Các lãnh đạo ASEAN gặp mặt trực tiếp
Đảm trách cương vị Chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam đã đưa ra đề xuất không tổ chức cuộc gặp ảo, mà là tiến hành hội nghị thượng đỉnh thực sự của Hiệp hội vào cuối tháng này ở Đà Nẵng, - như tin đưa của INQUIRER. Tờ Janes viết rằng Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị những đạo luật mới để hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng. Một trong những nhiệm cụ cơ bản của chính sách mới, như đang chờ đợi, sẽ là hợp tác chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong nước và các nhà cung cấp nước ngoài, cụ thể là LB Nga.
Những điểm cộng vượt trội của nền kinh tế Việt Nam
Tờ Vietnam Briefing dành hẳn bài viết lớn để so sánh Mexico và Việt Nam, hai nước phù hợp hơn cả cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà trước hết là các nhà đầu tư Mỹ, để chuyển dời hoặc bổ sung cho hoạt động của họ ở Trung Quốc. Sau khi phân tích nhiều yếu tố, các tác giả bài báo đã dành lá phiếu lựa chọn thiên về có lợi cho Việt Nam. Điểm cộng của đất nước, như báo đánh giá, là chính sách thuận lợi trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI, vị trí chiến lược, môi trường chính trị và kinh doanh bình ổn, sự hiện diện của các khu công nghiệp mà các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng nhờ các chủ thể có tính cạnh tranh, hạ tầng cơ sở đảm bảo, sự ưu đãi cấp xung lực của Chính phủ và hậu cần. Một trong những yếu tố quan trọng nhất hấp dẫn các nhà đầu tư ngả về hướng Việt Nam là cách thức đất nước đối phó thành công với đại dịch coronavirus và ảnh hưởng từ kết quả này đến nền kinh tế. Các chuyên gia dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 5% trong khi đó, như dữ liệu của họ, kinh tế Mexico có thể theo chiều ngược lại, sụp đổ 4-12%.
East Asia Forum phân tích những mâu thuẫn của khối tư nhân Việt Nam, mà từ năm 2016 đã chính thức được công nhận là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN như Việt Nam đang theo đuổi. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, khối tư nhân thu hút 83,3% lực lượng lao động. Nhưng khối tư nhân chính thức, bao gồm các công ty tư nhân đã đăng ký và có giấy phép kinh doanh, chỉ cung cấp 10% GDP, ít hơn nhiều so với khối Nhà nước. Có tình trạng các doanh nghiệp tư nhân lớn vay nợ quá nhiều, dẫn đến bờ vực phá sản. Doanh nghiệp vừa và nhỏ, là một bộ phận của doanh nghiệp tư nhân, có năng suất lao động thấp do thiếu các ưu đãi kinh phí cấp xung lực cho đầu tư vào công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, không có liên hệ khăng khít giữa các doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của người nước ngoài và những lĩnh vực khác của nền kinh tế. Để không rơi vào «bẫy thu nhập trung bình», và đảm bảo sự thịnh vượng của đất nước, từ nay đến năm 2045, Việt Nam cần tạo lập điều kiện cho môi trường kinh doanh trung thực và có tính cạnh tranh, - tờ báo nhận xét. Tân Hoa Xã thông báo các dữ liệu về kết quả 5 tháng đầu năm nay: tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong 5 tháng đầu của năm 2020 đã giảm 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, còn nhập khẩu ô tô và phụ tùng để lắp ráp hoàn chỉnh giảm 29,7%.
JD Supraphân tích thực trạng của thị trường năng lượng mặt trời ở Việt Nam. Nhờ có điều kiện khí hậu thuận lợi, cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam đã vươn lên trở thành một thủ lĩnh ở Đông Nam Á trên bình diện này. Chú ý đặc biệt được dành cho việc sản xuất các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mái nhà. Tech Wire Asia thông báo rằng trong 5 tháng đầu năm nay, các khu công nghiệp và vùng kinh tế tại Việt Nam đã thu hút 390 dự án với vốn đầu tư nước ngoài mà tổng vốn đăng ký là 4,3 tỷ USD, còn ấn phẩm Nga Rusbasecó bài viết về kế hoạch tạo lập khu công nghệ lớn tại TP Hồ Chí Minh, dự kiến thống nhất ba quận huyện khu vực phía đông. Khu vực này được gọi là «Thành phố phía Đông» bao gồm các khối phố dân cư hiện đại, các khu kinh doanh và tài chính, cũng như trường Đại học Bách khoa sở tại, và theo ý kiến của cư dân địa phương, chắc sẽ điểm đến hấp dẫn với cộng đồng công nghệ.
Triển vọng nối lại du lịch quốc tế
Các hãng «Hàng không quốc gia Vietnam Airlines», «VietJet Air» và «Bamboo Airways» đã nối lại các chuyến bay nội địa với lượng đầy đủ, - Nikkei Asian Review viết, còn các cuộc đàm phán ở cấp Bộ Ngoại giao đã được bắt đầu về nội dung khôi phục các chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nhưng chưa nói gì đến việc mở cửa hoàn toàn của du lịch quốc tế.
Travel Business News cho biết sẽ không có chuyện như trước đó một số báo chí đưa tin, rằng từ ngày 1 tháng 7 Hà Nội sẽ cấp visa điện tử rộng rãi cho công dân 80 quốc gia, trong đó có người Nga. Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận du khách từ các nước xuất phát mà vòng trong 30 ngày trước đó không có những ca mới mắc bệnh coronavirus, thêm nữa chỉ cho phép các vị khách nước ngoài đến một số khu nghỉ dưỡng nhất định, nơi sẽ ứng dụng «Biên bản sức khoẻ». Còn CNN giới thiệu một điểm thu hút khách du lịch ở Việt Nam - nơi sản xuất phô mai châu Âu ngon nhất Đông Nam Á, tại thị trấn nhỏ Đơn Dương cách «thành phố mùa xuân vĩnh cửu» Đà Lạt chừng một giờ chạy xe.