«Tôi nghĩ hợp tác quốc tế phần nhiều phụ thuộc vào tình hình chính trị. Ngay bây giờ, rõ ràng ít có quan tâm chân thành về hợp tác với các nước khác - sự tham gia của họ vào công việc chung chỉ được hoan nghênh chừng nào Hoa Kỳ có thể cắt đặt cho họ phải làm gì», - chuyên gia nói.
Theo quan điểm của ông, nếu về mặt lý thuyết, trong tình huống chính trị khác, Hoa Kỳ có vẻ cởi mở hơn trong quan hệ đối tác bình đẳng với châu Âu và Nhật Bản, thì Washington lại coi việc tương tác nghiêm túc với Nga là khó có thể».
«Trong mọi trường hợp, tôi rất ngờ rằng Nga sẽ được mời tham gia các dự án quan trọng của Hoa Kỳ», - ông McDowell Sputnik tuyên bố trước ngưỡng phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên «Crew Dragon» do SpaceX chế tạo theo hợp đồng với NASA, dự kiến vào ngày 27 tháng 7.
Cân bằng lực lượng trong không gian vũ trụ
Chuyên gia tuyên bố rằng ông tin tưởng vào vị thế thủ lĩnh của Hoa Kỳ ngày nay, bất kể là trong 9 năm qua đã chẳng hề độc lập tiến hành một vụ phóng tàu có người lái. Theo đánh giá của ông, Hoa Kỳ «sẽ tiếp tục duy trì vị thế thủ lĩnh trong 5-10 năm tới».
«Crew Dragon» có đầy đủ các công nghệ tiên tiến và có thể được hoàn thiện hơn nữa, điều này giúp người Mỹ càng linh hoạt hơn trong tương lai», - chuyên gia bình luận.
Hoạt động ấn tượng của Nga trong vũ trụ hiện thời vẫn chủ yếu dựa trên những phần di sản còn lại của thời đại Xô-viết, - ông nhận xét. Theo quan điểm của ông, «ít có cơ sở để tin rằng những nỗ lực của Nga trong vũ trụ sẽ một lần nữa trở nên mạnh mẽ».
Như ông Serge Savelyev, Phó Tổng Giám đốc về Hợp tác Quốc tế của Roscosmos cho biết, hợp tác giữa NASA và Roscosmos trong những năm gần đây gồm những lần đưa các phi hành gia lên Trạm Không gian Quốc tế ISS hoặc cung cấp động cơ RD-180/181 của Nga cho Hoa Kỳ.