Dich COVID-19 và các bài học từ Chernobyl

Ngày 26 tháng 4 là Ngày Quốc tế Tưởng niệm các nạn nhân của vụ tai nạn Chernobyl. Sự cố này là một trong những thảm họa toàn cầu lớn nhất trong thế kỷ 20.
Sputnik

Ngày nay, khi cả thế giới đang vật lộn với đại dịch COVID-19, có thể nhắc nhở về những sự trùng lặp trong lịch sử, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov nhận xét trong bài bình luận của mình.

Trong thời đại toàn cầu hóa, không có nỗi đau nào là nỗi đau người khác

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nằm gần thành phố nhỏ Pripyat của Ukraina. Vụ nổ tại lò phản ứng số 4 vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 đã dẫn đến phát tán một lượng lớn các chất đồng vị phóng xạ vào khí quyển. Trong khu vực bị ô nhiễm phóng xạ không chỉ là một phần lãnh thổ Ukraina, mà còn một số khu vực ở Belarus, Nga. Ở các quốc gia Bắc Âu, ở Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan cũng đã ghi nhận hàm lượng phóng xạ tăng.

Liệu thế giới có đứng trước mối nguy Chernobyl thứ hai hay không?

Theo những số liệu hiện có, khoảng 50 người, chủ yếu là công nhân trong nhà máy, thiệt mạng do nhiễm phóng xạ và 4.000 người khác chết sau đó. Một số tổ chức quốc tế, ví dụ Greenpeace, tuyên bố rằng, ở châu Âu đã ghi nhận hơn 10 nghìn trường hợp dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ em sinh ra sau vụ tai nạn.

Dịch COVID-19 cũng đã bùng phát tại một thành phố - Vũ Hán của Trung Quốc, và rất nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Hàng trăm nghìn người trên hàng tinh chúng ta đã và đang trở thành nạn nhân của dịch bệnh. Điều này một lần nữa cho thấy rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, dân số Trái đất có mối liên hệ chặt chẽ đến mức không có vấn đề nào là vấn đề của nước khác, và không có thảm kịch nào là thảm kịch chỉ có quy mô quốc gia. Sự an toàn phải được đảm bảo bởi tất cả mọi người và trên phạm vi toàn cầu. Nếu không, sự an toàn sẽ trở thành ảo giác.

Dich COVID-19 và các bài học từ Chernobyl

Quan liêu học kém những bài học lịch sử

Một trong những cáo buộc và phê phán hành vi của giới lãnh đạo Liên Xô trong những ngày xảy ra vụ tai nạn Chernobyl là việc họ đã che giấu thông tin thật trong một thời gian dài, không cho công chúng Liên Xô và công chúng thế giới biết sự thật về phạm vi thảm họa. Vụ nổ đã xảy ra vào ngày 26 tháng 4, mà hãng thông tấn chính của Liên Xô TASS đưa tin về thảm họa chỉ vào ngày 28 tháng 4.

Ai được hưởng lợi từ sự bùng phát dịch virus corona tại Trung Quốc?

Nhân vật số một của Liên Xô - Mikhail Gorbachev - phát biểu trên TV và nói về những gì đã xảy ra chỉ vào ngày 14 tháng 5 năm 1986, tức là sau hơn hai tuần. Và trước đó, cư dân Kiev, cũng như người dân của những thành phố khác gần nhà máy điện hạt nhân ở Ukraina đã tham gia các cuộc tuần hành nhân dịp Ngày Quốc tế Lao động - ngày 1 tháng 5, và sau đó tham gia các lễ hội lớn. Chính quyền Ukraina không cảnh báo người dân về những nguy hiểm khi ra đường trong những ngày đó.

Chính quyền Trung Quốc cũng không phản ứng ngay lập tức với sự bùng phát của dịch COVID-19. Chính phủ đã ban bố cuộc chiến chống virus corona chỉ vào ngày 23 tháng 1, mặc dù những ca nhiễm đầu tiên đã được ghi nhận vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Cho đến cuối tháng 1, cư dân vẫn đi lại tự do tại Vũ Hán mà không gặp phải bất kỳ hạn chế nào.

Dich COVID-19 và các bài học từ Chernobyl

Có ít nhất hai lý do cho phản ứng chậm chạp của chính quyền trung ương Trung Quốc: chính quyền địa phương của Vũ Hán không muốn làm phiền chính quyền Bắc Kinh, và một số nhà lãnh đạo Bắc Kinh, tất nhiên, không muốn thú nhận với toàn thế giới về vấn đề họ gặp phải.

Chernobyl sẽ trở thành một địa điểm du lịch chính thức. Điểm đến thu hút khách du lịch ưa mạo hiểm?

Tình hình tương tự ở Liên Xô: các quan chức địa phương ở Ukraina che giấu quy mô thực sự của thảm họa, sợ sự phẫn nộ của chính quyền Matxcơva, còn các nhà tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng, nói sự thật về vụ tai nạn trong một ngành quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia có nghĩa là làm suy yếu uy tín quốc tế của Liên Xô. Lợi ích của người dân và của cả nhân loại là vấn đề thứ yếu.

Người ta thường nói rằng, không ai biết đánh giá đúng lịch sử để từ đó rút ra những bài học. Tôi không đồng ý với điều đó. Mặc dù nhân loại vẫn chưa loại bỏ nhiều thói quen và quan niệm sai lầm, nhưng, hiện nay mức độ tương tác giữa các quốc gia và các dân tộc khác nhau trong cuộc chiến chống COVID-19 là rất ấn tượng. Các bác sĩ từ một số quốc gia đến giải cứu những người khác, các chính trị gia ở cấp nguyên thủ quốc gia và chính phủ thảo luận về cách chống lại COVID-19 và hậu quả của dịch bệnh, vô số mặt hàng viện trợ đi từ nước này sang nước khác.

Một ví dụ là Việt Nam cung cấp các bộ kit xét nghiệm COVID-19 và khẩu trang cho các nước khác. Xét theo mọi việc, loài người bắt đầu nhận thức được sự cần thiết phải làm việc cùng nhau để đảm bảo sự an toàn cho mỗi người trên Trái đất và cho cả nhân loại.

Thảo luận