Tại sao chúng ta cần "mã sức khỏe" khi dịch bệnh đã bị đẩy lùi?

Chính quyền Hàng Châu Trung Quốc có kế hoạch áp dụng hệ thống "mã sức khỏe" bắt buộc ngay cả khi dịch bệnh bị đẩy lùi. Ý định của chính quyền thành phố đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng. Sputnik tìm hiểu quan điểm của ông Zhao Shengjie, trưởng khoa phần mềm tại Đại học Tongji về việc vì sao lại cần mã sức khỏe sau khi kết thúc dịch bệnh.
Sputnik

Cách đây vài ngày, Hội đồng Y tế thành phố Hàng Châu đã tổ chức một cuộc họp đưa ra kế hoạch tạo ra một ứng dụng dựa trên "mã sức khỏe", từng được sử dụng rộng rãi trong đại dịch coronavirus ở Trung Quốc. Ứng dụng sẽ thu thập dữ liệu về lịch sử y tế của người dùng, kết quả kiểm tra sức khỏe cũng như thông tin về lối sống của người dùng. Theo các chỉ số thu thập được, mỗi người sẽ được quy định một cái gọi là "chỉ số sức khỏe".

Thực chất của việc Apple và Google theo dõi người mắc bệnh COVID-19

Tin tức trên gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi. Những người từng đồng ý với biện pháp này vào thời kỳ dịch bệnh hoành hành cho rằng điều này không cần thiết sau khi dịch bệnh lắng xuống.

"Không có chút tôn trọng nào đối với quyền riêng tư. Chúng ta đã đánh bại dịch bệnh rồi cơ mà?, "Đây là một sự can thiệp vào quyền riêng tư, chẳng phải đây là một sự vi phạm nghiêm trọng về thông tin bí mật hay sao? Các công ty công nghệ thực sự không biết đâu là ranh giới", - hàng trăm bình luận như vậy xuất hiện dưới tin tức về kế hoạch lập mã sức khỏe.
Tại sao chúng ta cần "mã sức khỏe" khi dịch bệnh đã bị đẩy lùi?

Xin nhắc nhớ rằng trong thời kỳ đỉnh cao của dịch bệnh, ứng dụng Alipay Health Code do Alibaba tạo ra đã được sử dụng tại hơn 200 thành phố trên cả nước. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dùng, anh ta được chỉ định một mã màu. Mã màu xanh lá cây cho phép di chuyển khắp đất nước, mã màu vàng báo hiệu rằng tốt hơn nên ở nhà trong một tuần và mã màu đỏ buộc phải cách ly trong hai tuần.

Jack Ma và quỹ Alibaba trao cho WHO 100 triệu khẩu trang và 1 triệu bộ test xét nghiệm

Nhiều người dùng phàn nàn rằng định nghĩa về màu sắc không phải lúc nào cũng công bằng, vì nó không chỉ dựa vào tình trạng sức khỏe của một người, mà cả vị trí định vị của anh ta. Theo Zhao Shenjie, ứng dụng được tạo ra trong khoảng thời gian rất gấp, nhưng mặc dù có một số thiếu sót, nó vẫn có thể được coi là một bước đột phá về công nghệ.

"Mã sức khỏe" là một công nghệ được tạo ra trong điều kiện khắc nghiệt của dịch bệnh. Việc sử dụng công nghệ này đáng được chú ý, và cũng là một chỉ số về xu hướng phát triển xã hội và công nghệ. Theo tôi, mặc dù dịch đã chấm dứt, các mã này có thể được áp dụng ở các lĩnh vực khác. Ít có khả năng người ta sẽ thôi không sử dụng các mã này sẽ ngừng, vì chúng có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển công nghệ tiếp theo. Ngoài ra, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp và công ty khác nhau để cải thiện công nghệ này", - ông nói.

Theo kế hoạch của chính quyền Hàng Châu, ứng dụng sẽ được cải thiện đôi chút, sẽ có nhiều tiêu chí hơn để đánh giá tình trạng sức khỏe của người dùng, ví dụ như người đó tập thể thao thường xuyên đến mức nào, ngủ bao nhiêu, uống bao nhiêu rượu, anh ta có thói quen xấu hay không. Ông Zhao Shenjie xác nhận rằng tính chính xác của ứng dụng vẫn đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện.

"Điện thoại thông minh của tương lai" uống máu và chữa khỏi mọi bệnh tật
"Hiện tại, hoạt động của mã sức khỏe chủ yếu phụ thuộc vào khả năng của điện thoại thông minh, cũng như địa chỉ IP, ví dụ, nó có thể theo dõi xem người dùng đã đến thăm tỉnh Hồ Bắc (nơi dịch bệnh bắt đầu) thời gian gần đây hay không, v.v. Nhìn chung, đánh giá của ứng dụng về tình trạng sức khỏe của người dùng chưa thật hoàn hảo. Trong tương lai, nếu cần đánh giá kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của một người, ví dụ, xác định huyết áp của người đó, thì tôi sẽ sợ rằng công nghệ này sẽ cần được phát triển hơn nữa", - ông nói.

Ngoài ra, Zhao Shenjie không đồng ý với mối lo ngại của nhiều người về tính bảo mật của thông tin cá nhân. Theo ông, không ai để ý lắm tới việc phải khai báo cung cấp thông tin ID. Ở đây tình hình không khác gì nhiều.

"Tôi tin rằng nếu thông tin cá nhân của người dùng được sử dụng bởi một cơ quan có thẩm quyền, thì tính bảo mật của nó được đảm bảo. Ngoài ra, có một khía cạnh văn hóa, ở Trung Quốc mọi người không quan tâm lắm đến quyền riêng tư giống như Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Bây giờ ở khắp nơi trong nước chúng tôi cần cung cấp thông tin ID, chưa nói gì đến thông tin sức khỏe. Ngoài ra, nếu quan tâm quá nhiều đến quyền riêng tư, thì những công nghệ cao như nhận diện khuôn mặt sẽ rất khó phát triển. Vì vậy, theo tôi, mọi thứ nên được cân nhắc hợp lý, rốt cục, sự phát triển của các công nghệ cao dựa trên việc sử dụng chúng", - ông kết luận.
Thảo luận