Chức năng ứng dụng này sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân ra sao? Sputnik giới thiệu bài bình luận của chuyên gia Thierry Vallat, Luật sư về các vụ việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
«Đây không chỉ là sự vi phạm quyền riêng tư dưới cái cớ nguỵ trang là yêu cầu cần thiết về vệ sinh dịch tễ, mà còn có thể dẫn đến việc thu thập và bán dữ liệu liên quan đến sức khỏe của công dân. Quảng cáo nhiều giá trị của tính năng này, nhưng trên thực tế các công ty Apple và Google chỉ bảo vệ lợi ích riêng của họ, mà mục tiêu chính là phát triển một hệ thống cho phép các công ty này bảo lưu quyền bá chủ độc tôn đối với những nước muốn phát triển ứng dụng của riêng nước mình», - Luật sư Thierry Valla nhận xét.
Ngày 2 tháng 6, chính quyền Pháp sẽ khởi động ứng dụng «StopCovid» ở chế độ thử nghiệm, với điều kiện được Quốc hội chấp thuận - cuộc bỏ phiếu dự kiến vào ngày 27 tháng 5. Nhà chức trách xác nhận rằng việc khởi động ứng dụng này sẽ là «thời điểm bước ngoặt» trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19.
«Tự tạo ứng dụng của riêng mình không phải là ý tưởng tốt. Tôi nghĩ rằng với ứng dụng này, chúng ta sẽ lâm vào ngõ cụt. Pháp đã lướt qua các ứng dụng này và một lần nữa để quyền tự do hành động cho công ty GAFA, mà theo tôi, đang sử dụng sức mạnh công nghệ vào lợi ích riêng», - chuyên gia luật Thierry Valla nói.
Nhờ dùng công nghệ Bluetooth, được mô tả là «mềm mại hơn» so với sự theo dõi thông qua hệ thống định vị GPS, «StopCovid» sẽ cảnh báo cho chủ nhân điện thoại rằng người này đã tiếp xúc với đối tác được hệ thống «StopCovid» xác định là ca nhiễm coronavirus. Với sự hỗ trợ của ứng dụng này, chính quyền muốn theo dõi phương thức lây lan của coronavirus, cách ly người nhiễm bệnh và, nếu cần, cách ly cả những người đã tiếp xúc với họ.
Ứng dụng «StopCovid» dựa trên cơ sở giao thức ROBERT (ROBust and privacy-presERving proximity Tracing) do công ty Pháp INRIA và công ty Đức Fraunhofer/AISEC cộng tác phát triển. Bản thân giao thức này được tạo ra trong khuôn khổ Sáng kiến Châu Âu (Pan European Privacy-Preserving Proximity Tracing), được xem là đáp ứng các chuẩn mực châu Âu về bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và an ninh.
«Tôi nghĩ rằng tiếp theo nên có sự lựa chọn thiên về ủng hộ các giải pháp phi tập trung được khuyến nghị ở phần lớn các nước châu Âu. Những giải pháp này giúp tránh khả năng trùng lặp dữ liệu cá nhân», - luật sư nói thêm.
«Một điểm trừ của ứng dụng với máy chủ trung tâm, như «StopCovid», là dữ liệu không cá nhân hóa, mà có các bí danh. Tức là vẫn sẽ gắn kết với điện thoại thông minh. Do đó, dữ liệu tiềm năng của chúng ta có thể được công nhận như là dữ liệu từ điện thoại thông minh của cá nhân X. hoặc Y. Đây là vấn đề tập trung hóa và tôi nghĩ đã có lựa chọn công nghệ rất kém, để ngỏ cánh cửa về mặt bảo mật», - ông Thierry Valla nói tiếp.
Luật sư lo ngại rằng tình hình trong những tuần và tháng tới sẽ còn tồi tệ hơn nữa, và nhắc nhở rằng, về câu hỏi an ninh, Ủy ban quốc gia về thông tin và quyền tự do công dân (Commission nationale informatique et libertés – CNIL) đã làm rõ rằng hệ thống mã hóa cần phải đạt trình độ hiệu suất cao nhất.
«Ta sẽ xem liệu đây có phải là trường hợp của «StopCovid» hay không», - ông Thierry Valla nói với một chút hoài nghi khi chỉ ra một số nghịch lý liên quan đến về vấn đề chủ quyền kỹ thuật số ở nước Pháp.
Ông nhắc nhở rằng ở Pháp hiện hữu nền tảng Health Data Hub, tập trung một số dữ liệu liên quan đến sức khỏe của công dân Pháp trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chống dịch bệnh Covid-19. Nền tảng này cuối cùng sẽ phải thay thế Hệ thống dữ liệu y tế quốc gia (Système national des données de santé – SNDS), cũng có hiệu lực theo nguyên tắc bí danh. Mà quản lý hệ thống dữ liệu y tế tương lai về sức khoẻ của người Pháp sẽ là ... Microsoft (Cloud Azure).
«Tất cả những điều này còn hơn cả nghịch lý. Các công ty Mỹ sẽ quản lý toàn bộ, như vậy có thể dẫn đến thực tế là các dữ liệu về sức khỏe công dân sẽ chuyển đến Hoa Kỳ, nơi mà như chúng ta đều rõ, dữ liệu cá nhân được đối xử theo kiểu hoàn toàn khác, không như ở châu Âu», - luật sư chua chát nhận xét.
Đó không phải là «lựa chọn lý tưởng», - Giám đốc của Health Data Hub thừa nhận, bà này là người từng tuyên bố từ cuối tháng 12 rằng «muốn hành động nhanh chóng» để «Pháp sẽ không bị tụt hậu so với những nước khác».
«Thị trường dữ liệu y tế ngày càng trở nên toàn cầu. Ngày nay, theo cái nhìn của tôi, nhu cầu cần thiết về vệ sinh dịch tễ là thứ biện minh cho việc thu thập đại trà các dữ liệu cá nhân thông qua loại ứng dụng này, ngay cả khi người ta nói với bạn rằng «dữ liệu cá nhân sẽ hoàn toàn bí mật» thì cũng không thể yên tâm».
Luật sư cho rằng, trong khi «không có cách nào để thuyết phục mọi người đối đầu» với các công ty GAFA tại Pháp, đang hiện hữu rủi ro là cuối cùng các dữ liệu y tế sẽ biến thành hàng hóa, được các tổ chức tư nhân mua bán.
«Thị trường sẽ thấy điều cực quan trọng là để cho các dữ liệu rời đi», - ông Thierry Valla cảnh báo và nhấn mạnh rằng các dữ liệu về tình trạng sức khỏe «đang có giá của nó» và hơn nữa là «rất đắt».
«Sau đó, dữ liệu sẽ được bán cho ai đưa ra mức giá tốt nhất. Theo tôi, đây là chuyện rất rõ ràng hiển niênh. Và từ góc độ quan điểm kỹ thuật, sẽ rất khó ngăn chặn. Để làm được điều này thì các nước cần thực sự mong muốn bảo vệ công dân của mình khỏi nguy cơ thu thập dữ liệu đại trà không kiểm soát. Nhưng tôi nghĩ, thật đáng tiếc, dù sao thì mọi chuyện cũng sẽ là như thế».
Như vậy, qua giới thiệu của hai công ty Mỹ cũng như trong ứng dụng «StopCovid», luật sư thấy «sự tiếp nối một quá trình dài lâu, khi dữ liệu cá nhân của chúng ta bị xâm phạm và đặt trước nguy cơ mang danh «bảo mật».