau khi xác định đó là ổ dịch, bệnh viện đã rà soát một số đối tượng đã được chuyển về các tuyến. Nhóm thứ 2 là cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân ở bệnh viện này. Nhóm 3 là các học sinh, sinh viên đến thực tập, học tập. Nhóm 4 là người phục vụ bệnh nhân, bao gồm 2 nhóm nhỏ là người nhà đến phục vụ và nhóm được người nhà thuê phục vụ bệnh nhân. Nhóm 5 là nhân viên phục vụ tại bệnh viện với 2 phân nhóm chính, gồm phân nhóm phục vụ của Công ty Trường Sinh, phân nhóm còn lại là nhân viên lái xe điện, nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh môi trường…

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, nếu không phát hiện, giám sát chặt chẽ các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ trên, nguy cơ lây lan ra cộng đồng là rất lớn.

Tính đến 18h ngày 30.3, Việt Nam đã ghi nhận 203 ca nhiễm Covid-19. Cùng ngày, các bệnh viện đã thông báo tin vui khi điều trị khỏi và cho ra viện 30 bệnh nhân (27 bệnh nhân ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và 3 bệnh nhân ở Bệnh viện Dã chiến Củ Chi – TP. HCM như Sputnik đã cập nhật sáng nay).

Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam đã điều trị khỏi cho tổng tộng 55 người mắc Covid-19, gồm cả các công dân nước ngoài. Gần 1/3 số ca nhiễm nCoV của Việt Nam đã được chữa khỏi. Đây là điều rất đáng khen cho nỗ lực của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam.

Thảo luận