RCEP: Nỗ lực của Việt Nam và sự rút lui đậm tính chính trị của Ấn Độ

Việt Nam, ASEAN và các đối tác vẫn cam kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) tiếp tục mở để Ấn Độ tham gia. Các nước vẫn đang nỗ lực đưa Ấn Độ quay trở lại RCEP sau khi New Delhi đột ngột rút khỏi năm 2019 vì áp lực chính trị trong nước và những lo ngại liên quan đến căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Sputnik

Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 10 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh vừa diễn ra với hình thức trực tuyến với sự góp mặt của 15 nước tham gia đàm phán RCEP.

Việt Nam phối hợp chặt chẽ với ASEAN và 6 nước đối tác thúc đẩy sớm kết thúc hoàn toàn đàm phán Hiệp định RCEP và chuẩn bị ký kết vào tháng 11/2020. Đặc biệt, các đại biểu vẫn chờ đợi tín hiệu tích cực từ New Delhi.

Hiệp định RCEP sẽ được ký kết vào tháng 11 năm nay?

Ngày 23/6/2020, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 10.

Narendra Modi có lý do nào đủ thuyết phục để rút Ấn Độ khỏi thỏa thuận RCEP?

Sự kiện lần này được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh làm chủ tọa. Bộ trưởng 15 nước (gồm khu vực ASEAN và 6 quốc gia đối tác) tham gia đàm phán RCEP cùng tham dự Hội nghị này.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, đến thời điểm này, cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn cầu vẫn đang tiếp diễn. Đại dịch do coronavirus đã gây tổn hại nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế của những quốc gia phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo người đứng đầu Bộ Công thương Việt Nam, trong nguy có cơ, trong mỗi thách thức đều có những cơ hội và điều quan trọng là các quốc gia RCEP cần phải tận dụng tốt những cơ hội đó để đẩy mạnh mục tiêu khôi phục kinh tế cũng như lấy lại vị thế trung tâm đối với nền kinh tế toàn cầu.

RCEP: Nỗ lực của Việt Nam và sự rút lui đậm tính chính trị của Ấn Độ

Theo ông Trần Tuấn Anh, hiện nay chính là thời điểm quan trọng để các quốc gia RCEP thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư và việc ký kết Hiệp định RCEP sẽ gửi một tín hiệu tích cực tới thế giới về tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn về dịch bệnh và kinh tế của các quốc gia trong khu vực.

Ấn Độ từ chối ký RCEP: Việt Nam sẽ phải gánh vác sứ mệnh khó khăn

Lãnh đạo Bộ Công thương đánh giá cao nỗ lực của các nhà đàm phán Hiệp định RCEP đã đạt từ đầu năm đến nay bất chấp những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Các cuộc họp, thảo luận chuyên sâu theo hình thức trực tuyến của các bên tham gia đàm phán RCEP vẫn được tiến hành theo đúng tiến độ, nhằm duy trì động lực cho các cuộc đàm phán cũng như khuyến khích sự tham gia tích cực hơn nữa của Ấn Độ với tiến trình này.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, với vai trò là nước Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã và đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN trong việc duy trì vai trò dẫn dắt của ASEAN và hợp tác chặt chẽ với 6 nước đối tác để thúc đẩy sớm kết thúc hoàn toàn đàm phán Hiệp định RCEP, nhanh chóng hoàn tất việc rà soát pháp lý lời văn để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định vào tháng 11 năm 2020 tại Hà Nội.

Liệu các nước có kéo được Ấn Độ ký RCEP?

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, với mục tiêu đạt được một hiệp định chất lượng cao và cân bằng về lợi ích, Việt Nam đã tích cực tham gia thảo luận và chủ động đề xuất những giải pháp linh hoạt trong nhiều lĩnh vực để xử lý những vấn đề vướng mắc giữa các bên trong khi vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia.

Trung Quốc hy vọng RCEP sẽ được ký kết và có hiệu lực sớm

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, các quốc gia nhận thức được tầm quan trọng của việc sớm hoàn tất Hiệp định RCEP ngay trong năm nay và bày tỏ hy vọng, các đại biểu dự Hội nghị lần này có được những cuộc thảo luận tích cực.

Trên thực tế, việc ký kết được RCEP trong năm nay sẽ trở thành động lực quan trọng cho khu vực và trên toàn thế giới trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu. Đồng thời, RCEP cũng sẽ trở thành nền tảng cơ bản để các quốc gia hợp tác chung tay ứng phó và đẩy lùi đại dịch Covid-19 cũng như khôi phục kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Tại Hội nghị hôm nay, Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP ghi nhận thách thức chưa từng có mà thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đối mặt do đại dịch Covid-19 gây nên, do đó cần tăng cường hợp tác và phối hợp để thúc đẩy phục hồi kinh tế mạnh mẽ và linh hoạt, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng bền vững, cân bằng và toàn diện sau đại dịch.

Tham dự và có phần phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee đánh giá, Covid-19 đang đe doạ nghiêm trọng đến đời sống và cả tính mạng của người dân cũng như hệ thống thương mại đa phương trên toàn cầu.

“Hội nghị RCEP lần này sẽ là cơ hội để các quốc gia khẳng định sẽ sớm vượt qua dịch bệnh lần này và khôi phục cơ chế thương mại đa phương vốn đã bị tổn hại vì Covid-19”, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc nêu rõ.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, các Bộ trưởng một mặt nhận thức rõ các thách thức đối với khu vực và mặt khác tái khẳng định quyết tâm ký kết Hiệp định RCEP tại Hội nghị Thượng đỉnh RCEP lần thứ 4 vào tháng 11 năm 2020 theo chỉ đạo của Nhà Lãnh đạo các nước tham gia đàm phán Hiệp định RCEP.

“Các Bộ trưởng cũng nhất trí rằng việc ký kết RCEP trong năm 2020 sẽ phát đi tín hiệu về việc các nước tham gia đàm phán ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực, từ đó góp phần khôi phục lại các hoạt động kinh tế, thiết lập trạng thái bình thường mới trong toàn khu vực”, Bộ Công thương Việt Nam nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong Hội nghị trực tuyến ngày 23/6, các đại biểu đại diện 15 nước cũng thảo luận về sự tham gia của Ấn Độ vào Hiệp định RCEP.

Theo đó, các bên cho rằng Ấn Độ vẫn luôn là một thành viên quan trọng trong đàm phán Hiệp định RCEP kể từ khi khởi động vào năm 2012 và việc tham gia của Ấn Độ sẽ đóng góp cho sự tiến bộ và thịnh vượng chung của toàn khu vực, theo đó, nhấn mạnh rằng Hiệp định RCEP vẫn tiếp tục mở để Ấn Độ có thể tham gia.

Trung Quốc và ASEAN làm ví dụ cho Ấn Độ về cách tiếp cận thực dụng tới RCEP

Tuy nhiên, với những căng thẳng gần đây ở khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cùng làn sóng tẩy chay hàng hóa Trung Quốc ở Ấn Độ, giới chuyên gia cho rằng hiện vẫn chưa chắc chắn về khả năng ngồi vào bàn đàm phán của New Delhi. Tuy nhiên, tất cả đều hy vọng vào một cái kết có hậu cho tất cả các bên vì sự thịnh vượng chung của khu vực và lợi ích của từng quốc gia.

Hội nghị ngày 23/6 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, thúc đẩy kết thúc quá trình rà soát pháp lý lời văn chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm nay, tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới xét trên quy mô dân số.

Hiệp định RCEP và sự rút lui đậm màu chính trị của Ấn Độ

Hiệp định RCEP được khởi động vào tháng 11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia) như một sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa các quốc gia thành viên và sáu quốc gia đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc - đều đã có các hiệp định thương mại tự do độc lập với ASEAN.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần 8

Trải qua nhiều vòng đàm phán kể từ năm 2012 giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác đối thoại, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) được đánh giá là FTA lớn nhất thế giới bởi bao trùm một thị trường khổng lồ có quy mô gần 25.000 tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người.

Tuy nhiên, Ấn Độ đã bất ngờ rút lui vào phút cuối tại Hội nghị Thượng đỉnh RCEP lần thứ 3 được tổ chức vào tháng 11/2019 ở Thái Lan, phần lớn do áp lực chính trị trong nước và các cuộc tuần hành chống lại thỏa thuận, mà giới chuyên gia lo ngại rằng Ấn Độ sẽ tràn ngập các sản phẩm tiêu dùng Trung Quốc và nông sản từ Australia và New Zealand.

Mặc dù vậy, thời gian qua, có những dấu hiệu cho thấy Ấn Độ có thể đoàn tụ lại với các đối tác RCEP nếu phù hợp với lợi ích cốt lõi của Ấn Độ, liên quan đến tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ và các cơ chế tự vệ an toàn. Ấn Độ được hoan nghênh tham gia lại nếu và khi nước này đã sẵn sàng.

Bất chấp việc rút lui của Ấn Độ, 15 quốc gia của RCEP (gọi tắt là RCEP15) vẫn sẵn sàng trở thành hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Trước đó, chia sẻ về quá trình đàm phán RCEP15, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Hiệp định này sẽ chiếm khoảng 30%-39% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dân số toàn cầu.

RCEP liệu có bóp nghẹt Việt Nam?

Đồng thời, RCEP là một thỏa thuận thương mại chất lượng cao, hướng tới tương lai được thiết kế cho thương mại quốc tế thế kỷ 21 với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại.

“Hiệp định này dự kiến sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp kinh tế của các nước ASEAN phát triển, trong đó có Việt Nam và các nước đối tác”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Về cơ bản, so với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), RCEP kết hợp một cách cân bằng các cam kết WTO+ để hạ thấp hơn nữa các rào cản thương mại ở biên giới và các điều khoản bổ sung của WTO nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý sau biên giới. Hiệp định có các chương dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp trong khi đưa ra các quy trình rộng rãi cho hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa các nước vì sự thịnh vượng chung.

Việc cùng tham gia RCEP sẽ thúc đẩy thương mại trong toàn nhóm bằng cách giảm thuế, chuẩn hóa các quy tắc và thủ tục hải quan và mở rộng tiếp cận thị trường, nhất là giữa các quốc gia không có thỏa thuận thương mại hiện có. Ngay từ trước khi bắt đầu đàm phán, tất cả các nước đã thống nhất mục tiêu đạt được một hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao và đem lại lợi ích cho tất cả các bên.

Có một thực tế không thể phủ nhận đó là, sự vắng mặt của Ấn Độ sẽ làm giảm lợi ích kinh tế của RCEP. Điều này là rõ ràng vì Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới, thành viên lớn thứ ba của RCEP16 và là một quốc gia đang phát triển với hơn 1,3 tỷ dân.

Nhưng phân tích kinh tế theo mô hình cân bằng tổng thể chung (GTAP) tiên tiến và giả định loại bỏ thuế quan hoàn toàn cho thấy tác động bất lợi của việc thiếu vắng Ấn Độ không quá cao và có thể kiểm soát được - ngoại trừ Ấn Độ. Tất cả 15 quốc gia sẽ chứng kiến ​​mức tăng GDP thực tế và RCEP15 sẽ tạo ra mức tăng GDP thực tế khoảng 137 tỷ USD trong dài hạn. Đây là khoảng 80% những gì sẽ xảy ra nếu tính theo RCEP16 (171 tỷ USD).

Vì Ấn Độ trong RCEP đại diện cho cả thị trường sinh lợi và đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với những nước tham gia khác, nên Ấn Độ đứng ngoài RCEP đồng nghĩa với việc mất đồng thời tiếp cận thị trường ưu đãi và cạnh tranh xuất khẩu với Ấn Độ từ góc độ của các nước còn lại. Do đó, các quốc gia RCEP có đặc điểm xuất khẩu tương tự Ấn Độ - như Campuchia, Brunei, New Zealand và Myanmar – có thể thấy tốt hơn nếu không có Ấn Độ.

Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản và Hàn Quốc cùng đẩy nhanh đàm phán về FTA, RCEP

Tuy nhiên, đối với những nước chủ yếu coi Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quan trọng chứ không phải là đối thủ xuất khẩu, bao gồm Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, sự rút lui của Ấn Độ được dự báo sẽ cắt giảm lợi ích kinh tế tương ứng. Điều đó nói rằng, trên thực tế, Ấn Độ sẽ bị mất số lượng lợi ích kinh tế lớn nhất nếu đứng ngoài khối thương mại này.

Theo thống kê, các quốc gia RCEP chiếm tới 21% và 34% xuất khẩu và nhập khẩu của Ấn Độ. Ấn Độ dự kiến ​​mức tăng 0,62% GDP thực tế, tương đương 12,6 tỷ USD, do đó sẽ biến thành khoản lỗ 0,08% (1,6 tỷ USD) do động lực chuyển hướng thương mại.

Về tác động của ngành, việc Ấn Độ đứng ngoài RCEP bảo vệ ngành công nghiệp thực phẩm chế biến của Ấn Độ bằng chi phí sản xuất và xuất khẩu của tất cả các ngành kinh tế và việc làm quan trọng khác bao gồm dệt may, khai thác, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất. Những rủi ro thiệt hại kinh tế có thể định lượng này trở nên tồi tệ hơn nếu Ấn Độ bị cô lập vĩnh viễn khỏi chuỗi giá trị khu vực Đông Á đang phát triển sẽ được RCEP15 tạo điều kiện, củng cố và nâng cấp.

Hàn Quốc dự định sẽ hợp tác với Nhật Bản và Trung Quốc về việc thiết lập RCEP
Ngoài những gì có thể nhìn thấy dựa trên số liệu, việc hoàn tất của các cuộc đàm phán RCEP đã diễn ra trong một thời điểm quan trọng đối với quản trị kinh tế toàn cầu.

“RCEP sẽ mang lại một sự thúc đẩy kịp thời cho chủ nghĩa đa phương, vốn đang rút lui ở các khu vực khác trên thế giới, nơi các chính phủ trở lại các chính sách dân tộc và đôi khi là đơn phương. Ngay khi Mỹ dựng lên các bức tường thuế quan và làm suy yếu chức năng của hệ thống thương mại toàn cầu, các nước châu Á bằng cách hình thành một RCEP lớn và tiêu chuẩn cao, báo hiệu quyết tâm tập thể để duy trì chủ nghĩa đa phương phù hợp dựa trên các quy tắc, tự do, và trật tự kinh tế quốc tế hợp tác”, theo Bộ Công thương.

Với việc hoàn tất RCEP và việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại các quốc gia đã phê chuẩn, châu Á hiện có thể khai thác hai FTA lớn để thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vực.

7 nước gồm Nhật Bản, Australia, New Zealand, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam hiện là thành viên của cả CPTPP và RCEP, có cơ sở mạnh mẽ cho sự hội tụ có trật tự giữa CPTPP và RCEP khi có ý chí chính trị rõ nét. Đồng thời, điều này cũng góp phần củng cố vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời đặt nền tảng cho việc thành lập Khu vực thương mại tự do thực sự bao gồm châu Á-Thái Bình Dương, một mục tiêu lâu dài và đầy khát vọng của chủ nghĩa khu vực kinh tế châu Á.

Thảo luận