Chuyên gia Trung Quốc: Hoa Kỳ trở thành một quốc gia bình thường

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và một số cơ quan liên bang khác kêu gọi Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế tại Hoa Kỳ của China Telecom. Theo Bộ Tư pháp, các hoạt động của China Telecom có thể làm rủi ro đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ. FCC hiện đang xem xét yêu cầu này.
Sputnik

Hiện tại, China Telecom là công ty Trung Quốc cuối cùng hiện vẫn hoạt động cung cấp dịch vụ truyền thông tại thị trường Mỹ. Năm ngoái, China Mobile đã bị thu mất giấy phép. Ngoài ra, Washington áp đặt các hạn chế đáng kể đối với Huawei, cấm công ty tham gia xây dựng mạng viễn thông mới ở nước này, và yêu cầu các nhà khai thác di động và cơ quan chính phủ Mỹ từ bỏ việc sử dụng bất kỳ thiết bị nào của Huawei. China Telecom tại thị trường Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ liên lạc cho người Hoa tại Mỹ. Công ty nhận được giấy phép của FCC vào năm 2007. Trong tất cả những năm này, giống như các đối thủ cạnh tranh khác, công ty hoạt động lặng lẽ tại thị trường Mỹ, tuân thủ các điều khoản trong giấy phép và luật pháp. Tuy nhiên, gần đây, chính sách của Hoa Kỳ bắt đầu thay đổi đáng kể.

Trung Quốc đề xuất kiến trúc mới cho Internet
Trong nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ là người truyền cảm hứng tư tưởng cho việc toàn cầu hóa không gian viễn thông. Internet, ban đầu là hệ thống liên lạc bí mật của Lầu năm góc, đã trở thành  mạng lưới trên toàn cầu với sự ủng hộ của  Washington. Các công ty Mỹ cho đến gần đây đã khởi xướng việc xây dựng hầu hết các tuyến cáp viễn thông dưới biển kết nối tất cả các lục địa trên Trái đất, ngoại trừ Nam Cực. Hiện nay có khoảng 300 tuyến cáp như vậy trên thế giới, đảm nhận hơn 90% tổng số trao đổi quốc tế về lưu lượng truy cập Internet, cũng như cuộc gọi thoại, truyền hình, v.v. Chẳng hạn như Google và Facebook năm 2017 đã bắt đầu đặt một hệ thống các kênh cáp quang trực tiếp từ Los Angeles đến Hồng Kông, Đài Loan, Philippines  - Mạng cáp quang Thái Bình Dương (PLCN). Đại diện các công ty Mỹ lập luận hệ thống này sẽ tăng tốc đáng kể việc chuyển dữ liệu giữa các châu lục,  và cải thiện chất lượng dịch vụ được cung cấp.

Một tuyến cáp có chiều dài 13 nghìn km, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 120 terabit mỗi giây, được cho là sẽ hoạt động vào năm 2018. Tuy nhiên FCC đã không cấp phép. Cơ quan quản lý Mỹ chỉ ra mặc dù Google và Facebook là chủ đầu tư dự án, một số đoạn của hệ thống cáp, đặc biệt đoạn đến Hồng Kông, lại thuộc về Pacific Light Data Communications (PLDC), phần lớn cổ phần do tập đoàn Dr Peng Telecom & Media Group của Bắc Kinh kiểm soát. Do đó Washington cáo buộc doanh nghiệp  Trung Quốc có thể tham gia vào các hoạt động gián điệp (những nghi ngờ tương tự hiện đang được đưa ra chống lại bất kỳ công ty Trung Quốc nào, kể cả Huawei), có nghĩa là tuyến cáp này sẽ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Google và Facebook, đã nhiều lấn khiếu nại với FCC rằng nếu không có hệ thống cáp này, thì người tiêu dùng sẽ chịu tổn thất đáng kể. Cuối cùng thì Washington cũng cho phép chạy một phần của tuyến cáp từ Los Angeles đến Đài Loan, nhưng không được sử dụng đoạn cáp quang ở Hồng Kông.

Chuyên gia Trung Quốc: Hoa Kỳ trở thành một quốc gia bình thường

Tình huống cáp quang, giống như với các công ty viễn thông Trung Quốc, có thể là Huawei, China Mobile hay bây giờ là China Telecom, thật đáng ngạc nhiên khi Hoa Kỳ thích sử dụng cái cớ an ninh quốc gia để giải quyết các vấn đề chính trị. Trước năm 2018, khi cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc bắt đầu, các công ty Trung Quốc hoạt động an toàn tại thị trường Mỹ. Năm 2017, FCC còn cấp phép cho China Mobile vận hành tuyến cáp ngầm dưới biển kết nối trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đại lục. Và khi đó không ai nói đến an ninh quốc gia. Năm 2019, China Mobile bị mất giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông tại Hoa Kỳ được cấp vào năm 2007, và bây giờ có lẽ đến lượt  China Telecom. Rõ ràng, mục tiêu của Washington là đè bẹp một số doanh nghiệp Trung Quốc, Zhang Jiadong - giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ của Đại học Fudan, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Ba công ty điện thoại di động lớn của Trung Quốc ra mắt dịch vụ nhắn tin văn bản 5G

«Tôi tin rằng động cơ chính ở đây là kiềm chế sự phát triển của các công ty Trung Quốc. Nếu không có cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, thì sẽ không có những áp lực như vậy lên các doanh nghiệp Trung Quốc. Ít nhất là trong các hạn chế áp đặt cho Huawei, những động cơ này được ẩn giấu. Trên thực tế, mỗi quốc gia theo đuổi một chính sách tương tự như Hoa Kỳ. Đơn giản ngày trước thì Mỹ là một ngoại lệ - mức độ cởi mở của họ với thế giới bên ngoài cao chưa từng có. Và gần đây, vì lý do an ninh của chính mình hoặc do một số yếu tố khác, Hoa Kỳ đã thắt chặt kiểm soát. Điều này có nghĩa  Hoa Kỳ không còn tuân thủ những lý tưởng tự do tuyệt đối, nguồn nhân lực toàn cầu và đang tự biến thành một quốc gia bình thường. Họ tiếp cận những vấn đề này như những nước khác. Tôi tin rằng đã có một sự thay đổi trong lập trường của Hoa Kỳ trên thế giới và điều này đã dẫn đến những thay đổi tương ứng trong chính trị».

Hoa Kỳ đang ở trong một tình huống khó khăn. Một mặt, quan sát cách các doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng vai trò của họ trong hệ thống viễn thông toàn cầu, Hoa Kỳ đang cố gắng phá vỡ quá trình này bằng các biện pháp hành chính để duy trì vị thế hàng đầu của chính mình. Mặt khác, một số hành động trong quá khứ đã khiến Hoa Kỳ không thể đưa ra cách thay thế khả thi cho các giãi pháp của Trung Quốc. Sau khi bán Lucent Technologies cho Alcatel của Pháp, Hoa Kỳ không còn một công ty viễn thông quốc gia khổng lồ nào. Nokia và Ericsson, mặc dù là các đối tác thân thiện, vẫn không tuân theo hướng dẫn và các nỗ lực của Hoa Kỳ để giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với họ, như sáng kiến ​​mới nhất của Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Bar, cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Do đó Hoa Kỳ đang dần sử dụng các biện pháp của mình: rào cản hành chính ngăn doanh nghiệp vận hành cơ sở hạ tầng mạng chủ chốt đúng hạn, khuyến cáo các nước khác từ chối hợp tác với Huawei. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại không thể đưa ra một ví dụ về một giải pháp thay thế.

Chuyên gia Trung Quốc: Hoa Kỳ trở thành một quốc gia bình thường

Hoa Kỳ liên tục nói về các giá trị của không gian mạng tự do và phổ quát, chê trách một số quốc gia đang tìm cách mở rộng kiểm soát nhà nước đối với mạng quốc gia, trong sự phân mảnh của không gian Internet. Tuy nhiên, chính Mỹ lại góp phần vào sự phân mảnh này. Rốt cuộc, không thể loại bỏ một tay chơi lớn như Trung Quốc khỏi thế giới kỹ thuật số. Nỗ lực can thiệp vào việc xây dựng mạng di động, cáp quang và cơ sở hạ tầng mạng cốt lõi khác, cuối cùng lại cản trở sự phát triển của chính Hoa Kỳ. Trong khi Trung Quốc đã đưa mạng 5G vào hoạt động thương mại trên cả nước, thì Hoa Kỳ mới chỉ thực hiện một loạt các thử nghiệm thí điểm ở các khu vực được chọn. Đồng thời cho đến nay, FCC vẫn chưa quyết định về dải tần sẽ phân bổ cho mạng 5G quốc gia trên toàn quốc.

Thảo luận