Bỏ sổ hộ khẩu, đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân

Ngày 23/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Theo đó, Chính phủ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu, chuyển đổi sang phương thức quản lý cư trú thông qua mã số định danh cá nhân.
Sputnik

Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục

Ngày 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Đại tướng Tô Lâm nêu rõ, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào đăng ký, quản lý cư trú đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú (sửa đổi) là cần thiết.

Hà Nội quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển kinh tế – xã hội

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sang việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin.

Cụ thể, sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân để truy cập, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này lưu trữ và vận hành trên mạng, được chia sẻ, kết nối với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.

Bỏ sổ hộ khẩu, đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân

Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân, gồm: Cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú.

Dự thảo Luật bổ sung 4 trường hợp cần xóa đăng ký thường trú, trong đó có trường hợp “công dân vắng mặt tại nơi thường trú từ hơn 12 tháng liên tục mà không đăng ký tạm trú ở nơi nào hoặc không khai báo tạm vắng với công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài”.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 25

Tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cư trú (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật (UBPL) Hoàng Thanh Tùng cho biết việc sửa đổi toàn diện Luật Cư trú sẽ tiếp tục thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân; đồng thời, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong quản lý cư trú, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Mặc dù vậy, UBPL đề nghị Chính phủ chỉ đạo tiếp tục rà soát các luật, văn bản dưới luật có liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, điều kiện đăng ký cư trú để kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

UBPL nhất trí với việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân thông qua số định danh cá nhân được cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể để khắc phục các khó khăn, bảo đảm hoàn thành việc cấp số định danh cá nhân cho gần 80 triệu công dân còn lại theo đúng tiến độ đề ra (đến nay mới có hơn 18 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân).

Bỏ các điều kiện riêng khi đăng ký thường trú vào thành phố lớn

Về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương, theo Bộ trưởng Bộ Công an, Luật Cư trú hiện hành quy định các điều kiện riêng nhằm hạn chế tình trạng di dân từ nông thôn đến các thành phố lớn, giảm áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách an sinh xã hội của các đô thị này. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, quy định này không thực sự phát huy hiệu quả, tình trạng gia tăng dân số cơ học, di dân từ các tỉnh, nông thôn đến các thành phố lớn vẫn rất cao.

Ăn tiền cả trên xác chết: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lên tiếng vụ Đường Nhuệ

Nhiều người dân mặc dù không có hộ khẩu tại đây nhưng vẫn sinh sống, làm việc, tuy nhiên họ và gia đình gặp nhiều khó khăn trong học tập, lao động, hưởng các dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, việc quy định riêng các điều kiện đăng ký thường trú ở các thành phố trực thuộc Trung ương đã ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

Do vậy, Chính phủ đã thống nhất bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương và dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) trình Quốc hội được thể hiện theo định hướng này, tức là không có quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc.

Thảo luận