Liệu Nhật Bản có tham gia liên minh chống Trung Quốc của Tây phương?

Nhật Bản dường như tránh xa sự chỉ trích tập thể của phương Tây nhằm vào Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông. Ngày 8 tháng 6, trong cuộc họp báo, thư ký nội các Nhật Bản Yoshi DA Suga không đề cập đến khả năng Tokyo tham gia tuyên bố chung của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và một số quốc gia khác về Hồng Kông.
Sputnik

Shinzo Abe - người đang giữ thăng bằng trên sợi dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ

Nhật Bản quyết định không cùng với Hoa Kỳ, Anh và các nước khác đưa ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc liên quan đến đạo luật mới về Hồng Kông. Đây là thông báo một ngày trước đó bởi hãng tin Kyodo, dẫn các nguồn chính thức tại các quốc gia được lôi kéo tham gia liên minh chống Trung Quốc.

Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Anh không can thiệp vào công việc của Hồng Kông

Trong khi đó, vào hôm thứ Hai, thư ký nội các Nhật Bản không bình luận về thái độ của đất nước đối với liên minh này. Đồng thời, ông Yoshi DA Suga lưu ý rằng Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên bày tỏ "mối quan tâm nghiêm túc" liên quan đến luật pháp mới về Hồng Kông. Hôm nay tại quốc hội, Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản đang theo dõi tình hình ở Hồng Kông với "mối quan ngại sâu sắc".
Trước đó, vào ngày 28 tháng 5, ông đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề luật an ninh Hồng Kông trong một tuyên bố đặc biệt, và tuyên bố này cũng đã được truyền đạt tới Bắc Kinh thông qua đại sứ Trung Quốc tại Tokyo.

Trong cuộc họp báo ngày thứ Hai, ông Yoshi DA Suga nói rằng Hoa Kỳ, Anh và các nước khác đánh giá cao phản ứng của Nhật Bản. Ông nói thêm rằng Nhật Bản tiếp tục duy trì liên lạc chặt chẽ về vấn đề này với các quốc gia khác.

Trong trường hợp này, Nhật Bản chủ yếu định vị mình như một cường quốc trong khu vực. Do đó, đất nước này hành động rất cẩn thận trong các đánh giá và tuyên bố của mình, ông Igor Shatrov, người đứng đầu Hội đồng chuyên gia của Quỹ phát triển chiến lược, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:

"Quan trọng nhất, Nhật Bản dành cho mình một khoảng không gian để có thể ứng xử một cách cơ động và không bị kẹt cứng với các quốc gia khác. Nếu đây là tuyên bố của riêng mình thì lại là chuyện khác, vì khi đó có thể chỉnh sửa, tìm ra một số thỏa hiệp nào đó cho đối thoại. Nhưng đằng này lại là một tuyên bố tập thể, chữ ký ở đây đã đặt xuống là không thể rút lại. Bằng cách ký vào bản tuyên bố chung, Nhật Bản sẽ thực sự là nô lệ của tuyên bố này và không có chỗ để hành xử cơ động. Nhật Bản đương nhiên cần quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc. Tokyo đang có vấn đề lãnh thổ với Bắc Kinh, và việc tham gia vào chiến dịch Hồng Kông sẽ là bước đi sai và thiển cận đối với Nhật Bản. Nhật Bản cho thấy họ có quan điểm riêng về vấn đề này, điều này cho phép họ tự do đối thoại. Và trong tương lai, có thể Nhật Bản sẽ đóng một vai trò trung gian nào đó, vì chúng ta thấy rằng mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh với Trung Quốc chỉ đang gia tăng. Việc Nhật Bản duy trì lập trường đặc biệt của mình trong trường hợp này là hành động đáng được tôn trọng, mặc dù bản thân lập trường này hoàn toàn không phải là lý tưởng đối với một quốc gia đang tìm kiếm mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Trung Quốc".

Việc cải thiện quan hệ song phương vẫn nằm trong chương trình nghị sự của cả Bắc Kinh và Tokyo. Đồng thời, Hoa Kỳ đang thực hiện những nỗ lực mạnh mẽ chưa từng thấy để kéo Nhật Bản cùng với mình tham gia vào cuộc đối đầu với Trung Quốc. Vấn đề của Hồng Kông chỉ là một trong những lý do để Hoa Kỳ mang lại căng thẳng mới cho quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản.

Việt Nam lên tiếng về tình hình Hồng Kông, Trung Quốc trồng rau ở Biển Đông, Tenma hối lộ

Trước hội nghị thượng đỉnh G7, Hoa Kỳ sẽ cố gắng sử dụng Nhật Bản tích cực hơn trong chiến dịch chống Trung Quốc. Đây là quan điểm của giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Viễn Đông Valery Kistanov mà ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Chuyên gia đã so sánh Shinzo Abe với một người đang cố gắng giữ thăng bằng trên sợi dây nối giữa Mỹ và Trung Quốc:

"Ông Abe phải đến tham dự hội nghị thượng đỉnh G7. Ông sẵn sàng đến đó, vì đối với ông thì Donald là "một người bạn Mỹ lớn". Abe là người đầu tiên tìm tới gặp Trump khi nhận được thông tin rằng ông sẽ trở thành tổng thống. Abe đã tuân thủ đường hướng chính sách này trong bất kỳ bối cảnh nào. Giờ đây ông cũng sẽ đến tham dự G7. Ông sẽ phải quay lại tại hội nghị thượng đỉnh này để chứng minh rằng mình cũng đang đồng hành với G7 liên quan tới sự đối đầu với Trung Quốc do các vấn đề đại dịch, Hồng Kông và Biển Đông. Mặt khác, ông Abe cũng phải cố gắng không xúc phạm các đối tác Trung Quốc và không gây tổn hại đến quan hệ Nhật-Trung. Ông hy vọng rằng trong vấn đề này sẽ xảy ra một bước ngoặt theo hướng tốt hơn. Abe giống như một người đang đi thăng bằng trên sợi dây căng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nếu ông có thể vượt qua thì là điều rất đáng khen, nhưng xem ra rủi ro rất lớn".

Giới truyền thông và chính trị ở Nhật Bản ngày nay đang gay gắt chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông và đại dịch. Một số lời kêu gọi đang vang lên, bao gồm cả một số chính trị gia nổi tiếng của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền thậm chí còn đòi hủy kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật. Điều này rất trái ngược với đường hướng chính sách của Thủ tướng, người đã thực hiện những nỗ lực đáng kể để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau khi ông trở lại nắm quyền vào năm 2012. Đó là đỉnh điểm căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ. Rõ ràng là Abe sẽ cố gắng không chỉ ngăn chặn tình trạng quay trở lại điểm xuất phát ban đầu, mà còn để di chuyển tiếp theo hướng đã chọn.

Về phần mình, Bắc Kinh cũng sẽ tránh đưa ra phản ứng gay gắt trước những tuyên bố nhất định của Tokyo để né việc phải đồng thời bị lôi kéo vào cuộc đối đầu với cả Mỹ và Nhật Bản, chuyên gia Valery Kistanov tin tưởng. Theo ông, những cân nhắc thực dụng sẽ chiếm ưu thế ở cả hai phía, do đó phải giả định rằng hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật vẫn cứ sẽ diễn ra. Vấn đề là không biết khi nào đại dịch sẽ kết thúc.

Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản: không tiến lên có nghĩa là lùi lại

Trung Quốc và Nhật Bản là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của nhau. Đặc biệt, theo Bộ Tài chính Nhật Bản, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Trung Quốc đã tăng 37% trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019. Đồng thời, Nhật Bản, theo gương của một số nước phương Tây, dự kiến vào tháng 6 sẽ thông qua luật hạn chế đầu tư nước ngoài vì lý do an ninh quốc gia. Các nhà quan sát tin rằng biện pháp này có thể ngay lập tức đã phủ bóng lên quan hệ hợp tác đầu tư giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Sợ lây coronavirus, chủ cửa hàng ở Nhật Bản cấm cửa người Trung Quốc

Ngoài ra, tình hình quan hệ kinh tế có thể xấu đi do chính quyền Nhật Bản kích thích việc rút các công ty Nhật Bản từ Trung Quốc. Hơn 2 tỷ đô la đã được phân bổ để trợ cấp cho hoạt động của họ theo hướng này.

Một trong những động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là chính sách của Washington, điều này rõ ràng khiến Tokyo thận trọng, và làm rối tung tất cả các kế hoạch dài hạn của Nhật Bản. Cụ thể, Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong khi Abe rất trông cậy vào thỏa thuận này. Ông thực sự hy vọng rằng mối quan hệ đối tác sẽ mở ra những cánh cổng rộng lớn để xuất khẩu hàng hóa Nhật Bản sang Hoa Kỳ, và sẽ đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế ổn định của Nhật Bản. Trump đã giáng đòn vào những kế hoạch này. Trump đã chuyển các mâu thuẫn thương mại với Nhật Bản sang định dạng song phương. Hoa Kỳ cáo buộc Nhật Bản kinh doanh không thành thật và yêu cầu loại bỏ thâm hụt thương mại hiện có do sự gia tăng mua vũ khí của Nhật Bản tại Hoa Kỳ.

Các chính sách thương mại bảo hộ của Mỹ đang thực sự thúc đẩy Nhật Bản tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Nếu các chính trị gia không ngăn cản doanh nghiệp nhận ra cơ hội này, thì việc hợp tác với Trung Quốc có thể trở thành một trong những động lực giúp Nhật Bản thoát khỏi suy thoái kinh tế.

Thảo luận