Nên chăng Đông Nam Á trông đợi Hoa Kỳ giúp đảm bảo an ninh?

«Hiện diện của Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh vẫn là yếu tố quan trọng sống còn đối với các nước Đông Nam Á», Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tuyên bố mới đây trên trang tạp chí Mỹ Foreign Affairs.
Sputnik

Không hẹn mà nên, cùng lúc, Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte cũng xác nhận điều đó bằng việc làm, như nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.

Tổng thống Philippines thay đổi quyết định

Tin thời sự hàng đầu ở Philippines là quyết định của Tổng thống, đình chỉ thực thi lệnh của chính ông – là lệnh huỷ bỏ thỏa thuận Hiệp định với Hoa Kỳ về chuyến thăm của các quân nhân Visiting Forces Agreement (VFA), văn kiện ký kết hai thập niên trước và cho phép phía Mỹ duy trì các đơn vị quân đội của họ trên lãnh thổ Philippines cho đến ngày nay. Hồi tháng Hai năm nay, một lần nữa nổi giận trước hành động của chính quyền Mỹ, ông Duterte tuyên bố huỷ VFA. Khi đó, Tổng thống Philippines khăng khăng rằng quân đội và cảnh sát của ông đã sẵn sàng đảm bảo an ninh của đất nước mà không cần đến sự giúp đỡ của Mỹ.

Hoa Kỳ thúc giục Úc tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc ở Đông Nam Á

Thời điểm chấm dứt hiệp định là thích hợp - theo quy trình thủ tục, điều này cần diễn ra 180 ngày sau khi chính thức tuyên bố ý định huỷ bỏ thỏa thuận.

Thế nhưng bây giờ đến mốc đó, đột nhiên ông Duterte «nghĩ lại».

Các nhà phân tích tìm ngay ra nguyên cớ của động thái này. Chuyện là ở lối hành xử của Trung Quốc, trong những tháng gần đây nhiều lần thách thức chủ quyền của cả loạt quốc gia Đông Nam Á. Người ta nhớ lại sự xuất hiện của các chiến hạm và tàu đánh cá Trung Quốc trong vùng biển sát gần quần đảo Natuna, vụ tàu tuần phòng Trung Quốc đánh chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, cuộc tấn công bằng laser của tàu Trung Quốc chống khu trục hạm Philippines, v.v…. Như đã rõ, điều này làm dâng cao làn sóng phản đối của các nhà ngoại giao Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, nhưng phía Trung Quốc thực sự phớt lờ. Thêm vào đó, quân đội Philippines rõ ràng không mấy phát triển quan hệ với đối tác Trung Quốc. Trong năm ngoái, chỉ diễn ra vỏn vẹn một cuộc tập trận chung giữa Philippines và Trung Quốc, thế mà người Philippines đã cùng người Mỹ tiến hành tập trận chung tới 281 lần!

Quyết định của Tổng thống Philippines khiến người Mỹ hài lòng.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila tuyên bố: «Liên minh lâu năm của chúng ta đã mang lại lợi ích cho cả hai nước và chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác mật thiết về an ninh và quốc phòng cùng với Philippines».

Gánh nặng của các cường quốc

Dễ hiểu là rằng thật tốt khi là nước lớn và giàu có. Nhưng còn thêm điều quan trọng không kém: phải là một Nhà nước biết chịu trách nhiệm. Chính đó là suy nghĩ của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mà chúng ta đã nhắc đến ở trên. Đảo quốc này cũng có quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, trong vài năm qua nhà lãnh đạo Singapore nhất quán giữ vững ý tưởng rằng các nước ASEAN không nên lựa chọn liên minh chỉ thiên về một trong hai «đại gia» là Hoa Kỳ hoặc CHND Trung Hoa. Trong bài viết của tạp chí Foreign Foreign, ông không chính thức từ bỏ lập trường này, nhưng có thông điệp hướng về phía Trung Quốc bằng những lời như sau:

Việt Nam diễn tập quân sự cùng Hải quân Mỹ và các nước Đông Nam Á
«Một nước Trung Quốc to lớn và hùng mạnh hơn không chỉ cần tôn trọng các quy tắc và chuẩn mực toàn cầu, mà còn phải nhận lấy trách nhiệm cao hơn trong việc duy trì và cập nhật trật tự quốc tế».

Đồng thời ông giải thích lý do tại sao Trung Quốc không thể là một bên đảm bảo sự bình ổn ở Đông Nam Á:

«Trung Quốc sẽ không thể đảm nhận vai trò của Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh, mặc dù sức mạnh quân sự của Bắc Kinh ngày càng tăng. Sở dĩ như vậy là bởi Trung Quốc đang có tranh chấp biển đảo và lãnh thổ ở Biển Đông với mấy nước trong khu vực, những quốc gia sẽ luôn coi hiện diện hàng hải của Trung Quốc như là nỗ lực thúc đẩy yêu sách bành trướng».

Và từ đây ông đưa ra kết luận, có lẽ là khá chướng tai các chính trị gia ở Bắc Kinh và ở một số thủ đô khác:

«Hiện diện của Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh vẫn là yếu tố quan trọng sống còn đối với các nước Đông Nam Á».

Hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông thường khơi lên sự phản đối của cộng đồng thế giới. Tuy nhiên, dù sao lãnh đạo các nước ASEAN cũng vẫn nên tỉnh táo thận trọng về những kế hoạch không vô tư của Hoa Kỳ.

Thảo luận