Thủ tướng Việt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết, lên án hành vi gây bất ổn an ninh khu vực

Lần đầu tiên kể từ thời điểm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Việt Nam, Chủ tịch ASEAN 2020 diễn ra dưới hình thức trực tuyến do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.
Sputnik

Đáng chú ý, trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, Thủ tướng Việt Nam kêu gọi toàn thể Cộng đồng đoàn kết, vượt qua khó khăn và lên án hành động phi pháp, thiếu trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, gây bất ổn an ninh trong khu vực khi các nước đang căng mình chống dịch Covid-19.

Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Sáng nay 26/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì lễ khai mạc trực tuyến Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 với sự tham gia của tất cả các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Việt Nam không né Biển Đông, ASEAN không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc

Đây là Hội nghị cấp cao chính thức đầu tiên trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Và lần đầu tiên trong hơn nửa thập kỷ qua, một hội nghị cấp cao toàn ASEAN phải diễn ra dưới hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Lãnh đạo 10 nước ASEAN tham dự Hội nghị theo điểm cầu ở từng quốc gia.

Theo thông lệ của ASEAN, Hội nghị cấp cao lần đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong năm là hội nghị nội bộ của các nhà lãnh đạo trong khu vực. Phiên khai mạc long trọng được phát thanh và truyền hình trực tiếp.

Thủ tướng Việt Nam kêu gọi ASEAN đoàn kết, lên án hành vi gây bất ổn an ninh khu vực

Tham dự Lễ khai mạc ASEAN 36 có Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPA 41 Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 Phạm Bình Minh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ban ngành của Việt Nam.

Tại các điểm cầu trực tuyến dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 có lãnh đạo 10 nước ASEAN gồm: Quốc vương Brunei Darusalem Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Campuchia Samdec Techo Hunsen, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin, Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan Ocha.

Việt Nam nỗ lực vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng

Góp mặt tại sự kiện này, về phía quốc tế có Trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Đặc biệt, tại phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, các nghệ sĩ, ca sĩ, đoàn ca múa nhạc nghệ thuật được tuyển chọn đặc sắc của nước chủ nhà Việt Nam trong trang phục truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á đã mở đầu chương trình bằng những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, các điệu múa, âm hưởng mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam cũng như thể hiện được nét đặc trưng của các nước ASEAN.

Thủ tướng Việt Nam lên án hành động gây bất ổn an ninh khu vực

Đại diện cho Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020, đồng thời cũng là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị trực tuyến lần này, phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ, đây là lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ, Hội nghị Cấp cao thường kỳ của ASEAN được tổ chức trực tuyến.

“Vừa qua, Hội nghị Khóa 73 Đại hội đồng WHO/Liên hợp quốc và nhiều Hội nghị quốc tế lớn cũng diễn ra trên các mạng kết nối toàn cầu. Điều này phản ánh thực tế về nhiều phương thức vận hành công việc của chúng ta đang buộc phải thay đổi, không chỉ do phát triển của khoa học công nghệ, mà còn do thách thức chưa từng có - đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu”, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, dịch Covid-19 mới bùng phát, lan rộng từ đầu 2020 đã cuốn đi thành quả loài người đã tích lũy trong nhiều năm, cướp đi sinh mạng và đe dọa cuộc sống của hàng triệu người.

ASEAN tìm kiếm “điểm tựa” sau đại dịch

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam dẫn Báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 8/6/2020 cho biết, kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ suy giảm nghiêm trọng, ở mức âm 5,2%, thu nhập bình quân đầu người giảm 3,6% và khiến cho 70-100 triệu người rơi vào nghèo đói cùng cực, gia tăng nguy cơ mất ổn định xã hội. Hơn 40% các ngành sản xuất, kinh doanh của các quốc gia phải chịu tác động trực tiếp từ các biện pháp phong tỏa do dịch bệnh Covid-19.

Theo Thủ tướng Việt Nam, sự bùng phát của dịch bệnh, càng thổi bùng thêm những thách thức vốn tiềm ẩn trong môi trường chính trị-kinh tế-xã hội của thế giới và mỗi khu vực. Các thể chế đa phương và quy định của luật pháp quốc tế chịu nhiều thách thức nghiêm trọng. Cọ xát chiến lược giữa các nước lớn càng bộc lộ rõ nét và bị đẩy lên cao.

“Trong khi cả thế giới đang phải gồng mình chống dịch vẫn xuất hiện những hành động thiếu trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, trong đó có khu vực của chúng ta”, nhà lãnh đạo Việt Nam thẳng thắn.

Đoàn kết đưa ASEAN vượt qua giai đoạn cam go đầy khó khăn

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và quá trình chuyển đổi số trên toàn cầu đang đặt ra cả cơ hội và thách thức với các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Mâu thuẫn xuất phát từ bất bình đẳng xã hội, phân biệt đối xử và kỳ thị trở nên trầm trọng hơn do tác động của dịch bệnh, khoét sâu thêm những ngăn cách trong lòng các quốc gia.

“Trong bối cảnh đó, các nước cần đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Vai trò và sứ mệnh của các nước lớn, các tổ chức đa phương và khu vực càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Trên cương vị lãnh đạo Chính phủ nước Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” của ASEAN 2020 được triển khai trong bối cảnh môi trường khu vực và quốc tế đầy biến động.

Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 ra Tuyên bố chung về đối phó dịch bệnh Covid-19

Thủ tướng Việt Nam phân tích, trải qua 5 năm hình thành Cộng đồng, ASEAN đang đứng trước những cơ hội và thách thức do dịch chuyển địa chiến lược toàn cầu cũng như tác động của dịch Covid-19.

“Trong hoàn cảnh này, bản lĩnh của Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ nét, gắn kết chặt chẽ các thành viên tạo nên sức mạnh tổng hợp để tranh thủ hiệu quả các cơ hội, vững vàng vượt qua thử thách”, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nêu rõ.

Như đã thấy, trong những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã để lại những hệ lụy nặng nề với phát triển kinh tế và ổn định xã hội của các quốc gia thành viên ASEAN.

“Chúng ta đau lòng trước mất mát của hàng chục ngàn gia đình có người thân ra đi do dịch bệnh. Chúng ta chia sẻ những thiệt hại, khó khăn của hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị đình trệ, hàng triệu lao động mất đi nguồn sống, nhất là trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, chúng ta quyết không chùn bước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nêu rõ, cộng đồng ASEAN đã kịp thời hành động, chủ động thích ứng, gắn kết các quốc gia. Hệ thống ứng phó y tế khẩn cấp của ASEAN và hợp tác với các Đối tác đã được kích hoạt ngay từ những ngày đầu dịch. Các nước ASEAN đã tích cực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp trong kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh.

“Toàn thể ASEAN với cam kết chính trị ở mức cao nhất, cách tiếp cận đồng bộ, tổng thể ở cấp quốc gia và khu vực, đã thể hiện bản lĩnh vững vàng của một khối ASEAN đoàn kết và gắn bó, đầy tình tương thân, tương ái”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ lòng cảm ơn đối với lãnh đạo các nước Đông Nam Á, các Đối tác của ASEAN đã chung tay phối hợp cùng Việt Nam - Nước Chủ tịch ASEAN 2020 này - trong nỗ lực chung ứng phó dịch bệnh, nhất là những cam kết mạnh mẽ thể hiện tại Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về Covid-19 tháng 4/2020 vừa qua.

Việt Nam nói về cấp visa điện tử cho người Trung Quốc, Hội nghị ASEAN, EVFTA

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, mặc dù dịch bệnh còn phức tạp song các quốc gia thành viên ASEAN đến nay đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình. So với thế giới, đạt tỷ lệ cao về số bệnh nhân khỏi bệnh trên tổng số ca lây nhiễm.

Tỷ lệ tử vong ở mức thấp và đang giảm nhanh. Trong những ngày qua, tại nhiều quốc gia ASEAN, không phát hiện thêm ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. GDP bình quân ASEAN được dự báo tăng trưởng mức thấp trong 2020, nhưng các nền kinh tế ASEAN vẫn giữ được ổn định.

“Trọng trách nặng nề trên vai Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN và cá nhân các Nhà Lãnh đạo chúng ta trong thời gian nửa năm 2020 còn lại là phải đưa ASEAN vượt qua giai đoạn cam go đầy khó khăn này, minh chứng cho giá trị và sức sống vững bền của một Cộng đồng tự cường và năng động”, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh. 

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trông đợi Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 sẽ là dịp để một lần nữa khẳng định tình đoàn kết, ý chí chính trị mạnh mẽ và quyết tâm cao của các quốc gia thành viên ASEAN vượt lên các khó khăn thách thức, vững vàng đi tới.

Covid-19 giúp Việt Nam, ASEAN gần Mỹ hơn?

Theo đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nêu “mục tiêu kép” đối với ASEAN: Một mặt, cần tiếp tục kiểm soát tốt dịch Covid-19, mặt khác, cần sớm khắc phục hậu quả của dịch, phục hồi và tiếp tục phát triển kinh tế, đồng thời, cần nỗ lực hoàn thành các mục tiêu hợp tác, liên kết ASEAN trong năm 2020.

Đề cập về “mục tiêu kép” tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Hội nghị lần này sẽ trao đổi về kế hoạch phục hồi tổng thể của ASEAN sau dịch bệnh, sớm đưa vào triển khai các sáng kiến về lập Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, xây dựng Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp của ASEAN, xây dựng Quy trình ứng phó dịch bệnh chuẩn ASEAN trong tình huống y tế khẩn cấp.

Đồng thời, Hội nghị sẽ tiến hành rà soát công tác đánh giá giữa kỳ thực hiện các Kế hoạch tổng thể của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cho ý kiến về xây dựng định hướng phát triển tương lai của ASEAN sau 2025, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN với việc đánh giá việc triển khai Hiến chương ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, ASEAN cũng sẽ tăng cường khuyến khích sự tham gia, đóng góp tích cực của các ngành, các giới trong xã hội trong tiến trình xây dựng một Cộng đồng hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm.

Đặc biệt, theo Thủ tướng Việt Nam, Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 sẽ có phiên họp đặc biệt lần đầu tiên về chủ đề Trao quyền cho phụ nữ trong kỷ nguyên số, đây là thông điệp mạnh mẽ về cam kết của ASEAN thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò, đóng góp của phụ nữ trong đời sống xã hội, thiết thực kỷ niệm 25 năm thông qua Tuyên bố và Cương lĩnh Bắc Kinh về Bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, Hội nghị sẽ có những phiên trao đổi bổ ích với Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), do đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, làm Chủ tịch, Đại diện Thanh niên và các doanh nhân của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC).

Covid-19 là phép thử khẳng định bản lĩnh ASEAN

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, các nỗ lực tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển đồng đều, bền vững của ASEAN những năm qua sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2020.

Vũ khí tối thượng giúp ASEAN chiến thắng Covid-19

Đặc biệt, các sáng kiến “Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN”, “Kết nối các kết nối” cần được tiếp tục triển khai hiệu quả, sâu rộng. Bên cạnh đó, cần quan tâm thích đáng đến việc gắn kết chặt chẽ các tiểu vùng với kế hoạch phát triển tổng thể của ASEAN, trong đó có tiểu vùng Mê Kông, về quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước.

Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, là Cộng đồng rộng mở, một đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế, ASEAN sẽ không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với các Đối tác.

“ASEAN đẩy mạnh quan hệ gắn kết với Liên hợp quốc trong năm 2020, khi cả Indonesia và Việt Nam cùng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tích cực đóng góp  các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh và phát triển của Liên hợp quốc. Chúng ta cam kết mạnh mẽ đối với tự do hóa và liên kết kinh tế, phấn đấu sớm hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nêu rõ, trên cơ sở đề cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, chúng ta không ngừng cải tiến, hoàn thiện các cơ chế đối thoại, hợp tác xây dựng lòng tin, củng cố cấu trúc khu vực mở, minh bạch, dựa trên luật lệ.

“Đồng thời, ASEAN tiếp tục thúc đẩy và đề cao các quy tắc, chuẩn mực ứng xử, định hình quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực theo Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển UNCLOS 1982”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Theo nhà lãnh đạo Việt Nam, mẫu số lợi ích chung gắn kết các quốc gia thành viên ASEAN hơn 5 thập kỷ qua càng được nhân lên trong bối cảnh khó khăn, thử thách. Dịch bệnh Covid-19 là phép thử để ASEAN càng khẳng định bản lĩnh của một Cộng đồng ngày càng trưởng thành.

“Tôi tin tưởng rằng qua mỗi cơn phong ba, bó lúa vàng trên logo biểu tượng của ASEAN sẽ ngày càng thêm gắn kết bền chặt, tiếp tục đem lại những hạt gạo đong đầy tình cảm đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của đại gia đình ASEAN”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Việt Nam đề nghị hoãn họp Cấp cao ASEAN 36 vì dịch bệnh Covid-19
Theo đại diện Chủ tịch ASEAN 2020, giống như nhiều lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng cũng bày tỏ trông đợi việc thông qua “Tuyên bố Tầm nhìn của các Nhà Lãnh đạo ASEAN về một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: vượt lên thử thách, thúc đẩy tăng trưởng” và đó sẽ là kim chỉ nam cho ASEAN tự tin trên bước đường tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hy vọng Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 sẽ là dịp để các nước một lần nữa khẳng định tình đoàn kết, ý chí chính trị mạnh mẽ và quyết tâm cao của các quốc gia thành viên ASEAN vượt lên các khó khăn thách thức, vững vàng đi tới. Một mặt, cần tiếp tục kiểm soát tốt dịch Covid-19, mặt khác, cần sớm khắc phục hậu quả của dịch bệnh, phục hồi và tiếp tục phát triển kinh tế, đồng thời, cần nỗ lực hoàn thành các mục tiêu hợp tác, liên kết ASEAN trong năm 2020.

Sẽ có Tuyên bố Chủ tịch về kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36

Ngay sau bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mời Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi báo cáo tình hình hợp tác ASEAN thời gian qua. Ngay sau đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ tịch Hội đồng Điều phối ASEAN trình bày về hợp tác ASEAN ứng phó với dịch Covid-19. Đại diện lãnh đạo các nước tham gia phát biểu, đóng góp cho những nội dung bàn thảo.

Việt Nam sẽ hoãn họp ASEAN?

Theo chương trình nghị sự, sau lễ khai mạc long trọng của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 sẽ diễn ra các phiên họp đặc biệt của lãnh đạo ASEAN về nâng cao quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số, phiên đối thoại của Lãnh đạo các nước ASEAN với Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA) cuộc gặp giữa các lãnh đạo ASEAN và Hội đồng Liên nghị viện ASEAN, Đối thoại giữa lãnh đạo ASEAN với thanh niên ASEAN, đối thoại giữa lãnh đạo ASEAN và Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC) và họp báo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36.

Đối với phiên đối thoại của Lãnh đạo các nước ASEAN với Đại hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA) sẽ do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA-41 dẫn đầu, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng tham dự Phiên đối thoại này với tư cách là Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại AIPA. Tại sự kiện đặc biệt này, các đại biểu sẽ trao đổi để tăng cường sự phối hợp giữa hai tổ chức trong xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân, vì người dân.

Tiếp đó, phiên đối thoại giữa Lãnh đạo các nước ASEAN và đại diện Thanh niên ASEAN, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ đối thoại với đại diện Thanh niên ASEAN, được các nước thành viên ASEAN đề cử, về thúc đẩy sự tham gia của thanh niên trong xây dựng Cộng đồng. Tại đây, các đại diện thanh niên sẽ đệ trình Tuyên bố về thanh niên cho Lãnh đạo các nước ASEAN tại cuộc Đối thoại.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp ra Tuyên bố về Covid-19

Trong khuôn khổ phiên đối thoại giữa Lãnh đạo các nước ASEAN và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC), dự kiến đại diện ABAC sẽ trình lãnh đạo các nước ASEAN những khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp, đẩy mạnh tự do, thuận lợi hóa thương mại - đầu tư trong khu vực và quốc tế.

Theo chương trình, lãnh đạo các nước ASEAN sẽ thông qua Tuyên bố Chủ tịch về kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, Tuyên bố Tầm nhìn về ASEAN “gắn kết, chủ động thích ứng” và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay.

Thảo luận