"NATO không xem Trung Quốc là kẻ thù mới hay đối thủ. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đang thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu", - ông Stoltenberg nói.
Ông lưu ý rằng trong cuộc họp hồi tháng 12 tại London, lãnh đạo của các nước NATO "lần đầu tiên trong lịch sử liên minh đã đồng ý rằng NATO sẽ buộc phải phản ứng với những hậu quả an ninh do ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc".
Ông Stoltenberg tin rằng NATO cần tiến hành đối thoại với Nga
Nga là một nước láng giềng của NATO và liên minh cần có một cuộc đối thoại với phía Nga, đặc biệt là về kiểm soát vũ khí, Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg nói.
"Nga khẳng định sức mạnh của mình, đầu tư rất nhiều vào năng lực quân sự, đặc biệt là về tiềm năng hạt nhân, tất cả được thực hiện trong bối cảnh khủng hoảng của Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn ... Chúng ta đáp lại điều này và không nghi ngờ gì rằng liên minh sẵn sàng bảo vệ các thành viên của mình. Nhưng Nga là hàng xóm của chúng ta, đất nước này sẽ không biến mất, chúng ta tin rằng cần tiến hành đối thoại với Nga, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát vũ khí. Với tư cách là một chính trị gia Na Uy, tôi biết rằng có thể tiến hành các cuộc đàm phán với Nga, có thể ký kết các thỏa thuận", - ông Stoltenberg cho biết tại buổi thuyết trình về chiến lược NATO trong giai đoạn đến năm 2030 #NATO 2030.
Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF) đã chấm dứt vào ngày 2 tháng 8 năm 2019 theo sáng kiến của Hoa Kỳ. Nga cũng đình chỉ việc tham gia hiệp ước.