WHO công bố danh sách vaccine tiềm năng chống coronavirus

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại có ít nhất 70 loại vaccine tiềm năng chống coronavirus đang được chiết xuất trên thế giới và 3 vaccine trong số này đang qua thử nghiệm lâm sàng.
Sputnik

Vaccine tiềm năng chống virus

Tương ứng với tài liệu của WHO, loại vaccine đang gần hoàn thiện là sản phẩm của công ty CanSino Biologics Inc. tại Hồng Kông và Viện Công nghệ sinh học Bắc Kinh. Vaccine này đã được phê duyệt để thử nghiệm trên người và đang trải qua giai đoạn thứ hai của quy trình thử nghiệm lâm sàng.

Người đầu tiên thử vaccine ngừa coronavirus chia sẻ cảm giác sau khi tiêm

Tiếp đến là vaccine của hai công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Mỹ - Moderna Inc. và Inovio Pharmaceuticals Inc. Trong đó, cả hai công ty trước đây chưa bao giờ chế xuất các sản phẩm như vậy, đã bỏ qua giai đoạn bắt buộc thử nghiệm trên động vật như trong các trường hợp khác, thường kéo dài trong nhiều năm, và ngay lập tức chuyển sang thử nghiệm trên người.

Trong công việc phát triển vaccine có hàng loạt tổ chức tham gia, từ các đại gia dược phẩm và công ty công nghệ sinh học nhỏ bé cho đến các trung tâm học thuật hàn lâm và các nhóm phi kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở chỗ nhanh chóng tạo ra vaccine. Tính đến tốc độ lan truyền mau lẹ của dịch bệnh, sau khi mẫu vaccine được chấp thuận sẽ cần nhanh chóng triển khai sản xuất ở quy mô công nghiệp lớn. Mà điều đó chỉ có thể đối với những đại gia dược phẩm có năng lực sản xuất khổng lồ. Các vaccine tiền lâm sàng hiện đã có sẵn ở các nhà sản xuất nổi tiếng như Pfizer Inc., Johnson & Johnson và Sanofi.

WHO thừa nhận nhịp độ chưa từng thấy về phát triển vaccine chống COVID-19.

Nga phát triển một loại thuốc mới chống coronavirus

Thông thường, để đưa vaccine mới ra thị trường phải mất 10-15 năm nhưng bây giờ các công ty có kế hoạch rút ngắn thời gian này xuống còn 1 -1,5 năm. Điều đó gắn với thực tế là không tìm thấy phương pháp chữa trị và thuốc men nào hiệu quả để chống chủng coronavirus mới hiện đã cướp đi sinh mạng của 110 nghìn người trên khắp thế giới và số ca mắc bệnh dù lên tới hai triệu người nhưng vẫn tăng mỗi ngày.

Các chuyên gia lo ngại rằng tình trạng lược bỏ nhiều giai đoạn cần thiết trong chu trình thử nghiệm vaccine tiềm năng sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro khi sử dụng sau này. Một trong những rủi ro như vậy là phát sinh hiệu ứng của cái gọi là «miễn dịch tăng cường», khi vaccine không dẫn đến xuất hiện khả năng miễn dịch, mà lại làm suy yếu phản ứng của cơ thể người trước virus.

Thảo luận