Việt Nam bác bỏ Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc

Liên quan đến những căng thẳng mới nhất ở Biển Đông, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ việc thành lập cái gọi là khu Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và Nam Sa (quần đảo Trường Sa) ở Biển Đông.
Sputnik

Việc Bắc Kinh thành lập cái gọi là 2 huyện Tây Sa và Nam Sa là đòn đánh phủ đầu tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán của cả Việt Nam và Philippines. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, hành động gây hấn của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và gây phức tạp tình hình Biển Đông.

Trong khi đó, dư luận Việt Nam hết sức phẫn nộ vì hành động ngang ngược, khiêu khích và kích động của Trung Quốc. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các tầng lớp nhân dân Việt Nam khẳng định, Hà Nội có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam phản đối Trung Quốc lập Tây Sa, Nam Sa ở Biển Đông

Việt Nam hoàn toàn nhất quán lập trường phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi liên quan.

Việt Nam không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông

Liên quan đến việc Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là khu Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa - Việt Nam) và khu Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa - Việt Nam) tại thành phố Tam Sa ngày 18/4/2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã đưa tuyên bố chính thức:

“Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa và các hành vi liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Cùng với đó, người đại diện Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, đồng thời hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan và không có những hành vi tương tự trong tương lai, gây ảnh hưởng đến hòa bình chung và sự ổn định trong khu vực cũng như quan hệ giữa hai nước.

Chủ tịch huyện Hoàng Sa phản đối quyết định sai trái của Trung Quốc

Tối ngày 19 tháng 4, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng đã ra Thông cáo về việc Trung Quốc thành lập cái gọi là khu Tây Sa và khu Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa.

Thiết bị quân sự mới của Trung Quốc có thể được sử dụng trên các đảo ở Biển Đông

Nội dung Thông cáo nhấn mạnh, với tư cách là chính quyền địa phương thuộc thành phố Đà Nẵng, trực tiếp quản lý quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, UBND huyện Hoàng Sa kiên quyết phản đối việc Trung Quốc ban hành quyết định thành lập cái gọi là khu Tây Sa và Nam Sa thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa.

Đây cũng là lập trường xuyên suốt đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 26/2012/NQ-HĐND ngày 04/7/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng và các tuyên bố của UBND huyện Hoàng Sa liên quan đến cái gọi là thành phố Tam Sa.

“Việt Nam là quốc gia đầu tiên khai phá, chiếm hữu và xác lập chủ quyền một cách liên tục, hoà bình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, Thông cáo có đoạn.

Theo nội dung văn bản đăng tải trên trang web chính thức của mình, UBND huyện Hoàng Sa nhấn mạnh hành vi vừa qua của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và trái với các thỏa thuận giữa hai nước và khu vực, làm phức tạp tình hình ở khu vực Biển Đông và tổn hại đến các nỗ lực hợp tác giữa các nước.

“UBND huyện Hoàng Sa kịch liệt phản đối và yêu cầu Trung Quốc huỷ bỏ ngay lập tức quyết định sai trái trên, chấm dứt ngay các hoạt động bất hợp pháp trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, thông cáo nêu rõ.

Trung Quốc lập Tây Sa và Nam Sa thuộc Tam Sa ở Biển Đông

Ngày 18/4, mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đưa tin cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua quyết định thành lập cái gọi là huyện đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa. Đây là đơn vị hành chính mà Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập vào năm 2012 để quản lý “Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa” - cách Bắc Kinh gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Báo Trung Quốc: Việt Nam bất lực trước Covid-19 nên gây chuyện ở Biển Đông

Theo CGTN, ngoài việc quản lý các đảo, đá và thực thể tại hai quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, chính quyền Tây Sa và Nam Sa sẽ quản lý luôn các vùng biển xung quanh với khoảng 1.800 cư dân sinh sống ở Tam Sa.

Theo đó, trụ sở huyện đảo Tây Sa sẽ đặt ở Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Trụ sở Nam Sa được đặt ở đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trên thực tế, đá Chữ Thập là một trong 7 thực thể tại Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng, kiểm soát, cải tạo bất hợp pháp thành đảo nhân tạo.

Chính quyền Bắc Kinh đã ngang nhiên xây dựng các đường băng, nơi bảo quản máy bay chiến đấu, rađar, nhà cao tầng và các công sự chiến đấu khác bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Philippines và cộng đồng quốc tế ở những thực thể này.

Philippines phản đối Trung Quốc lập Tây Sa, Nam Sa

Việt Nam quyết không để Trung Quốc chiếm Biển Đông
Cựu Ngoại trưởng Albert Del Rosario ngày 19/4 đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ Philippines phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” nhằm hiện thực hóa tham vọng phi lý kiểm soát toàn bộ Biển Đông, nơi Philippines và các quốc gia châu Á khác cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ phản đối hành động gần đây của Trung Quốc khi tàu của nước này đã đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam vào ngày 8/4 vừa qua”, cựu Ngoại trưởng Del Rosario phát biểu với mạng truyền hình GMA Network, nhắc đến tuyên bố phản đối Trung Quốc của Bộ Ngoại giao Philippines hôm 8.4 về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa ngày 2.4.

Cựu Ngoại trưởng Albert Del Rosario cũng nói Trung Quốc thừa cơ lợi dụng đại dịch Covid-19 để đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông, gây thiệt hại cho các nước ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế.

“Ngay cả khi chúng ta đang nỗ lực chống lại đại dịch Covid-19 đe dọa mạng sống thì cũng không được để mất chủ quyền quốc gia đã được luật pháp quốc tế công nhận và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với thế hệ hiện nay và tương lai của Philippines”, ông Albert Del Rosario nêu rõ.
Trung Quốc làm ảnh hưởng nghiêm trọng hòa bình ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc lên LHQ về Biển Đông: Bộ Ngoại giao lên tiếng
Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, giáo sư danh dự tại đại học New South Wales, Australia, ông Carl Thayer đánh giá những hành động mới nhất của Trung Quốc là “kích động, khiêu khích”, “bất hợp pháp” và không có cơ sở luật pháp quốc tế.

“Luật pháp quốc tế không bao giờ công nhận chủ quyền có được thông qua cưỡng đoạt, xâm chiếm”, GS.Thayer chia sẻ.

Động thái mới nhất của Bắc Kinh cũng vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vốn đã được Trung Quốc và các thành viên ASEAN đồng thuận vào năm 2002.

GS. Carl Thayer đã chỉ ra Điều 5 của DOC, trong đó nêu rõ: “Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông”.

“Hành động đơn phương của Trung Quốc làm phức tạp nghiêm trọng những tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, sự ổn định ở Biển Đông”. GS. Thayer nói.
“Giới cầm quyền Trung Quốc sẽ ban hành những quy định và chỉ thị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền và quyền tài phán của cả Việt Nam và Philippines”, vị chuyên gia nêu rõ.

Ông Thayer cũng cảnh báo rằng tuyên bố của Trung Quốc về khu hành chính mới ở Trường Sa “là động thái tiên quyết nhằm đẩy lùi yêu sách chủ quyền của Việt Nam và Philippines” đối với quần đảo này.

Lập Tây Sa và Nam Sa: Trung Quốc vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế

Mỹ quan tâm đến việc vụ tàu đánh cá Việt Nam bị chìm ở Biển Đông
Trước sự việc Trung Quốc phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là huyện Tây Sa và huyện Nam Sa trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam, nhân dân, trí thức và dư luận Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về vấn đề này.

“Chủ quyền có từ lâu đời, trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, ông cha chúng ta đã xác định chủ quyền cách đây mấy thể kỷ. Chúng ta liên tục khẳng định cho đến bây giờ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta có quyền đưa ra các cơ quan tố tụng quốc tế. Tôi cũng thấy rằng Việt Nam nên sử dụng các biện pháp hòa bình hoàn toàn hợp pháp đó.”, luật sư Nghĩa đưa ra kiến nghị.

Về phần mình, Đại biểu Lê Công Nhường (đoàn Đại biểu Bình Định) cho biết, việc Bắc Kinh thành lập cái gọi là 2 huyện Tây Sa và Nam Sa là hành vi nghiêm trọng, trái với luật pháp quốc tế, vi phạm đặc biệt chủ quyền, quyền chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.

“Ngang nhiên ra quyết định thành lập 2 huyện là hành động đáng lên án chắc chắn là phải đưa ra tòa quốc tế để xem xét. Theo luật pháp quốc tế không thể nào ngang ngược, ỉ sức mạnh độc bá Biển Đông. Lịch sử đã chứng minh, khẳng định hai cái quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là mảnh đất của Việt Nam và không thể chối cãi được. Toàn thể nhân dân Việt Nam cũng sẽ kiên quyết đấu tranh, ngư trường truyền thống Hoàng Sa - Trường Sa vốn quen thuộc với hàng vạn ngư dân miền Trung bao đời nay. Sự hiện diện của ngư dân trên biển chính là những cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, Đại biểu Nhường chia sẻ.

Tranh chấp ở Biển Đông: Việt Nam phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc
Trong khi đó, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học, PGS.TS Võ Sỹ Tuấn nhận định, động thái vừa qua của Trung Quốc đã đi ngược lại xu thế hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

“Xu thế hợp tác hòa bình và phối hợp giữa các quốc gia với nhau trong tình hình hiện nay. Tôi nghĩ là các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân theo luật pháp quốc tế. Những việc gì chúng ta bất đồng với nhau thì nên thảo luận để giải quyết chứ không phải là tự tiện làm những việc trái với luật pháp quốc tế hiện nay. Tôi nghĩ Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế và có sự hợp tác tốt với tất cả quốc gia để cùng giải quyết các vấn đề còn tranh cãi”, PGS. Tuấn bình luận.
Thảo luận