Chuyên gia giải thích về sự khác biệt trong khả năng chịu thời tiết của tên lửa Mỹ và Nga

Tên lửa do Nga sản xuất có khả năng bay trong mọi thời tiết, trong khi các vụ phóng tên lửa của Mỹ hay bị trì hoãn. Đây là tuyên bố hôm thứ Năm, ngày 28 tháng 5, của tổng giám đốc công ty CosmoCurs và một trong những nhà phát triển của gia đình tên lửa Angara, ông Pavel Pushkin.
Sputnik

Sự khác biệt giữa tên lửa của Mỹ và Nga

Bản thân chuyên gia thừa nhận rằng có tồn tại khả năng trì hoãn phóng tên lửa, nhưng chuyện này không thể xảy ra trong chuyến bay có người lái, khi phi hành đoàn đã trải qua tất cả các giai đoạn chuẩn bị và việc phóng bị hủy vào ngày đã ấn định.

Vị chuyên gia đưa ra nhận xét như vậy liên quan đến việc hoãn phóng tên lửa Falcon 9 với tàu Crew Dragon và hai phi hành gia chưa đầy 20 phút trước giờ phóng do điều kiện thời tiết. Tên lửa thuộc về công ty SpaceX của Elon Mask.

Chuyên gia Mỹ: Hoa Kỳ chưa sẵn sàng hợp tác với Nga trong vũ trụ
"Thành thật mà nói, tôi cũng lưu ý điểm này, rằng Nga không hay hủy các vụ phóng tên lửa, còn trường hợp hủy vụ phóng có người lái thì đúng là tôi không hề nhớ đã có bao giờ xảy ra chuyện này chưa, đặc biệt là vụ phóng của người Mỹ bị hoãn chỉ vài phút trước giờ ấn định".

Ông giải thích rằng, nguyên nhân là do cách tiếp cận khác nhau của Nga và Hoa Kỳ đối với việc thiết kế tên lửa và vị trí của các sân bay vũ trụ.

"Sân bay vũ trụ của Mỹ nằm gần đại dương, điều kiện thời tiết ở đó rất dễ thay đổi. Có những thay đổi đột ngột về thời tiết không cho phép thực hiện chuyến bay. Tuy nhiên, đó vẫn là điều lạ, vì khi thiết kế các tổ hợp tên lửa không gian thì trong tài liệu kỹ thuật phải tính đến điều kiện của bãi phóng và lãnh thổ gần đó, bao gồm cả số liệu thống kê về điều kiện thời tiết. Ở Nga, tất cả các tên lửa ngay từ ban đầu đều phục vụ cho lợi ích quân sự, chúng phát triển từ tên lửa liên lục địa, do đó ngay từ đầu điều kiện bắt buộc là chúng phải được phóng trong bất kỳ thời tiết nào",-  ông Pushkin nói.

Ông nhớ lại rằng vào ngày 27 tháng 5 năm 2019, khi tên lửa Soyuz được phóng từ bãi phóng Plesetsk, sét đã đánh trúng vào tên lửa nhưng chuyến bay vẫn diễn ra theo kế hoạch. Theo chuyên gia, tất cả các nhiệm vụ kỹ thuật quy định rằng chuyến bay phải diễn ra trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

Ông Pushkin lưu ý rằng Hoa Kỳ coi việc hoãn phóng tàu vũ trụ là chuyện bình thường hơn và do đó sản xuất ra các hệ thống điều khiển đơn giản và rẻ hơn, chúng không chịu được quá tải do hoàn cảnh khí hậu.

Chuyên gia giải thích về sự khác biệt trong khả năng chịu thời tiết của tên lửa Mỹ và Nga

Bản thân chuyên gia thừa nhận khả năng chuyển nhượng, nhưng tin rằng họ không nên có mặt trên các chuyến bay có người lái, khi phi hành đoàn đã trải qua tất cả các giai đoạn chuẩn bị và việc phóng bị hủy vào ngày ra mắt.

Thảo luận