SEACAT thu hút số thành viên kỷ lục
Ngày 19 tháng 8 tại Singapore, Hải quân Mỹ cùng lực lượng hàng hải đến từ 10 quốc gia đối tác tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã bắt đầu cuộc diễn tập thường niên Hợp tác và Huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) lần thứ 18.
Mục tiêu của cuộc tập trận SEACAT là tập hợp các quốc gia đối tác trong khu vực tham gia vào khóa huấn luyện “thế giới thực, thời gian thực” (“real world, real time”) được thiết kế để tăng cường khả năng trao đổi, phối hợp hành động, chống buôn lậu hàng hải quốc tế, cướp biển và xâm phạm chủ quyền.
“SEACAT được tổ chức nhằm đảm bảo an ninh hàng hải khu vực ở mức tốt nhất”, Chuẩn Đô đốc Joey Tynch, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 73 thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ nhấn mạnh.
Đợt diễn tập nhấn mạnh đến kịch bản huấn luyện thực tế, trong đó các bên tham gia sẽ thực hành xác định, theo dõi và tiến lên các tàu tham gia tập trận.
“Năm nay, đợt huấn luyện này thu hút nhiều quốc gia đối tác tham dự nhất từ trước đến nay. Các nước cử đại diện lực lượng Hải quân của mình đến SEACAT nhằm chia sẻ kinh nghiệm cùng vượt qua những thách thức và nâng cao năng lực chiến đấu thực tiễn tốt nhất. Qua đó, sẽ giúp tăng cường khả năng nhận biết, đánh giá tình hình, chia sẻ và phản ứng hơn là phối hợp cùng nhau trên biển”, vị Chuẩn Đô đốc nhấn mạnh thêm.
SEACAT thúc đẩy các cam kết chung cho quan hệ đối tác hàng hải, an ninh và ổn định ở khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia tham gia năm nay bao gồm Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Các nước Đông Nam Á muốn tăng cường khả năng tác chiến trên biển
Trong suốt cuộc tập trận, lực lượng hàng hải các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ phối hợp tác chiến cùng nhau, thực hiện loạt các kịch bản thực tế được thiết kế để củng cố khả năng tương tác trong các lĩnh vực như theo dõi, tham quan, đột nhập lên tàu, tìm kiếm và thu giữ (VBSS) đồng thời nâng cao nhận thức về an toàn và giám sát tài sản hàng hải.
Các hoạt động trong khuôn khổ VBSS sẽ tập trung vào việc chống lại nhiều loại mối đe dọa trên biển. Các đội từ nhiều quốc gia sẽ đột nhập lên tàu và bắt giữ tàu theo một số tình huống mô phỏng giả định.
Một trung tâm hoạt động hàng hải ở Singapore sẽ đóng vai trò là điểm tập trung điều phối khủng hoảng và chia sẻ thông tin trong việc theo dõi các tàu trong suốt cuộc tập trận. Các sĩ quan liên lạc sẽ nhận được các báo cáo mô phỏng về các tàu tình nghi ở eo biển Singapore và Malacca (Meleka), Biển Andaman hoặc Biển Đông.
Sau khi chia sẻ dữ liệu từ tất cả các nguồn có sẵn như Trung tâm tổng hợp thông tin của Singapore và Trung tâm theo dõi bờ biển quốc gia của Philippines, các chỉ huy chiến dịch sẽ phát triển và thực hiện kế hoạch ứng phó sử dụng máy bay và tàu hải quân tham gia bảo vệ bờ biển nhằm điều tra, đánh giá tình hình và thực hiện các chuyến bay cứu hộ ngay tại hiện trường khi cần thiết .
Tổng cộng, năm nay tham dự SEACAT có 14 tàu và hơn 400 binh sĩ. Các đơn vị trực thuộc Hải quân Hoa Kỳ bao gồm Biên đội tàu Khu trục số 7; Máy bay P-8 Poseidon được giao cho Lực lượng đặc nhiệm số 72 và binh sĩ Lực lượng đặc nhiệm 73. Đại diện Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ bao gồm Nhóm phụ trách an ninh hàng hải phía Tây (MSRT) và Biệt đội thực thi pháp luật mang tính chiến thuật Thái Bình Dương (PACTACLET).
Nhóm phụ trách an ninh hàng hải phía Tây (MSRT) tiến hành tổ chức khóa học theo chủ đề và hội thảo về kỹ thuật thăm, lên tàu, tìm kiếm và thu giữ ở Manila, Philippines, tham gia giải quyết một loạt các chủ đề bao gồm nạn buôn bán người, ma túy và vũ khí buôn lậu hay hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.
Cuộc tập trận SEACAT tăng cường tinh thần đoàn kết
Chỉ huy Lực lượng cảnh sát biển Hoa Kỳ David Negron-Alicea, cố vấn hàng hải của Cơ quan Giảm thiểu đe dọa Quốc phòng thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Manila và Đại úy Edgardo T. Hernando, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm bảo vệ bờ Philippines chủ trì Lễ khai mạc các khóa huấn luyện VBSS tại Manila.
“Tôi mong muốn mỗi người trong các bạn sẽ tự làm quen và phối hợp hành động với đồng đội tham gia cuộc diễn tập lần này của lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển các quốc gia - quan sát, học hỏi với tâm thái cởi mở, cùng chia sẻ những bài học mà các bạn đã học được và sau đó cùng ứng dụng, thực hành tốt nhất trong tương lai”, ông Negron-Alicea phát biểu. Vào cuối đợt huấn luyện, tôi mong muốn được thấy tất cả các đội, đại diện đến từ 11 quốc gia đối tác khác nhau, ở đây ngày hôm nay, sẽ làm việc cùng nhau và cùng gặt hái thành công”.
SEACAT được khởi xướng từ năm 2002 dưới tên gọi "Hợp tác chống khủng bố ở khu vực Đông Nam Á" sau đó đã được đổi tên vào năm 2012 để mở rộng phạm vi huấn luyện giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển các nước trong khu vực.