NATO nêu điều kiện để Hoa Kỳ xem xét lại quyết định rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở

NATO cho rằng Hoa Kỳ có thể xem xét lại quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở nếu Nga dỡ bỏ các hạn chế đối với các chuyến bay kiểm tra ở khu vực Kaliningrad và gần biên giới Gruzia. Điều kiện này xuất hiện trong tuyên bố của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng NATO vào thứ Sáu, ngày 22 tháng 5.
Sputnik
“Trong nhiều năm qua, Nga đã áp đặt các hạn chế đối với các chuyến bay không tương thích với Hiệp ước, bao gồm hạn chế đối với các chuyến bay qua Kaliningrad và hạn chế đối với các chuyến bay ở Nga gần biên giới của nước này với Gruzia. Việc Nga thường xuyên thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước bầu trời mở một cách có chọn lọc đã làm suy yếu vai trò của Hiệp ước quan trọng này trong vấn đề đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực Âu-Đại tây dương".

Tổ chức đảm bảo rằng việc tuân thủ các điều khoản của hiệp ước là cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích của thỏa thuận này. Và nếu theo quan điểm của NATO, Matxcơva quay trở lại tuân thủ hiệp ước này thì Washington có thể xem xét lại quyết định rút khỏi thỏa thuận này.

Nga sẽ không rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở

Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng đất nước ông rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Đồng thời, ông để ngỏ khả năng ký kết thỏa thuận mới.

Thứ trưởng Ngoại giao LB Nga Sergei Ryabko lưu ý rằng quyết định của Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở là bước đi tiếp theo của Washington trong việc dỡ bỏ hệ thống an ninh toàn cầu. Ngoài ra, các bộ trưởng ngoại giao của 10 quốc gia EU cho biết họ rất lấy làm tiếc về quyết định của Hoa Kỳ rời khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.

Về phần mình, đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, Anatoly Antonov nói rằng, Matxcơva có phản ứng thích đáng đối với bất kỳ bước đi nào của Washington. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố một tuyên bố chính thức, trong đó bày tỏ quan điểm của mình về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở.

Hiệp ước bầu trời mở

Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992, là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh. Tài liệu này đã có hiệu lực từ năm 2002 và cho phép các nước tham gia công khai thu thập thông tin về các lực lượng vũ trang và hoạt động của nhau. Có tất cả 34 quốc gia tham gia Hiệp ước này.

Thảo luận