Trung Quốc khôi phục lại hoạt động sản xuất

© AFP 2023 / StringerNhà máy tại Trung Quốc
Nhà máy tại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc khôi phục lại hoạt động sản xuất. Vào tháng 3, chỉ số mua hàng của các nhà quản lý PMI đã tăng lên 52, thể hiện sự gia tăng trong hoạt động sản xuất. Thị trường châu Á gia tăng trước số liệu khích lệ này.

Tuy nhiên, Văn phòng Thống kê Nhà nước Trung Quốc cảnh báo: sự tăng trưởng chỉ số liên quan đến con số thấp trong tháng Hai, và tình hình nền kinh tế hiện vẫn chưa tỏ ra ổn định.

Người đàn ông đeo mặt nạ trên nền của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc khôi phục nền kinh tế tiêu thụ

Mặc dù những trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên được ghi nhận ở Trung Quốc, nhưng hiện tại so với tình hình các quốc gia khác, Trung Quốc dường như không còn là tâm chấn dịch bệnh. Số người tử vong nhiều nhất là ở nước Ý (hơn 11 nghìn người), tiếp theo là Tây Ban Nha. Trung Quốc chỉ ở vị trí thứ ba trong bảng danh sách buồn. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tổng cộng tại thời điểm bài viết này, dịch COVID-19 có hơn 785 nghìn người nhiễm bệnh, hơn 37 nghìn người chết, 165 nghìn bệnh nhân hồi phục.

Ở Trung Quốc, sự lây lan dịch bệnh đã được kiểm soát: hầu hết các trường hợp nhiễm mới là nhập khẩu, nghĩa là virus hiện được mang theo từ những người đã bị nhiễm ở nước ngoài. Sau hai tháng ngừng hoạt động, nền kinh tế đất nước bắt đầu phục hồi hoạt động kinh doanh. Ở những khu vực không quá bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, 90% doanh nghiệp lớn đã phục hồi. Các công ty nhỏ cũng dần dần làm việc trở lại.

Tuy nhiên, cơ sở giáo dục ở hầu hết các tỉnh vẫn chưa hoạt động, ngoại trừ Tân Cương, Thanh Hải và Quý Châu, những nơi ít bị ảnh hưởng nhất bởi dịch bệnh.

Việc kiểm dịch trong hai tháng qua gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Vào tháng Hai, chỉ số PMI chỉ là 35,7, cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất. Goldman Sachs dự kiến GDP Trung Quốc sẽ giảm 9% trong quý một và 3% trong cả năm. Ngân hàng Thế giới đưa ra dự báo thậm chí còn tồi tệ hơn: theo ước tính mới nhất, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, trong kịch bản thuận lợi nhất chỉ 2,3%. Trong tình huống như vậy, ban cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc, theo Reuters, đề nghị không thiết lập các chỉ số tăng trưởng mục tiêu cho năm nay, để sau này không phải áp dụng các ưu đãi mạnh mẽ và thanh lý ngập tràn nền kinh tế để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong khi đó, để hỗ trợ nền kinh tế, Trung Quốc áp dụng các biện pháp tài chính và tiền tệ. Mơi đây Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hạ lãi suất mua lại REPO 7 ngày xuống 2,20%, qua đó thực hiện những lời hứa trong hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp G20 về việc áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Trung Quốc trước đây chưa áp dụng các biện pháp kích thích tín dụng, cố gắng tự giới hạn mình trong công cụ tài chính. Ví dụ như các công ty bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm dịch và hoạt động kinh doanh giảm sút đã được gia hạn «kỳ nghỉ tín dụng» cho đến tháng Sáu. Trước đó, Trung Quốc đã hạ thấp yêu cầu dự trữ đối với các ngân hàng, để họ có thể cho vay nhiều hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động ở các khu vực bất lợi nhất về mặt dịch tễ, chính quyền cũng tạm thời cho phép tạm hoãn thanh toán tiền điện. Cuối cùng, theo Tân Hoa Xã, Bắc Kinh đang xem xét khả năng tăng thâm hụt ngân sách, phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt để thu hút tài chính. Những trái phiếu này được phát hành cho các mục đích được xác định nghiêm ngặt: để chống lại hậu quả thảm họa, phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết, cung cấp hỗ trợ cho các ngân hàng lớn nhất, v.v.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đeo mặt nạ bảo vệ - Sputnik Việt Nam
Dịch bệnh Covid-19 sẽ làm tăng vị thế của Trung Quốc trong quá trình khôi phục nền kinh tế toàn cầu

Tuy nhiên, việc khắc phục tình hình nội bộ trong nước sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề. Do liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu trên thế giới, hiện đang giảm do tình hình dịch bệnh phát triển không thuận lợi ở các nước khác. Do đó, mặc dù nền kinh tế đang dần hồi phục bên trong Trung Quốc, các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WB, vẫn hạ thấp dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay, Xu Xuemei - chuyên gia từ Trung tâm Kinh tế, Phát triển Thế giới của Viện Các vấn đề Quốc tế Trung Quốc cho biết.

«Các nhà kinh tế học tin rằng ba động lực chính của tăng trưởng GDP là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Lúc đầu chúng tôi cho rằng dịch bệnh chỉ bùng phát bên trong biên giới Trung Quốc. Do đó người ta tin chúng tôi càng sớm đối phó với dịch bệnh này, thì sự phục hồi kinh tế sẽ bắt đầu càng nhanh. Tuy nhiên, hiện nay virus đang lan rộng ở các quốc gia khác, nhanh hơn nhiều hơn so với Trung Quốc, nên không có nghi ngờ gì về sự gián đoạn trong chuỗi sản xuất toàn cầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc. Và việc giải quyết hậu quả dịch bệnh sẽ kéo dài hơn. Mặc dù tình hình dịch tễ học ở Trung Quốc hiện đang được kiểm soát, nhưng nhu cầu tiêu dùng ở nước ngoài yếu và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục kéo nền kinh tế Trung Quốc đi xuống. Đó là lý do tại sao, tôi cho rằng Ngân hàng Thế giới hiện đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Vì những lý do tương tự, họ cũng giảm dự báo tăng trưởng cho các quốc gia khác».

Tuy nhiên, chuyên gia tin rằng các tác động kinh tế tiêu cực sẽ được loại bỏ trước cuối năm nay. Theo bà Xu Xuemei, trái ngược với cuộc khủng hoảng kinh tế hình thái cổ điển, trạng thái hiện tại gây ra không phải do những vấn đề cơ bản trong nền kinh tế, mà là do tình trạng khẩn cấp. Ngay khi dịch bệnh có thể được khắc phục, nguyên nhân cuộc khủng hoảng sẽ biến mất, bà nói.

Ngân hàng Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam
"Hoặc đi ngang hoặc đi xuống". Viễn cảnh nào cho kinh tế Trung Quốc và kinh tế toàn cầu?
«Tôi lạc quan về tình hình. Mặc dù trong ngắn hạn, dịch coronavirus ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực sẽ dần biến mất khi các quốc gia thực hiện biện pháp hiệu quả ngăn chặn sự lây lan của dịch, cũng như áp dụng các ưu đãi tài chính và tiền tệ. Tuy nhiên, tình hình hiện tại khác với cuộc khủng hoảng kinh điển, xảy ra do những vấn đề cơ bản trong nền kinh tế. Hiện giờ mọi thứ xảy ra do việc lây nhiễm virus đã ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và sản xuất bình thường. Ngay khi dịch bệnh kết thúc, mọi người trở lại với công việc bình thường, hậu cần, dòng vốn, dòng sản xuất được khôi phục - khi đó nền kinh tế sẽ bắt đầu phục hồi nhanh chóng».

Thị trường toàn cầu cũng tin vào những điều tốt hơn, trên nền những con số thống kê khích lệ của Trung Quốc. Chỉ số Shanghai Composite tăng thêm 0,1%, trong khi chỉ số Hang Seng Hồng Kông tăng 1,4%. Thậm chí Kospi của Hàn Quốc và FTSE100 London đã phản ứng lạc quan hơn: mỗi chỉ số tăng 2,2%. Dax của Đức thêm 2,7%, CAC 40 Pháp tăng 1,7%. Mạnh mẽ nhất là S & P500 của Mỹ: tăng hơn 3% trước sự tích cực từ Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала