Có hay không việc bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo sau một ngày?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamGạo Việt Nam
Gạo Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không hề có chuyện Thủ tướng Chính phủ Việt Nam bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo chỉ sau một ngày ban hành, mà vẫn giữ nguyên chủ trương đó, nhưng có điều chỉnh để hạn chế bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Hôm 25.3, Tổng cục hải quan đã có công điện hỏa tốc gửi Cục Hải quan các tỉnh và thành phố của Việt Nam về việc tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với mặt hàng gạo các loại từ 0h ngày 24/3. Việc này được triển khai dựa trên  kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chỉ một ngày sau khi đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương lại kiến nghị Thủ tướng chính phủ cho xuất khẩu gạo trở lại để có thời gian đánh giá lại sản lượng và hợp đồng xuất khẩu đã ký.

Vì sao Việt Nam phải tạm dừng xuất khẩu gạo?

Xuất khẩu gạo - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ Bộ Công thương đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu gạo
Kết luận của Thủ tướng Việt Nam về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 (tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020” ngày 18/3) được các chuyên gia  đánh giá là hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay. Kết luận này đề cập đến tình hình bảo đảm an ninh lương thực trong nước trên cơ sở xem xét báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về canh tác và thu hoạch, Bộ Công thương về xuất nhập khẩu lương thực và lưu thông hàng hóa lương thực, Bộ Tài chính về dự trữ quốc gia đối với lương thực và một số bộ ngành có liên quan. Trong đó, vấn đề dự trữ quốc gia về lương thực là quan trọng nhất, là chốt chặn cuối cùng để bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh và các tình huống an ninh phi truyền thống khác.

“Quyết định của Thủ tướng Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo không phải là ngẫu nhiên mà xuất phát từ một quan điểm bất di bất dịch của Nhà nước Việt Nam hiện nay cũng như của dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là “TÍCH CỐC PHÒNG CƠ”. Quan điểm này cũng thống nhất với quan điểm kinh tế truyền thống là “PHI NÔNG BẤT ỔN””, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Thực tế cho thấy rõ rằng, trong những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng không chỉ cho Việt Nam mà cả thế giới. Nhu cầu đối với một số nhu yếu phẩm, trong đó có gạo đang tăng rất nhanh. Và có thể thấy, một số nước đã  tăng dự trữ lương thực để bảo đảm nhu cầu đời sống cho người dân.

Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2019 - 2020 sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế SRP trên cánh đồng Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 5B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chính thức tạm dừng xuất khẩu gạo vì Covid-19

Hiện giá lúa gạo trên thị trường thế giới cũng biến động mạnh. Theo Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 930 ngàn tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo trong nước cũng đã có biến động theo chiều hướng chung trên thế giới, tăng từ 20% - 25 % tuỳ theo từng chủng loại gạo.

“Trước tình hình đó, nếu như việc xuất khẩu gạo vẫn diễn tiến như hai tháng đầu năm, trong tháng 3 này, có thể đối diện rủi ro là thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước. Chính vì vậy, chúng tôi có đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cân nhắc một số phương án, trong đó có phương án tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo; hoặc cũng có thể xem xét cấp giấy phép xuất khẩu gạo”, - Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nói.
 “Khi dịch bệnh tâm lý dự trữ sẽ cao. Chỉ cần thiếu cục bộ ngắn hạn ở đâu đó sẽ lây thành ào ạt dự trữ như Liên Xô thời Perestroika. Chỉ khi đảm bảo an ninh lương thực và dự trữ đủ hãy xuất. Nga cũng tạm dừng xuất khẩu ngũ cốc rồi đấy”, -Một chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Việt Nam nêu quan điểm của mình với Sputnik.

Những gì diễn ra thời gian vừa qua tại Việt Nam cho thấy, Chính phủ Việt Nam đã phải xuất kho dự trữ một lượng lương thực đáng kể để nuôi cả mấy vạn người đang cách ly phòng dịch. Trong đó có cả người Việt từ nước ngoài về và người Việt ở trong nước. Và trong thời gian tới, sẽ phải tính đến việc chu cấp lương thực cho người dân, nếu như dịch bệnh lan rộng hơn nữa. Hiện nay, số người bị cách ly đã tăng cao gấp nhiều lần. Trong khi đó, Chính phủ vẫn phải dành một khối lượng lương thực không nhỏ để trợ cấp đột xuất cho những vùng hạn mặn hoặc trợ cấp thường niên cho các xã thuộc diện nghèo. Bên cạnh đó, vẫn phải bảo đảm đủ dự trữ lương thực cấp chiến lược, nếu tình hình quân sự quốc phòng có biến cố hoặc tình hình an ninh trật tự xấu đi.

“Việc Chính phủ Việt Nam tạm dừng xuất khẩu lương thực trước mắt là để bù đắp lại lượng dự trữ quốc gia đã hao hụt từ nửa cuối năm 2019 đến nay, vừa để có thêm dự trữ đối phó nếu như tình hình dịch bệnh kéo dài, tình hình sản xuất lương thực có thể gặp khó khăn do bão lụt, hạn mặn, sâu bệnh .v.v… Đó là những lợi ích chiến lược lâu dài”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

 “Cần xuất 4 triệu tấn gạo để dân có lợi” – có cần thiết?

Xung quanh lệnh tạm dừng xuất khẩu gạo của Việt Nam còn có những quan điểm khác. Điển hình là cách nhìn của GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ. Ông ta cho rằng, giải pháp hài hòa nhất hiện nay là chỉ giữ lại 1,5 triệu tấn gạo dự trữ, còn lại vẫn xuất đi 4 triệu tấn gạo để nông dân được hưởng lợi.

 “Người dân Đồng bằng sông Cửu Long  đã và đang thu hoạch vụ đông xuân 2019-2020 rất trúng mùa. Với hơn 1,5 triệu ha thì dự tính được từ 5,3 – 5,5 triệu tấn gạo. Trước sự đặt hàng của Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã khiến giá gạo lên từng ngày. Vậy nên cần tiếp tục xuất khẩu gạo để nông dân có dịp hưởng lợi, có kinh tế khá hơn”, - GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ nói.

Nhưng GS Võ Tòng Xuân chỉ nhìn vấn đề từ khía cạnh đời sống dân sinh cũng như từ khía cạnh kinh doanh lương thực. Cũng như những người bình thường khác, ông Võ Tòng Xuân không thể biết được những dự báo có tính chiến lược cũng như lượng dự trữ quốc gia thực sự cần thiết về lương thực của Việt Nam. Đây là vấn đề an ninh lương thực, một lĩnh vực đặc biệt quan trọng có liên quan sống còn đối với toàn bộ nền an ninh quốc gia Việt Nam chứ không đơn giản chỉ là vấn đề sản xuất và kinh doanh lúa gạo.

Hoạt động nghiên cứu giống lúa của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tại Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.  - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới?

Hơn nữa, với tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai đang diễn biến khó lường cộng với dịch COVID-19 chưa biết lúc nào mới kết thúc thì rất khó có thể dự báo chính xác sản lượng lương thực mà Việt Nam sẽ có khi kết thúc năm 2020.

“Đây là một năm đầy biến động bất ngờ, rất nhiều thách thức và khó dự báo nhất từ trước đến nay, không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả với thế giới”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận.
“Tôi cho rằng, quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo của Chính phủ là một biện pháp đảm bảo an toàn lương thực trong nước, khi kinh tế và sản xuất đình trệ thời dịch bệnh”, - PGS-TS Đặng Hoàng Linh, Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam nói với Sputnik

Có hay không việc bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo?

Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc
Về ngắn hạn, việc tạm dừng xuất khẩu lương thực ngay lập tức có thể gây những thiệt hại trước mắt cho các doanh nghiệm thu mua và xuất khẩu lương thực. Một số đơn hàng sẽ bị hủy và có thể phải chịu phạt vi phạm hợp đồng. Một số thị phần lương thực mà Việt Nam mới giành được từ tay các quốc gia có sản lượng xuất khẩu lớn hơn như Ấn Độ, Thái Lan… có thể bị thu hẹp. Và cả vấn đề uy tín đối với các đối tác cũng sẽ bị ảnh hưởng, …

“Bộ Công thương nhận được phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội và các địa phương vùng ĐBSCL, cho rằng có thể số lượng gạo tồn kho ở trong dân lớn hơn, tình hình xuất khẩu trong tháng 3 có thể không tăng mạnh như dự báo, nên xuất hiện nhu cầu phải xác minh lại. Vì vậy chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng cho Bộ Công thương thời gian để làm việc với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, cho phép kiểm tra lại một lần nữa số lượng sản lượng vụ đông xuân, lượng tồn kho trong dân, số lượng tồn kho ở các doanh nghiệp, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, để Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định”, - Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu trả lời phỏng vấn báo chí.

Chính vì những nguyên nhân vừa nêu ở trên mà ngay sau khi nhận được Công văn hỏa tốc số 2102.BCT-XNK ngày 24-3-2020 của Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng cho tạm ngừng thực hiện Thông báo số 121/TB-VPCP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2280/VPCP-NN ngày 25-3-2020 giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (cơ quan quản lý sản xuất lương thực), Bộ tài Chính (cơ quan quản lý dự trữ quốc gia) và một số cơ quan có liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành các công việc:

a) Rà soát, kiểm tra, đánh giá nguồn cung thóc gạo.

b) Tình hình xuất khẩu gạo và dự trữ lưu thông.

c) Tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.

Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15-8-2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định luật khác có liên quan. Mọi việc kiểm tra và báo cáo phải hoàn thành trước ngày 28-3-2020.

Công văn 2280/VPCP-NN cũng nêu rõ rằng: “Trong khi chờ báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành, yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới; đối với các hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết theo đúng quy định của pháp luật sẽ được xử lý cụ thể sau khi nghe Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ trưởng Bộ Công thương báo cáo và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu”.
Lúa gạo - Sputnik Việt Nam
Thái Lan tiến lên vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo

Công văn 2280/VPCP-NN còn nói rõ yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính chịu trách nhiêm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đỏi khí hậu và dịch bệnh hiện nay.

“Không hề có chuyện Thủ tướng Chính phủ Việt Nam bãi bỏ chủ trương tạm dừng xuất khẩu gạo chỉ sau một ngày ban hành, mà vẫn giữ nguyên chủ trương đó, nhưng có điều chỉnh để hạn chế bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp đang thực hiện đơn hàng và để đánh giá chính xác hơn nguồn cung, nguồn dự trữ nhằm bảo đảm tốt nhất vấn đề an ninh lương thực”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận nói với Sputnik.

Cộng thêm, để giảm thiệt hại và trợ giúp cho những người sản xuất lúa gạo và doanh nghiệp, theo các chuyên gia kinh tế, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể thu mua gạo của nông dân nhằm tăng thêm kho dự trữ quốc gia.

“Và rất cần phải nói thêm rằng một số thế lực phản động, thù địch với Việt Nam tung tin rằng Chính phủ Việt Nam bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo vì sức ép của Trung Quốc muốn mua một khối lượng lớn lương thực của Việt Nam tăng gấp 6 lần so với năm 2019 là điều hoàn toàn bịa đặt, dựng chuyện và xuyên tạc sự thật nhằm kích động sự hằn thù giữa người Việt Nam với người Trung Quốc”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói.

P.S. Hiện nay, Liên bang Nga cũng tạm dừng xuất khẩu ngũ cốc. Theo đánh giá chung thì đây là một bước đi phòng ngừa từ sớm, từ xa và có tính chiến lược của nước Nga trong tình hình thế giới rất phức tạp hiện nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала