Covid-19 và mệnh lệnh không để Việt Nam vỡ trận của Thủ tướng Việt Nam

Bộ Y tế chiều 13/4 công bố thêm 3 ca mắc Covid-19, trong đó 2 người liên quan đến ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh, một người Hà Tĩnh về từ Thái Lan. Việt Nam ghi nhận 265 ca mắc SARS-CoV-2.
Sputnik

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, không được lơ là, chủ quan, nếu lơi lỏng sẽ vỡ trận, phá vỡ mọi thành quả mà Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và nhân dân đã nỗ lực kiểm soát dịch bệnh do coronavirus suốt mấy tháng qua.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý cho xuất khẩu khẩu trang y tế và các thiết bị bảo hộ chống dịch cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề trên tinh thần bản thân Việt Nam đã có đủ nhu cầu dự trữ.

Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup báo cáo đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng 13 tháng 4.

Việt Nam ghi nhận 265 người mắc Covid-19: Ổ dịch Hạ Lôi vẫn có ca mắc mới

18h00 chiều ngày 13/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid -19 thông báo, Việt Nam đã ghi nhận thêm 3 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó có 2 ca liên quan đến ổ dịch Hạ Lôi và một người Hà Tĩnh được cách ly ngay sau nhập cảnh. Tổng cộng, Việt Nam ghi nhận 265 ca mắc.

Trong số đó có 160 ca là người đến từ nước ngoài, chiếm 60,4%, 105 trường hợp còn lại là lây nhiễm trong cộng đồng, chiếm 39,6%.

Có nhân viên Samsung Bắc Ninh mắc Covid-19: Ổ dịch Hạ Lôi, chợ hoa Mê Linh phức tạp

Theo thông báo của Bộ Y tế, bệnh nhân 263 là nữ, 45 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Ngày 25/3, bệnh nhân có biểu hiện sốt rét, đau rát họng, ho khan, mệt. Bệnh nhân thuộc diện sàng lọc và được lấy mẫu xét nghiệm ngày 11/4. Bệnh nhân được kết luận dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 13/4. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Về ca mắc Covid-19 số 264, Bộ Y tế cho biết, đây là bệnh nhân nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân thuộc diện sàng lọc và được lấy mẫu xét nghiệm ngày 11/4. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 13/4. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ca mắc Covid-19 số 265 là một bệnh nhân nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ Thái Lan nhập cảnh về Việt Nam qua cửa khẩu Cha Lo, Quảng Bình vào ngày 23/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại điểm cách ly ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ngày 8/4 bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, cho kết quả nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2.

Ngày 12/4, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lại, cho kết quả dương tính với SAR-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Cầu Treo, Hà Tĩnh.

Hiện ở Việt Nam, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 75.291, trong đó có 713 trường hợp cách ly tập trung tại bệnh viện, 15.564 trường hợp cách ly tại cơ sở khác, 59.014 trường hợp được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Covid-19 và mệnh lệnh không để Việt Nam vỡ trận của Thủ tướng Việt Nam

Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu đã công bố một trường hợp khỏi bệnh. 120 trường hợp đang được điều trị tại 14 bệnh viện trong cả nước. Trong số đó, có 22 ca đã có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2, 15 ca khác có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

Bộ Y tế đã nhận chiếc máy thở đầu tiên do Vingroup sản xuất

Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc Covid-19 tại ổ dịch Hạ Lôi
Tại phiên họp Thường trực Chính phủ vào chiều ngày 13/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Tập đoàn Vingroup báo cáo đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng nay. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp kiểm định máy thở để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.

Trước đó, trong phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 3 tháng 4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thông tin, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập, phối hợp với công ty của Mỹ để tổ chức thực hiện và dự kiến sẽ cung ứng sản phẩm cho thị trường Việt Nam vào nửa cuối tháng 4.

Vingroup cho biết, tập đoàn đã sản xuất thử nghiệm thành công các máy đo thân nhiệt với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, tức là thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt hiện có trên thị trường. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, còn với máy xâm nhập là 160 triệu đồng.

Vingroup dự kiến trước mắt sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ công tác chống dịch.

Việt Nam sẽ có chỉ đạo tiếp theo về giãn cách xã hội sau ngày 15/4

Về vấn đề hậu cần chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chiều 13/4 cho biết, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã ký hợp đồng mua 46,15 triệu chiếc khẩu trang y tế, 268.500 khẩu trang N95 (trong đó đã cấp cho các đơn vị 25.800 cái), 174.300 bộ trang phục phòng chống dịch cấp độ 1-2, 90.000 bộ trang phục chống dịch cấp độ 3-4 (đã cấp cho các đơn vị 2.200 bộ).

“Về khẩu trang y tế, hiện chúng ta đã chủ động nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất khẩu trang y tế và quần áo chống dịch. Số lượng này cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước” Ban Chỉ đạo cho biết.

Phi công người Anh đã âm tính với Covid-19 nhưng chưa có dấu hiệu hồi phục
Ban Chỉ đạo cũng khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang kháng nước, kháng khuẩn 870 phục vụ xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu trong nước. Đối với khẩu trang y tế, Ban chỉ đạo giao Bộ Y tế rà soát, thống kê năng lực sản xuất và nhu cầu xuất khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế sau khi đảm bảo mua đủ số lượng cho tình huống dịch đã được phê duyệt, trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20. Bộ Công an và Bộ Y tế cũng được giao nhiệm vụ làm rõ vấn đề găm hàng khẩu trang y tế để xuất khẩu.

“Bộ Y tế đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị quyết 20/NQ-CP cho phép xuất khẩu khẩu trang cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch, xuất khẩu cho các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo nhu cầu trong nước trước khi xuất khẩu”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo đánh giá tình hình dịch Covid-19 trên thế giới chưa thể kết thúc trong những tháng tới. Tại Việt Nam, đã triển khai các giải pháp rất đồng bộ, đặc biệt là yêu cầu đeo khẩu trang, kể cả khẩu trang vải và khẩu trang ngăn giọt bắn của Việt Nam sản xuất. Và thực hiện truy vết theo các các bệnh hiệu quả cả trường hợp F1, F2…

“Lực lượng công an, y tế, chính quyền cùng với hỗ trợ của công nghệ thông tin đã thực hiện rất tốt. Tiếp theo là cách ly xã hội, theo đó, các giải pháp kết hợp với nhau giúp Việt Nam kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 đến hết ngày 15/4, đồng thời tăng cường xử lý những trường hợp vi phạm.

“Sau khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có một Chỉ thị mới, với tinh thần thực hiện nghiêm và tốt các giải pháp Việt Nam đã triển khai, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi tiếp xúc, tăng cường các biện pháp truy vết. Với việc thực hiện giãn cách xã hội, sẽ đề nghị Thủ tướng có các quy định chi tiết, cụ thể hơn trong đó tính đến yếu tố từng địa bàn, các nhóm đối, các ngành nghề sản xuất kinh doanh ”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia cũng nhấn mạnh việc sẵn sàng công nghệ và công cụ kiểm soát sự đi lại và tiếp xúc của mọi người trong xã hội. Tùy vào tình hình dịch bệnh, Việt Nam sẽ có biện pháp tiếp theo sau ngày 15/4.

Dân chủ quan, Việt Nam dễ vỡ trận chống Covid-19?

Chiều nay tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.

Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo Chính phủ biểu dương Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương trong cả nước có nhiều biện pháp cương quyết về cách ly xã hội, thực hiện đồng bộ các biện pháp trong Chỉ thị 15, 16. Nhân dân cũng cơ bản ủng hộ.

Bộ Y tế công bố thêm một ca nhiễm Covid-19, là mẹ của bệnh nhân thứ 257

Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo Thủ tướng, mấy ngày qua, có sự lơi lỏng hơn, người ra nơi công cộng nhiều hơn so với những ngày trước đó. Một số cửa hàng, cửa hiệu thực hiện chưa nghiêm, vẫn mở cửa bán hàng mà đáng lẽ ra thuộc diện đóng cửa.

Thủ tướng cũng bày tỏ, trong khi cả nước cùng nỗ lực chống dịch, đặc biệt là ngành y tế và các cơ quan liên quan tích cực thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhưng tình hình lây nhiễm vẫn xảy ra, nhất là ổ dịch Hạ Lôi mới đây.

“Chúng ta không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác. Chúng ta nói mục tiêu kép nhưng ưu tiên là bảo vệ sức khỏe tính mạng của nhân dân. Không vì kinh tế mà coi thường sức khỏe của nhân dân. Đó là nguyên tắc tối thượng trong xử lý công việc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
“Nếu chúng ta lơi lỏng, dễ vỡ trận, xóa đi thành quả mà Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, nhân dân đã dày công suốt mấy tháng qua”, người đứng đầu Chính phủ cho biết.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam đảm bảo nguyên tắc khóa chặt từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch nhanh ở bên trong. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm ở địa phương của mình, trong ngành của mình, tại cơ sở sản xuất kinh doanh nếu được phép mở theo quyết định của Chủ tịch UBND địa phương.

Covid-19 và mệnh lệnh không để Việt Nam vỡ trận của Thủ tướng Việt Nam

Nhấn mạnh chủ trương hạn chế nhập cảnh vào Việt Nam có lộ trình chặt chẽ, Thủ tướng nêu rõ tinh thần ngăn chặn tối đa nguồn lây từ nước ngoài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng ý với chủ trương kiến nghị của Ban Chỉ đạo yêu cầu thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua việc sử dụng tiền mặt thanh toán.

Bạn sử dụng thời gian tự cách ly để làm gì?Đọc nhiều hơnNấu ăn nhiều hơnCó nhiều thời gian bên gia đình hơnXem thêm nhiều chương trình TV, phim điện ảnh, truyền hìnhCó thời giờ cho sở thích cá nhânChơi thể thaoKhông quan tâm chủ đề này

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn chỉnh và đưa vào ứng dụng phần mềm giám sát, truy vết đối tượng.

Thủ tướng Việt Nam đồng ý cho xuất khẩu khẩu trang y tế và các thiết bị bảo hộ chống dịch cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề trên tinh thần bản thân Việt Nam đã có đủ nhu cầu dự trữ.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch ở khu công nghiệp, đối với công nhân, người yếu thế, các công trường thi công, tăng cường bảo hộ an toàn.

Lãnh đạo Chính phủ biểu dương Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia ngày đêm phân tích dữ liệu, đáp ứng kịp thời tìm kiếm, truy vết các ca bệnh, đối tượng liên quan cũng như sản xuất thiết bị để phục vụ xuất khẩu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo việc học và thi của các trường, các cấp; Bộ Công an, đặc biệt là công an các địa phương có phương án bảo đảm an toàn cho người dân, điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm.

Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 xây dựng một số phương án để ngày 15/4 tới đây, Thủ tướng và Thường trực Chính phủ sẽ xem xét, đánh giá toàn diện kết quả việc thực hiện Chỉ thị 16 và những nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh cũng như xem xét, quyết định phương án phù hợp nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe của nhân dân.

Thủ tướng Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn thông qua việc thực hiện Chỉ thị 16 sẽ hình thành thói quen phòng bệnh trong nhân dân.

Covid-19 và mệnh lệnh không để Việt Nam vỡ trận của Thủ tướng Việt Nam
Thảo luận