Thủ tướng yêu cầu xem xét kỹ lưỡng việc xuất khẩu gạo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ quan điểm xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh.
Sputnik

Bộ Công Thương phải hoàn thiện phương án xuất khẩu gạo trước 6/4

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn. Thủ tướng nêu rõ bảo đảm an ninh lương thực là vấn đề chiến lược, trọng đại liên quan đến đời sống nhân dân, an ninh, quốc phòng.

Có hay không việc bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo sau một ngày?

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 và thời tiết, biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường được dự báo ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nguồn cung lúa gạo trong nước. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phong tỏa và tăng cường dự trữ lương thực.

Trong bối cảnh này, người đứng đầu Chính phủ  yêu cầu các cơ quan quản lý phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng việc xuất khẩu gạo, tránh để xảy ra thiếu lương thực, hạn chế chuỗi sản xuất lúa gạo bị gián đoạn và bảo vệ quyền lợi của người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan đến mặt hàng này.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp trên các vùng miền, đặc biệt ở những nơi có tiềm năng, lợi thế, bảo đảm đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, gây khan hiếm giả, nhằm thao túng giá mặt hàng gạo.

Việt Nam ghi nhận 239 ca mắc Covid-19

Thủ tướng giao Bộ Công Thương lấy ý kiến các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay; yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Tài chính và các cơ quan liên quan có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Công Thương trước ngày 5/4.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương hoàn thiện phương án đề xuất, kí văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 6/4, bảo đảm nguyên tắc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước trong mọi tình huống, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch Covid-19.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đột xuất, cấp bách; nghiên cứu việc mua tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết.

Thủ tướng yêu cầu xem xét kỹ lưỡng việc xuất khẩu gạo

Trước đó, ngày 28/3, Bộ Công Thương đã có báo cáo của đoàn công tác liên ngành gửi Thủ tướng về tình hình sản xuất, xuất khẩu và dự trữ gạo, trong đó đề xuất cho phép nối lại xuất khẩu 400.000 tấn gạo (sau khi đã trừ đi các nhu cầu dự trữ và tiêu dùng trong nước) trong tháng 4. Trước đó, Việt Nam đã dừng xuất khẩu gạo từ ngày 24/3 sau quyết định của Thủ tướng tại cuộc họp về an ninh lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19.

Sản xuất nông nghiệp quý I/2020 gặp nhiều khó khăn

Theo Báo cáo số 47/BC-TCTK ngày 27/3/2020 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất nông nghiệp quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản.

Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến trung tuần tháng 3, cả nước gieo trồng được 2.998,7 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 97% cùng kỳ năm 2019, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.076,8 nghìn ha, bằng 98,9%; các địa phương phía Nam đạt 1.921,9 nghìn ha, bằng 96%. Tại các địa phương phía Bắc, thời tiết nắng ấm cùng nguồn nước tưới được cung ứng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng lúa.
Tuy nhiên, dự báo thời tiết sẽ nắng nóng, sâu bệnh gây hại diễn biến phức tạp, cần theo dõi sát diễn biến tình hình sâu bệnh và xử lý kịp thời các ổ bệnh để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa. Sản xuất lúa đông xuân ở các địa phương phía Nam gặp khó khăn do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng, riêng diện tích gieo trồng lúa đông xuân vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm nay đạt 1.546,4 nghìn ha, giảm 57,9 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2019.

Việt Nam chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo vì Covid-19

Xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng tăng cao, tính đến ngày 20/3/2020 có 33,8 nghìn ha lúa đông xuân bị nhiễm mặn, trong đó diện tích mất trắng là 20,2 nghìn ha, chiếm 1,3% diện tích gieo trồng.

Tính đến giữa tháng 3/2020, các địa phương trong cả nước đã gieo trồng được 312,9 nghìn ha ngô, bằng 98,7% cùng kỳ năm trước; 56 nghìn ha khoai lang, bằng 91,1%; 13,4 nghìn ha đỗ tương, bằng 89,3%; 113 nghìn ha lạc, bằng 93,5%; 543,8 nghìn ha rau đậu, bằng 101,5%. Trong quý I/2020, một số cây công nghiệp lâu năm đã cho thu hoạch. Trong đó, sản lượng điều đạt 149,8 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; hồ tiêu đạt 137,6 nghìn tấn, tăng 2%; cao su đạt 115,1 nghìn tấn, tăng 3,5%.

Sản lượng một số loại cây ăn quả đã tăng. Cụ thê, bưởi đạt 140 nghìn tấn, tăng 12%; thanh long đạt 390 nghìn tấn, tăng 10%; cam đạt 229,3 nghìn tấn, tăng 8%; xoài đạt 107,7 nghìn tấn, tăng 4,5%; dứa đạt 245,3 nghìn tấn, tăng 3%; nhãn đạt 82,6 nghìn tấn, tăng 3%; chôm chôm đạt 41,9 nghìn tấn, tăng 1,9%; chuối đạt 592,4 nghìn tấn, tăng 1,3%.

Việt Nam sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho người dân

Chăn nuôi trâu bò nhìn chung ổn định. Đàn trâu cả nước tiếp tục xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế không cao; đàn bò phát triển khá do thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán thịt bò hơi ở mức cao nên người nuôi có lãi.

Chăn nuôi lợn có xu hướng dần hồi phục trở lại, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục được kiểm soát với 41/63 địa phương công bố hết dịch. Ước tính tổng đàn lợn cả nước tháng Ba giảm 17,5% so với cùng thời điểm năm 2019; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I/2020 đạt 811 nghìn tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước.

Chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển do các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô, tuy nhiên dịch cúm gia cầm còn xuất hiện ở một số địa phương và thời tiết mưa ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm tồn tại, lây lan nên cần có biện pháp để phòng, chống dịch hiệu quả.

Tính đến ngày 25/3, cả nước không còn dịch tai xanh và dịch tả lợn châu Phi không phát sinh thêm ổ dịch mới, có 6 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại 5 địa phương và 6 ổ dịch lở mồm long móng tại 4 tỉnh chưa qua 21 ngày.

Thảo luận