Chỉ định thầu cao tốc Bắc – Nam: Làm kém, tham nhũng, lợi ích nhóm ai chịu?

Liên quan dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thể sẽ báo cáo gì trước Quốc hội?
Sputnik

Nhiều ĐBQH Việt Nam còn băn khoăn với đề xuất của Chính phủ, Bộ GTVT chuyển các dự án cao tốc Bắc- Nam sang đầu tư công thay vì PPP, đồng thời, không đồng tình với quyết định của Bộ GTVT chỉ định thầu dự án quan trọng này cho ‘con cưng’ của mình.

Trước đó, Bộ Xây Dựng đề xuất chỉ định thầu một số đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông cho Tổng Công ty Sông Đà, đơn vị vẫn đang nợ hơn 11.000 tỷ đồng nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án PPP sang đầu tư công.

Kiến nghị Quốc hội chuyển 3 dự án cao tốc Bắc – Nam sang đầu tư công

Ngày 9/6, thừa Ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thể sẽ đọc Tờ trình của Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Việt Nam sẽ có doanh nghiệp Bộ Quốc phòng làm cao tốc Bắc-Nam?

Theo đó, Chính phủ thông qua kết luận của Bộ Chính trị tại cuộc họp hôm 29/5, đề nghị Quốc hội chuyển đổi hình thức đầu tư 3 đọa Mai Sơn – Quốc lộ 45 dài 36km, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây dài 99km thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam sang đầu tư công 100% vốn Nhà nước thay vì đầu tư theo đối tác Công – Tư PPP.

Đây được coi là sự thay đổi đáng chú ý trong tờ trình lần thứ 3 của Chính phủ vừa gửi Quốc hội về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiếp tục trình Chính phủ triển khai 3 dự án thành phần đầu tư công (gồm các đoạn Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2) theo Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội và 5 dự án thành phần theo hình thức PPP (gồm các đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Diễn Châu-Bãi Vọt, Nha Trang-Cam Lâm, Cam Lâm-Vĩnh Hảo).

Chính phủ cho biết, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông được cập cập nhật, phê duyệt bước nghiên cứu khả thi là 102.513 tỷ đồng.

Được biết, sau khi điều chỉnh, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam sẽ rơi vào khoảng 100.816 tỷ đồng (nếu chuyển 3 dự án thành phần đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết -Dầu Giây từ PPP sang đầu tư công sẽ loại bỏ chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng và cập nhật chi phí giải phóng mặt bằng theo số liệu triển khai thực tế của các địa phương) trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị là 67.923 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 15.435 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 7.781 tỷ đồng, chi phí dự phòng là 8.354 tỷ đồng.

Việt Nam hủy đấu thầu quốc tế cao tốc Bắc-Nam: Nửa hồ sơ có yếu tố Trung Quốc

Tiền đâu làm cao tốc Bắc- Nam? Trả lời câu hỏi về nguồn vốn đầu tư dự án này, Bộ GTVT cho biết, tính toán vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 78.461 tỷ đồng (bao gồm vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí 55.000 tỷ đồng thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, phần vốn còn thiếu khoảng 23.461 tỷ đồng Chính phủ sẽ tổng hợp, báo cáo Quốc hội xem xét quyết định theo đúng quy định của Luật Đầu tư công).

Đồng thời, với số vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 22.355 tỷ đồng, nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án theo quy định tại hợp đồng dự án và quy định của pháp luật.

Giải thích về việc đề nghị Quốc hội chuyển đổi hình thức đầu tư 3 đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công 100% vốn nhà nước thay vì đầu tư PPP, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, điều này sẽ giúp giải quyết vấn đề huy động vốn, tạo điều kiện giải ngân nhanh.

“Việc chuyển đổi hình thức đầu tư từ đầu tư theo phương thức PPP có sử dụng một phần đầu tư công sang hình thức đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công sẽ cơ bản giải quyết được mục tiêu kép vừa giải quyết được khó khăn, vướng mắc về huy động vốn tín dụng, tạo điều kiện giải ngân nhanh khối lượng vốn đầu tư công lớn, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng nhanh chi tiêu đầu tư, đẩy nhanh được tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào khai thác dự án phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư”, lãnh đạo Bộ GTVT nêu rõ.

Trước đó, ngày 14/5, Chính phủ đã có tờ trình Quốc hội kiến nghị chuyển 8 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, góp phần tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đến ngày 25/5, Chính phủ tiếp tục có tờ trình xin ý kiến Quốc hội 3 phương án điều chỉnh chủ trương đầu tư gồm: chuyển 8 dự án PPP sang đầu tư công, chuyển 5 dự án PPP sang đầu tư công, 3 dự án đầu tư PPP và chuyển 3 dự án PPP sang đầu tư công, 5 dự án đầu tư PPP.

Ngày 29/5, Bộ Chính trị đã họp và đồng ý điều chỉnh một số dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 từ hình thức thức đầu tư PPP sang đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Thiếu tiền, doanh nghiệp Việt lấy gì làm cao tốc Bắc-Nam?

Sau phiên họp thứ 45, ngày 3/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có kết luận cơ bản tán thành với phương án của Chính phủ là chuyển 3 dự án PPP gồm: đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Mai Sơn - quốc lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây sang hình thức đầu tư công 100% vốn nhà nước.

Nếu Quốc hội thông qua, dự kiến các dự án này sẽ khởi công một số gói thầu từ tháng 9/2020 và khởi công toàn bộ các gói thầu trong tháng 10 và 11/2020. Theo kế hoạch được Bộ GTVT đưa ra, đến cuối năm 2021 sẽ cơ bản hoàn thành và thông xe các dự án thành phần Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn. Các dự án được chuyển đổi sang đầu tư công sẽ hoàn thành cơ bản nền đường và các công trình trong năm 2021 (ngoại trừ một số công trình hầm và cầu lớn), phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2022, riêng đối với cầu chính cầu Mỹ Thuận 2 do tính chất kỹ thuật phức tạp sẽ hoàn thành trong năm 2023.

Cao tốc Bắc- Nam: Đầu tư công chắc gì đã nhanh hơn PPP

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với báo chí, ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế cho biết, vừa qua Ủy ban Kinh tế được Thường vụ Quốc hội giao thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh chuyển 8 dự án thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ hướng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

Cao tốc Bắc- Nam: Doanh nghiệp Việt khó thắng nhà thầu Trung Quốc?

Đối với vấn đề này, Ủy ban Kinh tế cho rằng tiếp tục đầu tư 8 dự án này theo hình thức huy động vốn đầu tư tư nhân (cụ thể là huy động BOT) vẫn có thể tiến hành mà chuyển sang phương thức đầu tư bằng vốn ngân sách (đầu tư công) cũng có thể thực hiện.

“Cả 2 hình thức đầu tư này đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Theo báo cáo của Chính phủ, dự án chỉ có vấn đề là không có nhà đầu tư quan tâm, vậy thì đối chiếu với quy định, các cơ quan sẽ triển khai tiếp theo Nghị quyết 52 của Quốc hội. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo làm rõ hơn về vấn đề này. Nếu có chuyển hình thức đầu tư  thì chỉ chuyển một số đoạn trong loạt đó chứ không phải toàn bộ các dự án này”, ĐBQH Đỗ Văn Sinh nói.

Theo Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, mặc dù có 7/8 đoạn đã có nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ cho rằng, những nhà đầu tư này có năng lực thi công tốt, nhưng một số nhà đầu tư huy động nguồn lực hạn chế. Có hai mục tiêu quan trọng nhất khi triển khai cao tốc Bắc-Nam, đó là muốn đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư và góp phần tăng trưởng GDP.

Ông Sinh cho rằng, cá nhân ông đồng tình với hai mục tiêu này, tuy nhiên vấn đề đặt ra là chưa tổ chức đấu thầu thì làm sao biết đủ năng lực hay không?

“Trên thực tế là người ta cam kết, thậm chí chúng tôi đã trao đổi với các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư vẫn thấy rằng đã cam hết thì thực hiện. Tôi không thực hiện được thì vi phạm hợp đồng, mất đặt cọc. Đó là một trong những lý do tôi cho rằng phải minh bạch chỗ này”, vị ĐBQH chỉ rõ.

Điều khiến vị Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế và nhiều ĐBQH khác băn khoăn chính là, thứ nhất, từ xưa đến nay Việt Nam rất muốn làm Luật PPP để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, để thu hút tăng nguồn lực tài chính, thứ 2 là tăng năng lực quản trị tốt hơn để hiệu quả hơn, minh bạch hơn.

“Rõ ràng trong lúc này, chúng ta đang làm luật và cũng kỳ này Quốc hội thông qua Luật PPP, cũng kỳ này lại chuyển PPP sang đầu tư công. Nếu không có thông tin đầy đủ, phân tích có cơ sở khoa học thì là vấn đề cần phải cân nhắc”, ông Đỗ Văn Sinh khẳng định.

Ý kiến chuyên gia Anh về đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Vấn đề thứ 3, trên thực tế, Chính phủ cho rằng, đầu tư công sẽ nhanh hơn đầu tư theo hình thức PPP. Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Sinh nghĩ không phải như vậy. Theo vị ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, trên thực tế thời gian qua, hầu như và gần như tất cả các dự án đầu tư công đều chậm tiến độ. Khi nhà đầu tư đấu thầu theo hình thực PPP rồi thì người ta triển khai rất nhanh. Cơ chế của người ta tự quyết được vì tiền của người ta.

“Như một số dự án của tư nhân người ta đầu tư như sân bay Vân Đồn, một số dự án người ta làm rất nhanh. Thậm chí, một số dự án năng lượng vừa rồi, người ta làm mấy tháng là xong. Còn ta chắc lẽ còn lâu lắm. Tôi cho rằng, cái đấy chúng phải được minh chứng, tức là đặt vấn đề ra phải minh chứng và cụ thể. Rõ ràng tính thuyết phục chưa cao”, ông Đỗ Văn Sinh phân tích.

Đối với việc Chính phủ muốn đặt ra vấn đề, xin một số cơ chế, ông Đỗ Văn Sinh cho rằng cơ chế trong Nghị quyết 52 cũng đủ hết rồi chứ không phải không có nhưng vẫn chậm vì từ năm 2017, giờ là năm 2020 rồi mà mới triển khai được 3 dự án đầu tư công, còn tất cả các dự án đầu tư công đã làm được dự án nào đâu, giờ lại xin chuyển đổi. Cho nên, theo vị ĐBQH, cần phải cung cấp thêm thông tin cho đại biểu Quốc hội, cũng như giải trình thuyết phục.

Vì sao không nên chỉ định ‘con cưng’ làm cao tốc Bắc – Nam?

Tổng Công ty Sông Đà, đơn vị vẫn đang nợ hơn 11.000 tỷ đồng, vừa được Bộ Xây dựng đề xuất chỉ định thầu một số đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án PPP sang đầu tư công.

Quá nhiều nhà thầu Trung Quốc muốn làm đường sắt cao tốc Bắc Nam

Theo lời giới thiệu của Bộ Xây dựng, Tổng công ty Sông Đà gắn với tên tuổi một ố dự án lớn như Hòa Bình, Yaly, Sơn La, Lai Châu, hay cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, Pháp Vân - Cầu Giẽ. Tuy nhiên những năm gần đây, doanh nghiệp này gặp khó khăn về tài chính, duy trì việc làm cho người lao động. Việc cổ phần hoá tại tổng công ty này cũng không thuận lợi, hiện tỷ lệ sở hữu Nhà nước tới gần 99,8% vốn điều lệ.

Về vấn đề này, ĐBQH Đỗ Văn Sinh, Ủy ban Kinh tế bày tỏ không đồng tình. Theo vị chuyên gia, đó là việc của Chính phủ vì trên thực tế, khi triển khai thì phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hai phương án chỉ định thầu hoặc đấu thầu để chọn nhà đầu tư đều có ưu, nhược điểm.

Ông Sinh đánh giá, về mặt nguyên tắc thì ưu tiên đấu thầu công khai vì sẽ chọn được những nhà thầu đủ năng lực, trình độ để triển khai tốt nhất theo yêu cầu của gói thầu. Trong trường hợp 2 thì cũng có thể chỉ định thầu theo quy định của pháp luật. Còn chỉ định ai thì phải đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu. Chỉ một ông mà mai kia trễ ra thì là trách nhiệm của người chỉ định thầu. Anh muốn chỉ định thầu thì phải xác định được tiêu chỉ để chỉ định. Đấu thầu cũng như vậy, anh phải xác định được tiêu chí, thứ nhất phải có năng lực thi công, thứ 2 là phải có năng lực tài chính.

“Nếu không có năng lực tài chính thì lấy đâu để thi công? Rõ ràng đây là câu chuyện hồ sơ mời thầu đặt ra và người quyết định hồ sợ mời thầu phải chịu trách nhiệm về điều đó”, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc đặt vấn đề.

Ông Đỗ Văn Sinh so sánh, như một người đầy đủ khoẻ mạnh thì bao giờ cũng tốt hơn người bị khiếm khuyết. Do đó, nên xem xét ở tất các góc độ khi chỉ định thầu cho đơn vị đang gặp khó khăn hiện nay.

Doanh nghiệp muốn làm cao tốc Bắc Nam chuẩn tiến độ bậc nhất, 5 năm không lún

Cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc chỉ định thầu cao tốc Bắc – Nam, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình cho biết, kế hoạch đầu tiên, dự án này sẽ đưa ra đấu thầu ở quốc tế nhưng sau đó đấu thầu ở Việt Nam.

Vì các đại biểu cho rằng nên mở rộng cho doanh nghiệp Việt Nam tổ chức đấu thầu chứ không nên cho doanh nghiệp nước ngoài vào. Thực tế nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào một số dự án làm cản trở và quá trình thực hiện không đúng tiến độ làm chi phí tăng lên gấp hai lần.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải có định hướng rà soát để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào đấu thầu, Bộ Xây dựng có ý kiến chỉ định thầu.

“Tôi không đồng tình chỉ định thầu vì theo quy định luật pháp phải đấu thầu. Trong việc chỉ định thầu luôn có biểu hiện không lường được là cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp và đồng thời không dễ rà soát được đối tượng chỉ định thầu đó có đúng hay không”, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh.
“Chưa kể đối tượng được đề xuất chỉ định thầu lại là đơn vị đang thua lỗ, nợ vốn, năng lực cạnh tranh hạn chế”, vị ĐBQH thẳng thắn.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình nhắc lại quy định luật pháp là công khai minh bạch, khuyến khích cạnh tranh. Tại các dự án đầu tư có thể chỉ định thầu hoặc đấu thầu công khai, vì thế hồ sơ thầu khi đưa ra phải nêu những tiêu chí rõ ràng cụ thể tránh lợi ích nhóm, đảm bảo chọn được các nhà đầu tư đủ năng lực chuyên môn trong thi công, vốn.

Nhà đầu tư Trung Quốc muốn liên danh với Việt Nam làm cao tốc Bắc - Nam

Nhưng riêng với tình hình của Tổng công ty Sông Đà, hiện không có khả năng trả nợ gốc, lãi vay..., ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương khẳng định, không nên có các giải pháp giúp đỡ, nâng đỡ họ như vậy.

“Thay vào đó, cơ quan quản lý cần xem lại trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị khi để tồn tại, xảy ra tình trạng nợ quá lớn. Cần tổ chức đấu thầu công khai chọn nhà đầu tư đủ năng lực, không nên chỉ định doanh nghiệp nhà nước làm dự án vì rất dễ phát sinh tiêu cực, khó có dự án chất lượng”, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương nêu rõ.
Thảo luận