Người đầu tiên thử vaccine ngừa coronavirus chia sẻ cảm giác sau khi tiêm

© Sputnik / Maxim BogodvidPhòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Cô Jennifer Haller người Mỹ, người đầu tiên trên thế giới thử vaccine ngừa coronavirus, đã kể lại cảm giác của mình trong cuộc trò chuyện với báo The Telegraph.
“Ngày đầu tiên tôi hơi sốt. Sang ngày thứ hai thì tay tôi rất đau. Nhưng chỉ có vậy thôi - sau đó mọi việc đều ổn”, người phụ nữ kể lại, sau khi so sánh việc tiêm loại thuốc này với tiêm chủng cúm thông thường.

Theo nữ tình nguyện viên, cô coi việc tham gia thử nghiệm là một cơ hội góp phần chiến thắng coronavirus. Đồng thời cô tỏ ý tin tưởng rằng dù thế nào đi nữa cũng sẽ tạo ra loại vaccine hiệu quả.

“Tôi tự hào mình là một phần của quá trình này”, Halley nói thêm.

Sắp tới người phụ nữ 44 tuổi ở thành phố Seattle sẽ được tiêm liều vaccine thứ hai, cô sẽ được các chuyên gia theo dõi đến mùa xuân năm 2021.

Cơ quan nghiên cứu sinh học liên bang (FMBA) - Sputnik Việt Nam
Bao giờ chiết xuất được vaccine «an toàn» chống coronavirus?

Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia ở Seattle công bố bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng trên người đối với coronavirus chủng mới SARS-CoV-2 vào giữa tháng Ba. Những người tình nguyện tham gia thử nghiệm sẽ được theo dõi trong vòng một năm.

45 người tình nguyện đã được lựa chọn để thử vaccine, mỗi người trong số họ được tiêm hai mũi vaccine cách nhau 28 ngày với liều lượng như nhau. Bản thân các liều vaccine khác nhau - 25, 100 và 150 microgram. Nghiên cứu sẽ đánh giá về độ an toàn của vaccine và khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch của người tham gia thử nghiệm, cũng như xác định liều lượng vaccine tối ưu nhất.

Loại vaccine đang được thử nghiệm có tên là mRNA-1273, được điều chế tại Viện nghiên cứu ở Seattle, hợp tác với công ty công nghệ sinh học Moderna có trụ sở ở Cambridge, bang Masaschusetts. Loại vaccine này đã được thử nghiệm thành công ở động vật.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала