Biển Đông: Cử tri Việt Nam muốn kiện Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nói gì?

Cử tri Việt Nam lo lắng về tình hình Biển Đông và đề nghị nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ pháp lý để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, kiên quyết bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.
Sputnik

Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách phi lý và hoạt động vi phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, không tiếp diễn hành động làm phức tạp tình hình, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là hoạt động quân sự hóa, cản trở các hoạt động phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

Biển Đông: Cử tri Việt Nam muốn đề nghị kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế?

Sau kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV (cuối năm 2019), hàng loạt cử tri đã có kiến nghị, trong đó nêu ra những lo ngại trước các diễn biến phức tạp thời gian qua ở Biển Đông.

Ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh hành động tương tự như ở biển Đông

Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Đắk Lắk, TP. Đà Nẵng, Đồng Nai, Phú Thọ kiến nghị Đảng, Nhà nước Việt Nam cần tăng cường hơn nữa công tác đối ngoại, song song với việc đề ra giải pháp hiệu quả để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, cũng như kịp thời thông tin về các chính sách này để người dân hiểu và nắm bắt kịp thời thông tin, tránh để kẻ xấu có cơ hội lợi dụng, lôi kéo kích động.

Cụ thể, cử tri tỉnh các địa phương như Đắk Lắk, TP. Đà Nẵng rất quan ngại về vấn đề biển Đông, trước các hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Người dân đề nghị nhà nước Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ pháp lý để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, kiên quyết bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước.

Trả lời kiến nghị của cử tri tại văn bản số 583, 584 ngày 24/2, Bộ Ngoại giao cho biết chủ trương nhất quán của Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng đó là:

“Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ luôn là vấn đề thiêng liêng đối với đất nước”.
“Biển Đông có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển”, Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Đảng và Nhà nước quán triệt tinh thần kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trước bất kỳ hành vi vi phạm nào đối với vùng biển, thềm lục địa của Việt Nam, song song với việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển.

“Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta ở vùng biển này ngày càng trở nên cấp thiết, luôn là ưu tiên hàng đầu trong xây dựng chính sách đối ngoại cũng như trong quá trình xử lý các vấn đề của đất nước”, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, tình hình Biển Đông có nhiều diễn bức phức tạp. Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, về cả an ninh - quốc phòng, chính trị - ngoại giao, kinh tế - xã hội… nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việt Nam cũng thực hiện các hoạt động hợp tác thăm dò khai thác dầu khí của các doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động đánh bắt bình thường của ngư dân diễn ra trên các vùng biển thuộc Việt Nam.

Để phản đối các hành vi vi phạm chủ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan đã đấu tranh ngoại giao ở nhiều cấp, thông qua các kênh khác nhau bằng nhiều hình thức.

Trung Quốc lại chỉ trích Việt Nam liên quan lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam cũng tăng cường tiếp xúc, đối thoại, trao đổi, trao công hàm, giao thiệp phản đối. Các hoạt động này được tiến hành trong các dịp tiếp xúc và chuyến thăm cấp cao, hội đàm song phương, trao đổi bên lề các hội nghị quốc tế và diễn đàn đa phương hoặc trong khuôn khổ các cơ chế đàm phán về vẩn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc.

Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách phi lý và hoạt động vi phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, không tiếp diễn hành động làm phức tạp tình hình, xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là hoạt động quân sự hóa, cản trở các hoạt động phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

“Lập trường và chính nghĩa của ta được nhiều nước trong và ngoài khu vực ủng hộ, ghi nhận. Đồng thời, nhiều nước cũng có tiếng nói mạnh mẽ phê phán các hành động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của ta”, Bộ Ngoại giao nêu rõ.

Bộ Ngoại giao: Việt Nam kiên quyết bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa

Coronavirus - lý do hay cái cớ để trì hoãn việc soạn thảo Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Trả lời cử tri về tình hình Biển Đông và những hành động của Việt Nam ứng phó với diễn biến phức tạp trên Biển Đông, tại công văn số 580,581/BNG-VP ngày 24/2, Bộ Ngoại giao nêu rõ, mặc dù đã có nhiều biện pháp phản đối ngoại giao, Bộ nhận định vấn đề Biển Đông đang ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường.

Cụ thể, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10 năm 2019, “dưới danh nghĩa khảo sát khoa học”, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vốn được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Theo Bộ Ngoại giao, trước những diễn biến phức tạp vừa quan trên Biển Đông, công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo liên tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Mặc dù vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quán triệt tinh thần kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao nêu chiến lược đối ngoại của Việt Nam về Biển Đông

Để đối phó với các hoạt động xâm phạm vùng biển của Việt Nam, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh để kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển của Việt Nam, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, duy trì quan hệ với các nước, phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông

Bộ Ngoại giao khẳng định, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nhất quán chủ trương kiên trì, kiên quyết giải quyết vấn đề Biển Đông và các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và các thỏa thuận song phương, khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biến Đông (DOC). Ngoài ra, Hà Nội cũng chủ động thúc đẩy các cơ chế, đối thoại với Trung Quốc và các nước liên quan để tìm kiếm các giải pháp lâu dài, trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với lợi ích của các bên.

Trong đó, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, nguyên tắc tập trung đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý quốc tế rõ ràng, tạo điều kiện cho việc quản lý, thực thi, bảo vệ, và triển khai các hoạt động trên biển, hạn chế các hoạt động vi phạm vùng biển của Việt Nam.

Tiếp đến, theo Bộ Ngoại giao, chính là cần xử lý các diễn biến trên biển một cách bình tĩnh, cương quyết để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích chính đáng, triển khai thành công các hoạt động kinh tế biển của Việt Nam ở Biển Đông.

Điểm thứ ba, trong chiến lược đối ngoại của Việt Nam ở Biển Đông là nỗ lực cùng các bên liên quan thúc đẩy hợp tác về an toàn biển, phòng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lòng tin, vì hòa bình thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Đồng thời, Hà Nội nỗ lực thúc đẩy các bên thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, chủ động cùng các nước liên quan tìm kiếm và triển khai các hoạt động hợp tác ở Biển Đông trong các lĩnh vực khác nhau.

Biển Đông và coronavirus: Mỹ nói Trung Quốc toàn đạo đức giả

Quan điểm thứ năm, theo Bộ Ngoại giao là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về Biển Đông với nhiều hình thức khác nhau nhằm thống nhất nhận thức, củng cố đoàn kết trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và kiều bào ta ở nước ngoài, đồng thời nêu vấn đề Biển Đông một cách phù hợp tại các hội nghị của Liên hợp quốc, ASEAN và nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực khác để cộng đồng quốc tế hiểu, ủng hộ lập trường chính nghĩa và quan điểm đúng đắn, có cơ sở luật pháp quốc tế của ta.

Trước đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội ngày 28/10/2019 và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã báo cáo tại Hội nghị Trung ương tháng 10/2019. Đồng thời trao đổi trực tiếp với 800 báo cáo viên ngày 30/8/2019 để cung cấp thông tin định hướng chính xác nhất về các vấn đề trên biển.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên và kịp thời tuyên bố, trả lời phỏng vấn, qua đó củng cố lập trường và đảm bảo lợi ích của Hà Nội qua nhiều kênh kịp thời thông tin đến dư luận quốc tế.

Được biết, liên quan đến tình hình Biển Đông, riêng trong năm 2019, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao đã trả lời hơn 100 câu hỏi về Biển Đông, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, lập trường và chủ trương xử lý của Việt Nam, cung cấp quan điểm phù họp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, hài hòa lợi ích quốc gia với các quy định, luật pháp quốc tế.

Khiêu khích Việt Nam, Trung Quốc muốn viết lại luật lệ Biển Đông

Đồng thời phản bác lại các thông tin sai lệch ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia, chính thức cung cấp thông tin về một số diễn biến phức tạp tại Biển Đông và lập trường nhất quán của Việt Nam trong giải quyết vấn đề Biển Đông, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của ta và đóng góp tích cực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Song song với đó, Việt Nam đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa hợp tác trên biển trên cả bình diện song phương và đa phương trong các vấn đề như bảo đảm an ninh, an toàn trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, cứu hộ, cứu nạn trên biển, phòng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lòng tin, vì hòa bình thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

“Tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm hỗ trợ thêm cho việc thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta” - Bộ Ngoại giao khẳng định.
Thảo luận