Ngày tận thế hôm nay: IMF khẳng định sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tình trạng suy thoái kinh tế hiện tại sẽ mang tính sâu sắc nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái và sẽ làm lu mờ cuộc khủng hoảng năm 2009. Thiệt hại mà đại dịch coronavirus gây ra cho thế giới sẽ lên tới con số chín nghìn tỷ đô la.
Sputnik

Bài báo của Sputnik sẽ đề cập tới chủ đề, cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho tình huống gì, và những quốc gia nào sẽ phải chịu thiệt hại nhiều nhất.

Suy thoái sâu

Các ngân hàng đầu tư lớn nhất đang thi nhau đưa ra những lời dự báo ảm đạm. Cụ thể, theo ước tính của JPMorgan, trong hai năm tới, coronavirus sẽ tiêu tốn của loài người 5,5 nghìn tỷ đô la, tương đương với GDP hàng năm của Nhật Bản. Các nhà phân tích cho biết rằng, thiệt hại mà các nước phát triển sẽ phải chịu còn hơn cả những gì xảy ra trong các cuộc khủng hoảng 2008-2009 và 1974-1975.

IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2021

Morgan Stanley chỉ ra rằng, bất chấp các biện pháp chống khủng hoảng mạnh mẽ của chính phủ và Ngân hàng Trung ương, nền kinh tế sẽ chỉ trở lại trạng thái trước khủng hoảng vào quý 3 năm 2021. Deutsche Bank thậm chí còn đưa ra dự báo bi quan hơn: tới cuối năm sau, GDP của các nước phát triển sẽ thấp hơn một nghìn tỷ so với năm 2019.

Tổ chức Thương mại Thế giới đã cảnh báo rằng thương mại quốc tế sẽ trải qua cơn suy thoái sâu sắc nhất kể từ Thế chiến II.

Tuy nhiên, căn cứ dự báo mới nhất có tên là "Đại kiểm dịch", do Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra vào ngày 14 tháng 4, tổng thiệt hại sẽ lớn hơn con số đánh giá của các ngân hàng. Như tuyên bố từ nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinat, chúng ta đang nói về con số chín nghìn tỷ đô la. Con số này tương đương GDP của Nhật Bản và Đức gộp lại.

Theo IMF, năm 2020, nền kinh tế toàn cầu sẽ mất ba phần trăm. Để so sánh: con số này vào thời kỷ khủng hoảng năm 2009 chỉ là 0,08%.

Suy giảm phát triển kinh tế ở mức hai chữ số

Nền kinh tế Mỹ sẽ giảm 5,9%, trước mắt là sự sụt giảm mạnh mẽ theo quý. Căn cứ dự báo của JPMorgan, chỉ số này sẽ lên tới 40%.
Các nhà phân tích được Bloomberg khảo sát tin rằng châu Âu trong ba tháng tới sẽ bị giảm 8,3% GDP. Tổng cộng, từ tháng 1 đến tháng 7, con số này sẽ đạt mười phần trăm và đến cuối năm sẽ là 5,2%. Ý và Tây Ban Nha, hai ổ dịch lớn nhất, sẽ phải chịu nhiều thiệt hại nhất, với các con số suy giảm GDP tương ứng là 7,3% và 5,7%.

Cuộc khủng hoảng hiện tại gây ngờ vực về nguyên tắc thương mại tự do

Nền kinh tế của Anh, theo dự đoán của Bloomberg, sẽ giảm năm phần trăm. Mức giảm kỷ lục sẽ rơi vào quý hai: theo ước tính của Cơ quan quản lý Trách nhiệm Ngân sách của Anh thì con số thiệt hại sẽ lên tới 35%. Đây là sự sụp đổ nghiêm trọng nhất kể từ năm 1956.

Theo ước tính của IMF, nền kinh tế khu vực đồng euro vào năm 2020 sẽ giảm 7,5%, trong khi tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ chậm lại tới mức 1,2%. Dự đoán tiêu cực nhất về suy giảm kinh tế liên quan tới Venezuela (15%).

Trước đó, Trung tâm Phân tích Kinh tế vĩ mô và Dự báo Tầm ngắn (CIAM) của Nga đã công bố các kịch bản xây dựng và kịch bản nghiệt ngã. Như các nhà phân tích chỉ ra, tình hình coronavirus và giá dầu đang phát triển theo kịch bản khủng hoảng, nếu không phải là kịch bản sốc . Và một cuộc suy thoái nghiêm trọng với những hậu quả như nghèo đói gia tăng và thất nghiệp là viễn cảnh không thể tránh khỏi.

"Chúng ta đang phải đối mặt với thực tế tàn khốc của sự gia tăng theo cấp số nhân, nghĩa là, 100 người nhiễm bệnh biến thành mười nghìn trong vài ngày", - ông Gita Gopinat phát biểu trong phần mở đầu của bản báo cáo mà IMF công bố.

Tình hình bất định

Theo IMF thì không thể chờ đợi sự phục hồi kinh tế sớm hơn năm 2021: khi đó, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm 5,8%. Để so sánh: năm 2010, khi kết thúc "Đại suy thoái", con số này là 5,4% (sau khi bị giảm 0,1% trong năm 2009).

Dự đoán nơi có khả năng trở thành ổ phát sinh khủng hoảng kinh tế

Đây là một kịch bản lạc quan dựa trên dự đoán là đại dịch sẽ rút lui vào nửa cuối năm 2020, các hạn chế ở hầu hết các quốc gia sẽ được dỡ bỏ và các biện pháp được thực hiện để chống lại "sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, mất việc làm và khó khăn tài chính toàn hệ thống" sẽ có hiệu lực.

Nếu virus đặc biệt kháng thuốc, hậu quả đối với hoạt động kinh doanh và thị trường tài chính sẽ tàn khốc và lâu hơn dự kiến, điều này sẽ buộc Ngân hàng Trung ương sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để hỗ trợ các hệ thống tài chính và giảm thiểu cú sốc, các nhà kinh tế nhấn mạnh.

"Tất nhiên, nếu liệu pháp chữa bệnh hoặc vắc-xin được tìm ra sớm hơn, điều này sẽ cho phép dỡ bỏ kiểm dịch và sự phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn. Tạm thời tình hình lây lan COVID-19 vẫn đang bất định", - các nhà phân tích của IMF cho biết.
Thảo luận