Quốc hội bàn đại sự thời Covid-19: Lập Bộ Thanh niên, phê chuẩn EVFTA, Luật PPP

Phiên họp mang nhiều điểm đặc biệt thời Covid-19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ 20-28/4, bàn nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến các dự luật, dự thảo nghị quyết, phê chuẩn EVFTA, thành lập Bộ Thanh niên và Thể thao cũng như nhiều vấn đề đại sự của đất nước.
Sputnik

Liên quan đến dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong bối cảnh Quốc hội chuẩn bị xem xét thông qua các Hiệp định EVFTA và EVIPA, nhiều đại biểu cho rằng việc xây dựng luật PPP phải hài hoà với các cam kết quốc tế, tránh tình trạng Việt Nam suốt ngày phải đi hầu kiện.

Phiên họp 44: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có ý kiến phê chuẩn EVFTA

Việt Nam đã sẵn sàng phê chuẩn Hiệp định EVFTA
Sáng nay 20/4, Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 44 này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông báo một số nội dung cùng một số thay đổi tại phiên họp này trước tác động của dịch bệnh do coronavirus. Theo đó, Tổng Thứ ký Quốc hội cho rằng, việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ kỳ hợp của các cơ quan hữ quan mới chỉ trình các dự án luật được cho ý kiến vào ngày hôm nay, còn các dự án phục vụ cho chương trình phiên họp ngày mai vẫn chưa được chuyển đến.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị các cơ quan, đơn vị sớm trình tài liệu, hồ sơ để đại biểu có thời gian nghiên cứu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan Quốc hội và Chính phủ trong việc phối hợp chặt chẽ, điều chỉnh chương trình làm việc linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thời dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ và diễn biến phức tạp.

Hiện các Ủy ban của Quốc hội đã họp trực tuyến để thẩm tra, đảm bảo nội dung trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nhiều nội dung lớn cũng được chuẩn bị theo cách thức làm việc mới, trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.

Quốc hội Việt Nam muốn phê chuẩn EVFTA sớm

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu vấn đề còn tồn tại, đó chính là dù Phiên họp lùi hơn một tuần do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS-CoV-2, trước đó Tổng Thư ký Quốc hội cũng có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan bằng hình thức làm việc phù hợp chuẩn bị kịp thời các nội dung nhưng đến hôm nay vẫn còn thiếu một số tài liệu cần thiết. Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

“Điều này cần chú ý. Trong thời gian giãn cách không có nghĩa là không làm việc, để công việc ách tắc. Phải thay đổi phương thức làm việc”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.

Người đứng đầu Quốc hội cũng đánh giá cao tinh thần khẩn trương của Chính phủ trong tiếp thu ý kiến tại phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sớm triển khai gói an sinh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Quốc hội bàn đại sự thời Covid-19: Lập Bộ Thanh niên, phê chuẩn EVFTA, Luật PPP

Dự kiến, trong phiên họp lần thứ 44 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác Công tư (PPP – cho ý kiến lần thứ hai), dự án Luật Thanh niên (bản sửa đổi), dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án Luật Thỏa thuận quốc tế.

EVFTA: Nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và cú hích cho nền kinh tế sau đại dịch Covid-19

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về: Việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội, báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.

Đồng thời, các đại biểu và Quốc hội sẽ cho ý kiến (lần thứ 2) về việc điều chỉnh tỷ lệ khoán kinh phí bảo đảm hoạt động đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016 – 2020, việc điều chuyển một phần nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổng cục Thuế sang Tổng cục Dự trữ nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước và Học viện Tài chính, báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019.

Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

EVFTA và EVIPA được chính thức thông qua: Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam sẽ tăng mạnh

Ngoài ra, trong chương trình làm việc lần này, dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung khác nếu đủ điều kiện. Trong đó có việc xem xét, quyết định việc thành lập 3 thị xã thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Phú Yên và Bình Định, việc thực hiện Nghị quyết số 468 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 còn lại đã chuyển nguồn sang giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26 năm 2016 của UBTVQH để thực hiện hạng mục bổ sung một số dự án, việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và hàng năm từ Bộ Giao thông vận tải sang UBND TP.Đà Nẵng cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế (TP Đà Nẵng).

Ngoài ra, còn nhiều dự án luật và dự thảo Nghị quyết quan trọng như: Dự án Luật Cư trú (sửa đổi), Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội: Cần có Bộ Thanh niên và Thể thao

Sáng 20/4, nhiều thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Luật thanh niên (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu, luật này ra đời thì phải đảm bảo để thanh niên xứng đáng với vai trò của một lực lượng xung kích đi đầu, phải có những công trình được đầu tư công, tạo việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên không có điều kiện học lên cao, chưa có điều kiện học nghề.

Toàn văn phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề “cho tương lai”: “Trong điều kiện hiện nay có cần thiết thành lập Bộ Thanh niên và Thể thao hay không?”, dẫn ví dụ Singapore có diện tích nhỏ và dân số không đông nhưng “họ cũng  có”.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thời kì hiện nay, Việt Nam cần cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, đổi mới cơ chế quản lý. Thanh niên cần có trách nhiệm quản lý Nhà nước chứ không phải chỉ vận động mà không được quyết định, thanh tra hay kiểm tra.

Như vậy, theo lãnh đạo Quốc hội, sẽ không “đẻ” thêm hay nảy sinh cơ quan mới và không tốn thêm kinh phí mà là điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ (hiện nay ngân sách hàng năm giao cho Trung ương Đoàn cũng như một bộ).

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về thanh niên mà lâu lâu mới họp một lần và chẳng có cơ quản lý nhà nước thì hiệu quả không cao.

“Đất nước giải phóng 45 năm rồi mà thanh niên vẫn là Đoàn Thanh niên, chẳng có chức năng quản lý. Phải có cách nhìn khác về thành niên, cần cho chức năng quản lý Nhà ước đàng hoàng như một bộ”, Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến.

Người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh vấn đề này chưa thể thực hiện được ngay nhưng cần nghiên cứu trong tương lai. Nếu luật này được thực thi sẽ phát huy được khả năng và vai trò xung kích của thanh niên, cống hiến được nhiều hơn cho Tổ quốc.

Trung Quốc chậm sáu ngày và bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn đại dịch coronavirus

Cho ý kiến vào dự thảo luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết hiện các chính sách được thiết kế đi theo hướng gồm cả lĩnh vực (như học tập nghiên cứu, việc làm, khởi nghiệp, văn hóa, sức khẻo, thể dục thể thao...) nhưng cũng đi theo hướng đối tượng. Tuy nhiên, cần xác định đối tượng đặc thù ở đây là gì vì một số đối tượng đã có luật khác điều chỉnh như người nhiễm HIV, khuyết tật, chấp hành xong án phạt...

 “Nên tập trung vào mấy đối tượng mang tính đặc thù như thanh niên tình nguyện, thanh niên xung phong, thanh niên người dân tộc thiểu số, đối tượng từ 16-18 tuổi. Tập trung xây dựng lực lượng mang tính nòng cốt này. Còn cứ chạy theo các nhóm đối tượng quá rộng thì không chi tiết được”, bà Lê Thị Nga cũng nhấn mạnh.

Ông Lê Quốc Phong- Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh báo cáo tại phiên họp, cần có chính sách cụ thể để tạo điều kiện, không gian, môi trường giúp thanh niên phát huy khả năng, làm được nhiều hơn cho Tổ quốc. Việc xây dựng các khung chính sách có tính bao quát, đầy đủ để có định hướng cũng gặp khó khăn do thanh niên có ở các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, ông Phong cho rằng khung hiện nay cơ bản đáp ứng được ở góc độ nội dung. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để góp ý với cơ quan soạn thảo để bật lên được các chính sách cho thanh niên phát huy khả năng của mình trong sự phát triển của đất nước..

Dự án luật PPP: Làm không khéo suốt ngày đi hầu kiện, nhà đầu thì e ngại

Tiếp tục chương trình làm việc của phiên họp 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ký kiến về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Quốc hội Việt Nam phải họp trực tuyến nửa kỳ họp vì Covid-19

Báo cáo một số vấn đề giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận định, về quy mô đầu tư dự án PPP (khoản 3 Điều 5), dự thảo Luật xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách (ĐBQH) đề xuất 2 phương án.

Đầu tiên là Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 5, nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng. Đối với các dự án đầu tư tại vùng sâu, vùng xa chủ yếu thực hiện thông qua đầu tư công, vì nếu đầu tư qua phương thức PPP sẽ không bảo đảm nguồn thu để duy trì việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công, cũng như khó thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư cùng Nhà nước.

Phương án thứ hai chính là Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với từng lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục - đào tạo, y tế hoặc theo địa bàn như đô thị, đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Quy định này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những địa bàn khó khăn, có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội và giúp nhiều đối tượng được thụ hưởng trong khi nguồn lực đầu tư công còn hạn hẹp, không đáp ứng nhu cầu. Tổng hợp ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên trách, đa số ý kiến nhất trí phương án 2.

Phó Chủ tịch Tòng Thị Phóng nêu quan điểm, quy định phải thể hiện tư duy cởi mở khi có sự đan xen sở hữu để huy động vốn giữa nhà nước và tư nhân, qua đó thu hút nhà đầu tư. Bà Tòng Thị Phóng cũng đồng tình với việc chia sẻ tăng, giảm doanh thu và rủi ro thì nên 50%-50%.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì cho rằng, dự luật nếu không có chế định chia sẻ rủi ro thì khó tạo sức hút, hay động lực.

“Ý kiến chuyên gia cho thấy, kinh nghiệm quốc tế đều có sự chia sẻ trong PPP. Tăng thu chia sẻ 50%-50% thì hụt thu, thất thu do lỗi khách quan và chủ quan của Nhà nước (như điều chỉnh quy hoạch, chính sách làm ảnh hưởng) thì cũng cần theo tinh thần chia sẻ như nhau”, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu bày tỏ.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì nêu ý kiến, đề nghị làm rõ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, việc điều chỉnh tăng vốn nhà nước lên mà không tăng vốn tư nhân lên thì cũng cần phải cân nhắc.

“Tỷ lệ này nếu tăng thì phải cùng tăng, không nên quy định quá nguyên tắc sẽ khó khả thi. Đồng thời cũng cần làm rõ vấn đề những dự án thuộc lĩnh vực Quốc phòng sẽ chỉ định thầu, như vậy có hợp lý trong dự Luật này không?”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nêu vấn đề.

Quốc hội Việt Nam muốn phê chuẩn EVFTA sớm
Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhìn chung, các quy trình còn chặt hơn cả đầu tư công, tuy nhiên, trách nhiệm Nhà nước trong thanh toán thế nào không nói đến.

“Họ thi công xong rồi lại chạy xin, chờ thanh toán. Nhà nước phải cam kết thì người ta mới yên tâm, nếu không họ sợ chả dám làm. Xin thanh toán được mệt lắm”, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

Về dự luật này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình một số vấn đề.

Thứ nhất, theo Bộ trưởng, quy định về cơ chế chia sẻ rủi ro đã được cụ thể hoá theo hướng chặt chẽ hơn, chỉ xem xét việc áp dụng chia sẻ rủi ro khi doanh thu của dự án bị sụt giảm do lỗi từ phía Nhà nước. Hướng tới mục tiêu thu hút nhà đầu tư, tạo niềm tin và sự an tâm cho họ khi bỏ vốn vào các dự án có thời gian thu hồi vốn kéo dài, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cần phải có quy định nội dung đặc thù đối với trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án, hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP, pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án PPP, thể hiện cam kết của Nhà nước về mặt pháp lý đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với các dự án.

Về kiểm toán, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu, quy định về hoạt động kiểm toán Nhà nước tại dự thảo gồm kiểm toán tuân thủ về quá trình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP. Hai, kiểm toán việc sử dụng vốn Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm (nếu có). Ba, kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trên cơ sở các chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ của dự án PPP. Bốn, kiếm toán khi chuyển giao cho Nhà nước, thực hiện kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP.

Bộ Trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất nên làm theo phương án 1 đồng thời nhấn mạnh, nên cởi mở hơn để thu hút các nhà đầu tư.

“Kiểm toán 4 đoạn như thế này thì khá là phức tạp, nhà đầu tư e ngại lắm”, ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, phải kiểm toán, vì PPP cũng là tài sản công, nên phải làm chặt chẽ rõ ràng. Đồng thời, cũng sẽ cân nhắc xem kiểm toán ở khâu nào cho phù hợp, không làm nhà đầu tư phát hoảng.

“Nếu quy định không chặt thì suốt ngày đi hầu kiện, chúng ta có những bài học rồi, phải ghi cụ thể nếu có áp dụng thì khoản nào, điều nào. Do đó phải rà soát thật kỹ, mất thời gian cũng phải rà”, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển thẳng thắn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng thì lưu ý, trong bối cảnh Quốc hội chuẩn bị xem xét thông qua các Hiệp định EVFTA và EVIPA, việc xây dựng luật PPP phải hài hoà với các cam kết quốc tế, tránh tình trạng vừa ban hành lại phải sửa đổi. Ngoài ra, dự án luật này liên quan đến nhà đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài và kinh nghiệm cho thấy có trường hợp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật, do đó nếu không quy định thì có thể xảy ra tranh chấp, khi đó khó giải quyết.

Dự kiến, dự án luật PPP sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội tới đây.

Thảo luận