Thủ tướng dự Lễ khai trương Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

Ngày 18/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Lễ khai trương Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và ứng dụng Bluezone bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Sputnik

Triển khai hệ thống khám bệnh từ xa

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông khai trương chương trình thí điểm khám, chữa bệnh từ xa. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị được Bộ Y tế chọn thí điểm triển khai mô hình này.

Vì sao Việt Nam chính là nước chiến thắng sau đại dịch Covid-19?

Tham dự sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội - GS. TS. Tạ Thành Văn; Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu; đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Tin học hóa, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Bkav, đại diện các bệnh viện vệ tinh và các doanh nghiệp tham dự qua 8 điểm cầu truyền hình.

Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ người dân khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải cho các cơ sở khám, chữa bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đối với những ca bệnh nặng, các bác sĩ ở bệnh viện tuyến cơ sở sẽ được hội chẩn với các chuyên gia tại trung tâm điều hành để có hướng điều trị phù hợp.

Đặc biệt, việc triển khai mô hình khám, chữa bệnh từ xa giúp người dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16/CT-TTg của Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó việc người dân hạn chế đến các cơ sở khám, chữa bệnh nếu không cần thiết cũng là một trong những biện pháp hiệu quả.

Covid-19: Cảm ơn Việt Nam

Thủ tướng ghi nhận và đánh giá cao các lực lượng, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ, các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đã tích cực tham gia trong chiến dịch phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng Việt Nam cần có nền tảng công nghệ để giúp các cơ quan, tổ chức nhanh chóng đưa các hoạt động của mình lên môi trường số, từ đó phục vụ tốt hơn, kịp thời hơn nhu cầu của người dân.

Thủ tướng nhấn mạnh việc ra mắt ứng dụng hôm nay hết sức có ý nghĩa, kịp thời cung cấp cho người dân thêm một công cụ để tự bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ cộng đồng. Đây cũng là xu hướng chung mà nhiều nước, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang thực hiện trong phòng, chống dịch bệnh.

Hệ thống khám bệnh từ xa vừa ra mắt sẽ hoạt động thế nào?

Ngay trong ngày hôm nay, Bộ Y tế thí điểm 1 điểm cầu đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Trung tâm Điều hành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kết nối với 4 đầu cầu gồm: Bệnh viện Đa khoa Mường Khương, tỉnh Lào Cai; Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh; điểm cầu tại Trạm Y tế xã và nhà người bệnh tại thôn Câu Đồng, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa và điểm cầu ở nhà người bệnh mạn tính tại Hà Nội.

Tặng vật tư y tế cho Mỹ và Nhật: Việt Nam là hình mẫu chống dịch Covid-19

Từ các điểm cầu, bác sĩ có thể nối màn hình siêu âm tim lên telemedicine để kết nối với Trung tâm Điều hành, để các bác sĩ từ Trung tâm có thể xem và chỉ đạo trực tiếp.

Với những ca bệnh nặng, các bác sĩ ở bệnh viện tuyến cơ sở sẽ nhập các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh (hình ảnh chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh sóng điện tim, hình ảnh đơn thuốc cũ-mới, xét nghiệm cũ-mới) lên hệ thống. Sau đó sẽ hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ ở Trung tâm Điều hành để có hướng điều trị phù hợp.

Theo Bộ Y tế, việc người dân đã đến lịch tái khám nhưng không thể đi sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp, mỡ máu, có những cơn đau ngực nhưng ngại dịch, trì hoãn đi khám hoặc dùng thuốc có thể gây nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng của bệnh tĩnh mạch, có thể dẫn đến tử vong. Khi triển khai khám bệnh từ xa, tất cả những bệnh nhân này sẽ được các bác sĩ thăm khám trực tuyến bằng một số trang thiết bị y tế tự sử dụng hoặc qua ứng dụng di động.

Thủ tướng dự Lễ khai trương Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

Theo Chỉ thị 16, một trong các biện pháp phòng quan trọng trong chống dịch Covid-19 là người dân hạn chế đến cơ sở khám, chữa bệnh nếu không cần thiết. Để giúp người dân vừa thực hiện giãn cách vẫn được chăm sóc về y tế, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai mô hình khám, chữa bệnh từ xa tới các hộ gia đình, thôn bản, xã phường, quận huyện.

Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ dựa vào kết quả của mô hình triển khai thí điểm để phối hợp mở rộng quy mô tại các tỉnh và thành phố khác, giúp người dân trong cả nước, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó có cơ hội được chăm sóc sức khỏe, giúp phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán bệnh chính xác, điều trị kịp thời và phòng ngừa các biến chứng nặng có thể xảy ra ngay trong thời điểm dịch bệnh Covid-19.

Trong giai đoạn tiếp theo, khi phổ cập công nghệ 5G tại Việt Nam, nền tảng sẽ còn phát triển tính năng phẫu thuật từ xa.

Ra mắt ứng dụng Bluezone giúp định vị truy dấu trường hợp F1, F2

Cũng tại sự kiện, ứng dụng Bluezone đã được ra mắt. Đây là giải pháp dùng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE (Bluetooth low energy).

Cô gái ở Đồng Văn mắc coronavirus, Việt Nam tạm dừng xuất khẩu thuốc chống Covid-19

Điện thoại thông minh (smartphone) được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần. Nếu có trường hợp nhiễm Covid-19 (F0), cơ quan y tế nhập dữ liệu vào hệ thống, hệ thống sẽ gửi dữ liệu F0 đến tất cả các smartphone trong cộng đồng Bluezone. Khi đó, lịch sử tiếp xúc với F0 sẽ được Bluezone trên máy phân tích, so sánh. Nếu có sự trùng khớp, ứng dụng sẽ lập tức cảnh báo cho người dùng về nguy cơ lây nhiễm Covid-19, hướng dẫn liên hệ với cơ quan y tế. Bluezone cũng có thể giúp cảnh báo người thuộc nhóm F2.

Theo giới thiệu, nguyên tắc của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch, ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên điện thoại của người dùng, không chuyển lên hệ thống cũng như không thu thập vị trí của người dùng.

Người dân có thể cài ứng dụng này trên điện thoại, nhằm bảo vệ mình và cộng đồng, góp phần ngăn chặn sự lây lan của vi rút, giúp cơ quan chức năng có thể phản ứng nhanh, chính xác và kịp thời với tình hình.

Ứng dụng sẽ được đưa lên App Store và Google Play trong vài ngày tới. Hiện người dùng có thể tải và trải nghiệm ứng dụng thông qua chương trình mời sử dụng tại bluezone.vn.

Thảo luận