Chùm tia laser chết chóc: Hoa Kỳ phát triển "siêu vũ trụ mới"

Mỹ dự kiến lắp pháo laser với công suất 60 kilowatt lên máy bay hỏa lực hạng nặng AC-130 (Gunship). Theo các chuyên gia phương Tây, điều này sẽ cho phép tiêu diệt trong im lặng các mục tiêu mặt đất không bọc thép một cách chính xác. Tại sao Không quân Hoa Kỳ muốn có "laser bay"?
Sputnik

Vũ khí laser đáng tin cậy đến mức độ nào? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Phát bắn thần kỳ của TLPK VN: "Sát thủ" AC-130 sập bẫy, tan xác-KQ Mỹ hốt hoảng tháo chạy

Thiêu đốt động cơ

Vào năm 2015 Mỹ đã bắt đầu hiện đại hóa máy bay "ông lão" AC-130, từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Các chuyên gia bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa dẫn đường đa nòng cỡ lớn, đạn có thể điều chỉnh cho súng tự động 30 mm và hai hệ thống laser với công suất 120 và 60 kilowatt dành riêng cho loại máy bay này. Theo kế hoạch, tổ hợp đầu tiên phải thay thế pháo 105 mm. Laser có thể hoạt động ở cả chế độ hủy diệt và chế độ không sát thương. Tuy nhiên, một tổ hợp mạnh như vậy sẽ chiếm quá nhiều chỗ - gần như toàn bộ thân máy bay. Do đó các chuyên gia đã lựa chọn phương án thứ hai - súng laser với công suất 60 kilowatt được coi là hứa hẹn hơn. Đại diện Không quân Mỹ công bố kế hoạch này tại Hội nghị ảo ngành Công nghiệp Lực lượng Đặc biệt. Theo ông, chùm tia laser trên máy bay AC-130 có khả năng làm hỏng thiết bị và gây thương tích nhưng không khiến kẻ thủ bị diệt.

 “Máy bay AC-130 có súng 30 mm rất chính xác và nhiều vũ khí công nghệ cao khác, - Đại tá Tom Palenske, chỉ huy Nhóm tác chiến số 1 của Không quân Mỹ giải thích. – Nhưng, pháo laser sẽ cung cấp những khả năng mới cho Gunship. Ví dụ, trước đây chúng tôi đã phải gửi đơn vị đặc nhiệm để tiêu diệt một chiếc ô tô hoặc một chiếc máy bay trên mặt đất. Còn súng laser trên máy bay có thể đốt một lỗ trong động cơ với độ chính xác cao. Không có tiếng ồn, không lóe ra ánh sáng. "Những kẻ xấu" sẽ hiểu họ gặp trục trặc chỉ sau khi cố gắng khởi động động cơ".

Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng, AC-130 được nâng cấp cũng có thể tiêu diệt máy bay không người lái và tên lửa hành trình đang bay, làm “mù mắt” thiết bị quang học của xe bọc thép. Như dự kiến, “laser bay” sẽ được sử dụng chủ yếu để yểm trợ các chiến dịch của lực lượng đặc nhiệm. Nếu chương trình hiện đại hóa AC-130 thành công, vũ khí laser sẽ được lắp đặt trên các loại máy bay khác và sẽ trở thành loại vũ khí tự vệ, có khả năng bắn hạ các tên lửa phòng không và tên lửa không đối không.

Lầu Năm Góc thử nghiệm thành công vũ khí laser chống lại drone: video

"Gunship với laser" không phải là nỗ lực đầu tiên của Mỹ để triển khai vũ khí laser trên không. Năm 2002, họ đã bố trí laser hóa học trên máy bay Boeing YAL-1. Theo kế hoạch, trong trường hợp chiến tranh hạt nhân, Boeing YAL-1 sẽ tuần tra và bắn trúng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương trong phần tăng tốc của quỹ đạo bằng tia laser hóa học với công suất 1 MW. Máy bay đã được thử nghiệm thành công nhiều lần, nhưng năm 2011, dự án đã bị đóng cửa, vì nó quá đắt. Quân đội Mỹ đã lựa chọn phương án khác - cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và tên lửa đánh chặn Standard.

Rất nhiều hạn chế

Các chuyên gia chắc chắn rằng, kế hoạch triển khai những công nghệ laser như vậy trong tương lai gần, nếu không phải là không tưởng, thì ít nhất sẽ vấp phải một số khó khăn chưa thể khắc phục.

“Hiện có rất nhiều trở ngại trên con đường tạo ra hệ thống vũ khí laser bay, - chuyên gia Viktor Murakhovsky, Tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc” nói với Sputnik. - Chưa có nguồn năng lượng đủ mạnh và nhỏ gọn để bố trí bên trong thân máy bay. Thêm vào đó phải có hệ thống làm mát thích hợp. Lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ cao và thậm chí hướng gió - tất cả điều này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hiệu quả của vũ khí laser. Thành thật mà nói, tôi không tin rằng người Mỹ cuối cùng sẽ tạo ra súng laser cho AC-130”.

Chuyên gia nhấn mạnh rằng, kể từ những năm 1960, tất cả các nước phát triển đều làm việc với công nghệ laser như một loại vũ khí. Tuy nhiên, chưa có quốc gia nào đạt được sự thành công trong việc biến laser thành hệ thống vũ khí hiệu quả. Cho đến nay kết quả cao nhất là giải quyết vấn đề phụ trợ - tia laser triệt tiêu các thiết bị quang điện tử.

A-60 của Liên Xô và Peresvet của Nga

Ở Liên Xô, các chuyên gia cũng đã nghiên cứu chế tạo "laser bay". Vào mùa hè năm 1981, phòng thí nghiệm bay A-60 trên cơ sở máy bay vận tải IL-76 được trang bị laser với công suất 1 MW đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Máy bay vận tải quân sự đã được sửa đổi để làm phòng thí nghiệm bay. Phần mũi máy bay được sửa đổi để lắp đặt thiết bị tìm kiếm mục tiêu bằng tia laser. Tháp pháo bắn laser chính được đặt ở trên lưng máy bay và có thể mở ra, thu vào. Bổ sung hai khoang lớn dọc theo hông dưới máy bay, một trong số đó được lắp đặt máy phát tuabin để cung cấp năng lượng cho laser, cái còn lại được lắp đơn vị  năng lượng phụ trợ. Tính tổng cộng, Liên Xô đã chế tạo hai chiếc A-60. Không có thông tin chi tiết hơn về dự án này.

Chùm tia laser chết chóc: Hoa Kỳ phát triển "siêu vũ trụ mới"

Có rất ít dữ liệu về chương trình laser chiến đấu ở Nga hiện đại. Năm 2014, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang, Tướng Yury Baluyevsky đã nhắc đến dự án này nhưng không đưa ra chi tiết nào, ông chỉ nói rằng, công việc phát triển vũ khí laser của Nga đang được tiến hành. Vào tháng 3 năm 2018, trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần đầu tiên giới thiệu tổ hợp laser quân sự, sau này được gọi là Peresvet. Mọi chi tiết về loại vũ khí mới này đều được giữ bí mật. Đã có tin rằng, hệ thống vũ khí laser mang tên Peresvet đã chính thức triển khai làm nhiệm vụ chiến đấu. Theo các chuyên gia, Peresvet chủ yếu dành cho các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa.

Thảo luận