Cuộc khủng hoảng hiện tại gây ngờ vực về nguyên tắc thương mại tự do

© REUTERS / Dado RuvicXét nghiệm coronavirus dương tính trên đô la và nhân dân tệ
Xét nghiệm coronavirus dương tính trên đô la và nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Toàn cầu hóa đóng vai trò như thế nào trong cảnh lây lan chủng coronavirus và khủng hoảng kinh tế-tài chính do dịch bệnh gây ra? Sputnik đã nêu câu hỏi này với chuyên gia kinh tế Pháp Henri Sterdyniak, tác giả nhiều cuốn chuyên khảo về tiền tệ và kinh tế quốc tế. Một số chuyên gia quốc tế khác cũng đã cho ý kiến.
«Chúng ta cần đúc rút tất cả bài học từ cơn dịch bệnh này về mặt kết cấu toàn cầu của thế giới, cụ thể là các chuỗi giá trị. Cần giảm bớt sự phụ thuộc của chúng ta vào một số nước, đặc biệt là vào Trung Quốc và tăng cường chủ quyền của chúng ta trong thái độ với các chuỗi giá trị», - ông Bruno Le Mairetuyên bố trên đài phát thanh France Inter hôm thứ Hai 9 tháng 3.
Quảng trường San Marco, Venezia, Ý  - Sputnik Việt Nam
Dự đoán nơi có khả năng trở thành ổ phát sinh khủng hoảng kinh tế

Đòi hỏi của Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính về tăng cường chủ quyền tương phản với lập trường tự do của Bộ do ông đứng đầu và của Chính phủ Pháp nói chung. Từ đây nảy sinh câu hỏi về những rủi ro của nền kinh tế thế giới toàn cầu, cũng như về những đối trọng thay thế hiện có. Trong một thế giới mà mọi thứ ngày càng gắn kết ràng buộc với nhau, nơi thiết lập được quan hệ cả giữa những đất nước xa xôi nhất, nơi mọi trao đổi diễn ra nhanh hơn, thì đại dịch như hiện nay là không tránh khỏi.

«Coronavirus nói gì với chúng ta về toàn cầu hóa? 600 năm trước, một loại virus phát tán từ Trung Quốc đã giết chết một nửa cư dân các nước châu Âu khi dạo khắp châu lục này trong hàng thập kỷ. Hôm nay, mọi thứ diễn ra nhanh hơn nhiều», - Giáo sư Pascal Boniface, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ và Chiến lược Quốc tế (Institut de relations internationales et stratégiques - IRIS) cho biết trong bài phát biểu ngày 20 tháng 2 năm nay tại Diễn đàn 20 ở Bamako. 

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik France, nhà kinh tế học Henri Sterdyniak từ  Đài quan sát hệ thống kinh tế Pháp (Observatoire français des conjonctures économiques - OFCE) đã phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế:

«Dịch bệnh coronavirus có hai loại hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, có sự phá vỡ tạm thời trong chuỗi cung ứng, cụ thể là từ Trung Quốc. Thứ hai, khủng hoảng tài chính, có nguy cơ gây khó cho nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính».
Bác sĩ người Đức. - Sputnik Việt Nam
«Mới chỉ là sự khởi đầu» - Chuyên gia nói về sự sụp đổ của thị trường trong bối cảnh khủng hoảng coronavirus
«Cuộc khủng hoảng đặt câu hỏi ngờ vực trước hết với các nguyên tắc thương mại tự do, trong chừng mực nó cho thấy rằng thương mại ở khoảng cách xa là thứ gì đó không chắc chắn thiếu tin cậy, bởi mỗi nước đều phải chịu phụ thuộc vào những gì có thể nhận được từ nhà cung cấp của mình. Sự không chắc chắn thường xuyên liên tục như thế có thể tạo ra nhiều khó khăn. Theo quan điểm của tôi, trong mọi trường hợp cần xem lại sửa đổi những nguyên tắc này do giá cao hơn ở lĩnh vực các vấn đề năng lượng và môi trường. Trong những điều kiện đó, coronavirus thúc đẩy chúng ta tới nhận thức về thực trạng này», - chuyên gia giải thích.
«Điều này giải thích, ví dụ, cho tuyên bố của ông Bruno Le Maire về tăng cường chủ quyền. Nhưng các nước có thể lấy mô hình nào làm trang bị bảo vệ mình khỏi hậu quả tiêu cực của toàn cầu hóa? Có ghi nhận một trong những xu thế, cụ thể ở phương Tây, là chủ nghĩa bảo hộ. Hơn nữa, đường lối bảo hộ đã được thực hiện từ lâu nay ở chính trung tâm của chủ nghĩa tự do», - ông Henri Sterdyniak nhận xét.
«Xu thế trở lại với chủ nghĩa bảo hộ đã bắt đầu ngay cả trước khi bùng phát dịch coronavirus, nhất là ở Mỹ, từ khi Donald Trump lên nắm quyền», - chuyên gia nói.

Chủ nghĩa bảo hộ có giúp đánh bại Covid-19?

Theo quan điểm của ông Henri Sterdyniak, hệ thống thương mại tự do hầu như đã quá già cỗi. Cần một mô hình mới, ổn định hơn, có thể bảo vệ những người dân bình thường trong trường hợp khủng hoảng nghiêm trọng, bất kể là về kinh tế hay vệ sinh dịch tễ. Hơn thế nữa, thậm chí ngay cả khi mô hình mới hàm chứa nguy cơ tạo căng thẳng lớn trong quan hệ quốc tế.

đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Người đoán trước cuộc khủng hoảng năm 2008 đưa ra "dự báo xấu"
«Mỗi nước nên xét lại chiến lược của mình, ví dụ, đặt cược vào nhu cầu nội địa như Donald Trump đã làm. Mà điều đó đang được thực thi trong sự tổn hại cho một số nước vốn không tán đồng. Do đó, có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng, trong chừng mực các nước xuất khẩu mất đi đòn bẩy áp lực của họ», - chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

Tuy nhiên, mô hình đối trọng thay thế hiện có hôm nay ở cấp độ kinh tế và chính trị có những rủi ro riêng, ví dụ, hạn chế tăng trưởng kinh tế hoặc sức mua thấp hơn. Và quan trọng nhất là mô hình mới sẽ không ngăn chặn nổi bất kỳ loại virus nào, tương tự như coronovirus đang lây lan khắp hành tinh.

«Hôm nay, WHO khuyến nghị các biện pháp ít gây hại cho thương mại và kinh tế. Đóng cửa biên giới và cấm vận chuyển ở Hoa Kỳ và Ý, nói chung, không giúp được gì nhiều, vì dịch bệnh nham hiểm sẽ luôn tìm thấy kẽ hở. Những biện pháp đó chỉ có thể tạm thời kìm chậm đà lây lan của virus», - chuyên gia dịch tễ học Serbia Zoran Radovanovic nhận xét như vậy trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала