Cần lưu ý rằng các bộ phận van tim sinh học nhân tạo dựa trên cơ sở màng tim bò đang được sử dụng rộng rãi trong môn phẫu thuật tim thế giới, nhưng khi sử dụng bộ phận nhân tạo này không tránh khỏi hiện tượng phát triển vôi hóa - lắng đọng muối canxi trên các mô, do đó, bộ phận nhân tạo ngoại lai như vậy có hạn chế về thời gian vận hành.
Để ngăn ngừa vôi hóa, cần có sửa đổi bổ sung cho ma trận trên bề mặt. Đã rõ phương pháp xử lý màng ngoài tim bò bằng nước bão hòa carbon dioxide, tuy nhiên, vật liệu được xử lý theo cách thức này có độ bền thấp.
Thông số độ bền và thời hạn hoạt động lâu dài
«Bây giờ đã đạt thành công kết hợp các thông số về độ bền và thời hạn vận hành dài. Các nhà khoa học Nga đã được cấp bằng phát minh cho sáng chế bộ phận sinh học nhân tạo dựa trên cơ sở màng ngoài tim bò với lớp phủ nano kim cương siêu mịn trên bề mặt», - thông báo cho biết.
Đáng chú ý là lớp màng sinh học ban đầu là thành quả công việc của các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu phẫu thuật tim-mạch mang tên Bakulev, còn các chuyên gia của Khoa Hóa học ĐHTH Quốc gia Matxcơva đóng góp hoàn thiện bằng cách phủ khắp lên bề mặt mô nhân tạo này một lớp nano carbon và phân định các thông số cụ thể của vật liệu - độ dày màng, mức đồng đều của lớp phủ. Từ bột nano đen, các nhà hóa học tại ĐHTH Quốc gia Matxcơva chuẩn bị một dung dịch hỗn hợp để ngâm màng tim bò trong đó.
Nanodihua
Cấu trúc nano carbon có mạng nguyên tử giống hệt kim cương. Kích thước của các hạt nano không vượt quá vài chục nanomet.
«Nanodihua phủ trên mô sinh học tạo ra lớp màng bổ sung độ bền cho vật liệu, đồng thời vẫn duy trì được tính đàn hồi của nó, điều này rất quan trọng khi chế tạo vật liệu tương thích sinh học» - Phòng Báo chí ĐHTH Quốc gia Matxcơva dẫn lời giải thích của PGS-TS Maria Chernysheva từ Khoa Hóa.
«Cần lưu ý rằng trên bề mặt nanodihua có thể phủ thêm các chất hoạt tính sinh học như vậy sẽ cho phép cải thiện hơn nữa các đặc tính của mô sinh học», - bà Chernysheva nói thêm.