Việt Nam lên tiếng về tình hình Hồng Kông, Trung Quốc trồng rau ở Biển Đông, Tenma hối lộ

© Ảnh : TTXVNPhó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 28/5, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng về nhiều vấn đề như việc Trung Quốc trồng rau ở Biển Đông, chính quyền ông Tập Cận Bình thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh với Hồng Kông, nghi vấn Tenma Việt Nam hối lộ và việc sắp nhận bàn giao tàu tuần tra cỡ lớn từ Hoa Kỳ.

Liên quan đến nghi án công ty Tenma Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam hơn 25 triệu yên để được miễn giảm hơn 400 tỷ đồng tiền thuế, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đang xác minh thông tin Công ty Tenma hối lộ quan chức tỉnh Bắc Ninh, khẳng định hành vi vi phạm sẽ bị xử lý.

Xuất hiện tin tàu tuần duyên USCGC John Midgett dự kiến được bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào cuối năm 2020. Đây sẽ là chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai phía Mỹ bàn giao cho Việt Nam. Bộ Ngoại giao cũng phản hồi về vấn đề này.

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong

Chiều nay 28/5, trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị đưa ra bình luận về việc tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 13 của Trung Quốc vừa biểu quyết thông qua Quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về thiết kế lập kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, Phó Phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt khẳng định, Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách một nước hai chế độ của chính quyền Bắc Kinh.

“Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình Hong Kong. Lập trường của Việt Nam về tình hình Hong Kong đã được nêu rõ, Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách một nước hai chế độ của Trung Quốc, các vấn đề liên quan tới Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc”, phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nêu rõ.

Theo Phó phát ngôn Bộ ngoại giao, Việt Nam luôn mong tình hình tại Đặc khu Hồng Kông được ổn định và phát triển thịnh vượng.

Cuộc biểu tình của Hồng Kông chống lại luật an ninh quốc gia - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc thông qua Nghị quyết về việc phát triển luật an ninh Hồng Kông

Trước đó, chiều 28/5, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Trung Quốc khóa 13, các đại biểu quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết, bộ luật và Quyết định quan trọng với 2.878 phiếu ủng hộ, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.

Trong đó đáng chú ý có Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc, Bộ Pháp điển dân sự đầu tiên và Quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về việc thiết lập kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong. Sau khi nghị quyết được chấp thuận, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ nhóm họp để soạn thảo luật này trước khi công bố và có hiệu lực ngay lập tức.

Theo dự thảo luật an ninh này, Trung Quốc vẫn kiên định theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phản đối sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài vào Hong Kong. Đồng thời, Hồng Kông có trách nhiệm tuân theo Hiến pháp để đảm bảo an ninh quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trưởng đặc khu Hong Kong phải báo cáo với chính quyền trung ương về vấn đề liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia. Ngoài ra, khi cần thiết, chính quyền trung ương Trung Quốc có thể thiết lập các cơ quan đặc biệt tại đặc khu này khi cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều quan trọng nữa chính là, dự luật cũng cấm các hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền, đòi ly khai, khủng bố và can thiệp bên ngoài.

Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc trồng rau ở Biển Đông

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Tướng Vịnh nói về Biển Đông: Không phải cứ thích thì mang quân sang nước khác
Tại buổi họp báo chiều nay, Phó phát ngôn viên Đoàn Khắc Việt đã trả lời câu hỏi của phóng viên xung quanh tuyên bố của Trung Quốc về việc trồng rau tại các thực thể ở Biển Đông.

Cụ thể, phóng viên nêu câu hỏi việc chính quyền Trung Quốc tuyên bố sử dụng công nghệ mới, hướng tới xây dựng khả năng tự cung tự cấp cho các thực thể trên Biển Đông để đưa thêm người ra ở. Đồng thời, Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc cho biết binh sĩ Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã thu hoạch được hơn 750 kg rau xanh nhờ vào công nghệ trồng rau trên cát.

“Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng điều này đã phủ nhận quan điểm các thực thể ở Hoàng Sa không phải là đảo. Xin cho biết quan điểm của Việt Nam?”, phóng viên đặt vấn đề.

Về vấn đề này, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết:

“Như nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động tại các quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Toàn cảnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp. - Sputnik Việt Nam
Họp Quốc hội Việt Nam: Biển Đông, thắng lợi Covid-19, EVFTA và tăng trưởng kinh tế
Riêng đối với việc tàu Trung Quốc khai thác cát ở Biển Đông, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh, hoạt động của các bên ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các khu vực mà Việt Nam có chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông đều là vi phạm chủ quyền và vi phạm pháp luật quốc tế.

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông”, ông Đoàn Khắc Việt tái khẳng định quan điểm của Hà Nội.
“Hoạt động của các bên ở hai quần đảo này cũng như ở các khu vực mà Việt Nam có quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Đông là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế”, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Vụ Tenma Việt Nam hối lộ: Bộ Ngoại giao lên tiếng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Thông tin mới nhất vụ Tenma Việt Nam hối lộ quan chức ở Bắc Ninh
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến nghi án công ty Tenma Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam hơn 25 triệu yên để được miễn giảm hơn 400 tỷ đồng tiền thuế, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đang xác minh thông tin Công ty Tenma hối lộ quan chức tỉnh Bắc Ninh, khẳng định hành vi vi phạm sẽ bị xử lý.

“Các cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh nghi vấn Công ty Tenma của Nhật Bản hối lộ quan chức tỉnh Bắc Ninh, xử lý thông tin theo quy định của pháp luật”, ông Đoàn Khắc Việt cho hay.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rõ, ngay sau khi có thông tin của Nhật Bản, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã báo cáo các cơ quan chức năng trong nước. Hiện tại, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiến hành xác minh, xử lý thông tin theo quy định của pháp luật.

“Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư làm ăn tại Việt Nam. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý”, ông Đoàn Khắc Việt khẳng định.

Về việc hôm 11/5, hàng loạt tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun, Nikkei, Kyodo, Mainichi đưa tin công ty con tại Việt Nam của hãng sản xuất nhựa Tenma đã hối lộ khoảng 25 triệu yen (khoảng 5,4 tỉ đồng) cho các quan chức hải quan Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao các Bộ, ngành và lãnh đạo địa phương kiểm tra làm rõ vụ việc.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin liên quan về Công ty Tenma Việt Nam, đồng thời xử lý nghiêm nếu thật sự có sai phạm, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng và chống thất thu thuế cũng như ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam.

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời phỏng vấn báo chí trong giờ nghỉ giải lao. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lên tiếng vụ Tenma Việt Nam và Nhật Cường Mobile

Đồng thời, liên quan nghi án hối lộ quan chức thuế và hải quan Bắc Ninh của Công ty Tenma Việt Nam để trốn một số khoản thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp lên tới hơn 400 tỷ đồng, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có công hàm gửi Cơ quan Thuế Nhật Bản.

Trước đó, theo báo chí Nhật Bản, Công ty TNHH Tenma Việt Nam (có công ty mẹ tại Tokyo, Nhật Bản) khai báo tự nguyện với Tòa án Tokyo về 2 lần hối lộ với tổng cộng 25 triệu yên cho một số cán bộ, công chức Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tenma cũng chủ động thành lập ủy ban bên thứ 3 để điều tra vụ việc. Đươc biết, đạo luật Phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật có điều khoản cấm hối lộ chính quyền nước ngoài.

Cũng theo Asahi, Tenma chủ động thành lập ủy ban bên thứ ba để điều tra về vi phạm nghiêm trọng này. Đồng thời, các công tố viên quận Tokyo ban đầu đánh giá hành vi này của Tenma vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.

Theo ủy ban bên thứ ba, khoản tiền trên được lãnh đạo Công ty Tenma trực tiếp thông qua khoản phí điều chỉnh cho các cán bộ của của một cơ quan địa phương của Việt Nam nhằm được miễn giảm khoản truy thu thuế đối với công ty con tại Việt Nam. Khoản phí điều chỉnh trị giá 25 triệu yên này được thực hiện qua 2 lần.

Theo đó, lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2017, sau khi nhận được thông báo về khoản truy thu thuế giá trị giá tăng với vật liệu thô nhập khẩu lên tới 1,7 tỷ yên (tương đương khoảng hơn 400 tỷ đồng), lãnh đạo của công ty con Tenma Việt Nam đã đưa ra đề xuất hối lộ cho các cán bộ địa phương Việt Nam nhằm tránh phải nộp khoản thuế khổng lồ kia.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.  - Sputnik Việt Nam
Công ty Tenma Việt Nam hối lộ: Quan chức ăn vặt, uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng

Theo Asahi và Nikkei, được sự đồng ý của ông Kento Fujino, Chủ tịch tại trụ sở chính của công ty, Tenma Việt Nam đã trả 2 tỷ đồng (khoảng 10 triệu yên) cho cán bộ của Việt Nam để tránh khoản phụ phí. Kết quả, công ty này đã được miễn 400 tỷ đồng.

Lần hối lộ thứ hai là vào tháng 8 năm 2019, sau một cuộc kiểm tra thuế và được cán bộ địa phương Việt Nam yêu cầu nộp thêm khoản thuế 17,8 tỷ đồng (khoảng 89 triệu yên) bao gồm thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, cán bộ điều tra thuế yêu cầu phía công ty trả tiền mặt 3 tỷ đồng. Công ty này thực hiện theo và sau cùng được giảm khoản truy thu thuế doanh nghiệp từ 17,8 tỷ đồng xuống còn khoảng 570 triệu đồng (2,62 triệu yên). Tất cả những khoản thuế này thuộc lĩnh vực quản lý của Cục Thuế Bắc Ninh.

Việt Nam sắp nhận bàn giao tàu tuần tra cỡ lớn của Mỹ?

Cũng trong chiều nay, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt đã thông tin về việc sắp tới Hoa Kỳ sẽ bàn giao tàu tuần tra cho Việt Nam.

“Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ thời gian qua duy trì đà tiến triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác về an ninh quốc phòng”, Phó Phát ngôn Đoàn Khắc Việt cho hay.

Trước đó, xuất hiện thông tin về việc Mỹ chuẩn bị bàn giao tàu tuần tra USCGC Midgett (WHEC-726) cho Việt Nam trên trang Facebook của tàu này.

“Trên cơ sở những thỏa thuận đã đạt được giữa hai bên, trong đó có Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011, Tuyên bố về tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng năm 2015 và kế hoạch hợp tác quốc phòng 2018 - 2020, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có hợp tác an ninh hàng hải và nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”, Phó Phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh.

Một số trang tin Mỹ cho biết, tàu tuần duyên USCGC John Midgett dự kiến được bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam vào cuối năm 2020. Đây sẽ là chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai phía Mỹ bàn giao cho Việt Nam.

Tàu USCGC Morgenthau lớp Hamilton được chuyển giao cho Cảnh sát biển Việt Nam tại buổi lễ ở Hawaii sáng 25/5 - Sputnik Việt Nam
Hà Nội sắp nhận tàu Mỹ: Cảnh sát Biển Việt Nam thăm tàu tuần tra John Midgett

Trước đó, cuối năm 2017, Việt Nam cũng nhận chiếc Morgenthau của Mỹ, biên chế vào lực lượng Cảnh sát biển, đổi tên là CSB 8020.

Hamilton là lớp tàu tuần tra lớn nhất của Tuần duyên Mỹ vào những năm 1960. Tàu có chức năng tuần tra lãnh hải, cứu hộ cứu nạn, khảo sát đại dương, và có thể hoạt động ở mọi vùng biển trên thế giới.

Việc Mỹ chuyển giao tàu tuần tra CSB-8020 và sắp tới là tàu WHEC-726 sẽ góp phần tăng cường năng lực tuần tra cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Khả năng tuần tra dài ngày của tàu sẽ giúp ích rất nhiều cho sự hiện diện liên tục trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала