Theo ông, nếu sự lây lan dịch coronavirus trên thế giới không thể được kiểm soát trong tương lai gần, việc phục hồi kinh tế sẽ rất khó khăn, đòi hỏi hành động phối hợp từ tất cả các quốc gia. Nhưng các chuyên gia cho rằng khó có thể xảy ra điều này.
Zhu Jun lưu ý: hành động tích cực của Ngân hàng trung ương các nước phát triển chỉ bao gồm các biện pháp kích thích tiền tệ. Tuy nhiên, điều này không giúp đối phó nhanh hơn với nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng và kiểm soát tình hình dịch tễ. Không giống như các cuộc khủng hoảng trước đây, thường bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng hoảng hiện nay đang chín muồi trong nhiều lĩnh vực thực sự của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán (đặc biệt là ở các nước phương Tây) quá nóng, chỉ mang thêm rủi ro tài chính tiềm ẩn. Do vốn hóa các công ty tăng rất nhanh, trong trường hợp hoảng loạn, một sự điều chỉnh mạnh của thị trường có thể xảy ra, và do đó, giá trị tài sản giảm mạnh.
Tuy nhiên, đây chỉ là hậu quả, không phải là nguyên nhân. Cuộc khủng hoảng hiện nay là do sự dừng lại các hoạt động trong nền kinh tế các nước, vì để ngăn chặn lây lan dịch bệnh, cần phải ngừng sản xuất và buộc đại đa số dân chúng tuân thủ kiểm dịch. Điều này có hiệu ứng domino lên hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế thực. Như thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov bình luận về tình hình ở Liên bang Nga, việc tháng 4 được tuyên bố không làm việc theo sắc lệnh của tổng thống Nga - một gánh nặng lớn đối với toàn bộ doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhưng chính quyền quyết định rằng điều chính yếu trong tình hình dịch bệnh là cuộc sống và sức khỏe con người. Ông Peskov cũng nói cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch gây ra sẽ còn sâu sắc hơn, và mọi người cần phải chuẩn bị cho điều đó. Ông cho rằng cần đến sự phối hợp hành động và các biện pháp chống khủng hoảng từ nhiều quốc gia.
Quan điểm của Nga và Trung Quốc về cách giải quyết hậu quả kinh tế của dịch coronavirus rất giống nhau. Trước đó, Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chen Yulu nói cơ quan quản lý đang thảo luận về cách tiếp cận chung để giải quyết cuộc khủng hoảng với các đồng nghiệp từ FED và IMF, và kêu gọi đặc biệt chú ý đến các chính sách thương mại, tiền tệ và tài khóa. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 khẩn cấp vừa qua, Trung Quốc cũng kêu gọi phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để khôi phục nền kinh tế toàn cầu nhằm đối phó với dịch coronavirus. Trái ngược với cuộc khủng hoảng năm 2008, Trung Quốc sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong sự phục hồi chung của nền kinh tế thế giới. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc đã đối phó thành công với hậu quả của dịch coronavirus, Alexander Gabuev - giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Carnegie Moskva, nói với Sputnik.
«Trung Quốc có thể giảm thiểu tổn thất nhanh nhất có thể trong khuôn khổ lộ trình phục hồi tổng thể, vì họ có thể nhanh chóng đưa ra các biện pháp kiểm dịch cứng rắn và giúp giảm thiểu thiệt hại cho con người. Đồng thời, với sự trợ giúp của các biện pháp hỗ trợ nhà nước tích cực, Trung Quốc có thể tăng tốc phục hồi kinh tế vào năm 2021-2022».
Ơ Trung Quốc, 90% doanh nghiệp lớn đã tiếp tục công việc. Trong khi Chỉ số quản lý mua hàng PMI xuống đáy còn 35,7 vào tháng 2 và quay trở lại tăng trưởng đến con số hơn 50, thì thị trường chứng khoán phương Tây trải qua sự sụp đổ thực sự. S & P mất 20%, Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones và FTSE 100 của Anh trải qua đợt giảm giá tồi tệ nhất kể từ năm 1987, mất khoảng một phần tư. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI AC World đã giảm 21,27% trong khoảng thời gian kể từ đầu năm, năm 2008 chỉ số này giảm 22,77%.
Trước suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch gây ra, có vẻ hợp lý khi cùng nhau xây dựng giải pháp chung cho các vấn đề, và phát triển một chiến lược chung. Tuy nhiên, Gabuev cho rằng khó có thể tìm ra quyết định chung cho vấn đề này, mặc dù dịch bệnh có thể kéo dài khá lâu. Lý do cho tất cả những điều này - mâu thuẫn địa chính trị.
«Cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng trực tiếp phụ thuộc vào tình hình dịch tễ học. Tôi cho rằng một giải pháp dài hạn như tiêm chủng sẽ không được tìm thấy cho đến mùa hè năm 2021. Trong trường hợp này, Trung Quốc ở trong điều kiện thuận lợi hơn, bởi vì họ có thể dập tắt được «đám cháy” kinh tế bằng tiền dự trữ. Tuy nhiên, một giải pháp chung khó có thể thực hiện do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cường quốc. Trong tình huống này, người thua lỗ ít nhất sẽ thắng. Cho đến nay, Trung Quốc là ứng cử viên chính cho vai trò này».
Hoa Kỳ không muốn phối hợp chính sách của mình với các quốc gia khác ngay cả khi chính họ phải chịu đựng và không thể tự mình giải quyết tình huống này. Một ví dụ là giá dầu giảm không chỉ do dịch coronavirus mà còn do một số nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, không đồng thuận về sản lượng dầu khai thác. Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận các bên tham gia thỏa thuận OPEC + có thể giảm sản lượng 10 triệu thùng mỗi ngày trong quý I năm 2020 để duy trì giá dầu. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi sẵn sàng thực hiện thỏa thuận chỉ khi Hoa Kỳ tham gia. Mặc dù các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ đã đồng ý chấp nhận tất cả: họ phải chịu đựng thiệt hại nhiều nhất từ việc giá nhiên liệu đen thấp do chi phí khai thác cao, nhưng nhóm vận động hành lang sản xuất dầu trong chính phủ Mỹ phản đối mạnh mẽ mọi hạn chế về sản lượng.
Washington cũng ngoan cố trong cuộc chiến chống lại coronavirus. Trong hội nghị thượng đỉnh G20 mới nhất, Trung Quốc kêu gọi dỡ bỏ các rào cản thương mại và tự do hóa thương mại thế giới nhằm tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Trung Quốc kêu gọi phối hợp các biện pháp kiểm dịch giữa các quốc gia, cùng nhau làm giảm sự lây lan dịch bệnh. Hoa Kỳ hiện vẫn chưa đáp lại, và một số chính trị gia thậm chí còn tự hỏi liệu những hạn chế kiểm dịch quá nghiêm ngặt có được biện minh hay không. Trong khi đó, về số lượng các trường hợp nhiễm coronavirus, Hoa Kỳ từ lâu đã vượt trước Trung Quốc.