Các nước Châu Á Thái Bình Dương đi tiên phong trong việc hoàn thiện hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử

Trong những điều kiện mới hiện nay, các quy trình số hóa đang trở nên hoàn thiện hơn, có vẻ là trong tương lai gần Internet vạn vật và các công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực.
Sputnik

Ví dụ, các nước trên thế giới đang tập trung chú ý đến việc phát triển các công nghệ này trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo dự báo của Reports and Data, trong mấy năm tới, các công nghệ này sẽ phát triển nhanh nhất ở các nước châu Á - Thái Bình Dương. Tại sao ngành chăm sóc sức khỏe gửi gắm rất nhiều hy vọng vào việc số hóa và robot hóa? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Lưu ý rằng, thị trường toàn cầu về Internet vạn vật (IoT) trong chăm sóc y tế và sức khỏe sẽ tăng trưởng với tốc độ 28,5% từ 63,80 tỷ USD vào năm 2019 lên tới 435,75 tỷ USD đến năm 2027. Việc sử dụng các công nghệ AI cũng sẽ tăng đến 31 tỷ USD vào năm 2025, tức là gấp 7 lần, theo dự báo của Market Data Forecast. Đồng thời, nhờ sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ, tốc độ phát triển số hóa cao nhất trong y học sẽ được ghi nhận ở các nước châu Á - Thái Bình Dương. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm từ năm 2020 đến năm 2027 sẽ là 29,5%. 

Theo các nhà phân tích của Reports and Data, Trung Quốc và Ấn Độ là hai cầu thủ chính trong khu vực, nhưng việc phát triển các công nghệ Internet trong lĩnh vực y tế trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất đối với nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong thời gian cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Các chuyên gia Nga cũng rất quan tâm đến các công nghệ y tế. Vào tháng 5, Phòng thí nghiệm Công nghệ Sáng tạo và Trí tuệ Nhân tạo đã được thành lập trên cơ sở Viện Sức khỏe Cộng đồng mang tên Semashko. Trung tâm “Trí tuệ nhân tạo” trên cơ sở Đại học Vật lý và Công nghệ Matxcơva (MIPT) rất tích cực tham gia hoạt động này, Trung tâm trí tuệ nhân tạo đã được thành lập tại Đại học Quốc gia Matxcơva. Quỹ Skolkovo, Cơ sở tri thức y tế quốc gia và nhiều tổ chức lớn khác cũng tham gia phát triển Internet vạn vật trong chăm sóc sức khỏe. 

WHO tuyên bố về đột phá khoa học trong việc điều trị COVID-19

“Gần đây, khối lượng dữ liệu đã tăng lên gấp bội. Các bác sĩ không có đủ thời gian để nhận thông tin mới, bởi vì nếu họ liên tục làm điều này, họ sẽ không có thời gian để điều trị bệnh nhân. Ngoài ra, sự phát triển của mạng lưới thần kinh nhân tạo đã mang đến những cơ hội mới để tìm kiếm những mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu khác nhau mà não người không thể nắm bắt được vì lý do đơn giản: để tìm ra chúng cần phải nghiên cứu hàng chục ngàn hồ sơ y khoa”, - Tiến sỹ Y học Alexander Melerzanov, Trưởng Phòng thí nghiệm Công nghệ đổi mới và trí tuệ nhân tạo trong y tế công cộng tại Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng quốc gia mang tên Semashko và Trưởng Phòng thí nghiệm công nghệ y sinh và kỹ thuật số của Đạc học MIPT, nói với Sputnik.

Nhà khoa học cũng lưu ý đến những lý do kinh tế, ví dụ, chi phí bộ nhớ máy tính đã giảm đáng kể. Ông nhắc nhở rằng, việc giải mã bộ gen vào cuối thế kỷ trước là nguồn thông tin tuyệt vời cho phép nghiên cứu cấu trúc và chức năng của gen ở cấp độ phân tử.

Bác sĩ Alexander Melerzanov cho biết về một số dự án được phát triển hoặc đang được phát triển như một phần của nghiên cứu chung tại Phòng thí nghiệm công nghệ y sinh và kỹ thuật số của Đạc học MIPT và Phòng thí nghiệm Công nghệ đổi mới và trí tuệ nhân tạo trong y tế công cộng tại Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng quốc gia mang tên Semashko. 

Trung Quốc đề xuất kiến trúc mới cho Internet

“Ở Nga, các vùng xa thiếu hụt đội ngũ y bác sĩ có trình độ. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và y tế từ xa sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Ví dụ, chúng tôi đã tạo một hệ thống có tên Skincheckup.online để truy cập miễn phí. Nếu một người phát hiện tăng sắc tố trên da, anh ta có thể gửi ảnh của mình lên đám mây và trong vài phút anh ta sẽ nhận được câu trả lời - có nên đi khám với bác sĩ da liễu, hoặc nên tiếp tục quan sát và gửi hình ảnh sau 6 tháng để so sánh, hoặc đây là một sắc tố thông thường và bạn có thể yên tâm. Hệ thống bao gồm trí thông minh nhân tạo và y tế từ xa đã được tạo ra bởi các đối tác của chúng tôi dành cho các bệnh nhân đang được điều trị và phục hồi chức năng hoặc đang trải qua hóa trị liệu. Ở các vùng xa xôi, bệnh nhân khó có thể đến khám và điều trị tại bệnh viện, và việc gửi bác sĩ khám chữa bệnh cho mỗi người cũng khó. Một hệ thống như vậy cho phép giao tiếp với các bệnh nhân để kiểm soát tình hình, tạo ra các nhóm trò chuyện với nhà trị liệu ảo và thực hành những tương tác ảo. Chúng tôi đã ghi nhận kết quả tích cực, các bệnh nhân cảm thấy tốt hơn, có phản ứng tích cực với trị liệu. Nhóm sinh viên của trường chúng tôi đã tạo ra một hệ thống được gọi là “chụp bắt chuyển động”. Hệ thống này giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cao tuổi hoặc nằm liệt giường mà không can thiệp vào cuộc sống riêng tư của họ. Với hệ thống này bác sĩ nhìn thấy không phải bản thân người đó, mà chỉ những cử động của anh ta. Ví dụ, nếu người bệnh nằm tại giường quá lâu, không thể đi lại, hoặc bất ngờ bắt đầu chuyển động – ví dụ, anh ta bị ngã, hệ thống này ngay lập tức gửi tín hiệu tương ứng để bác sĩ phản ứng". 

Ngoài ra, chuyên gia Nga nhắc đến phẫu thuật robot đã trở thành xu hướng mới. Trong số các phát triển mới nhất có công nghệ robot cho phép đồng thời loại bỏ khối u và phân tích tế bào

Vượt qua đại dịch COVID-19, Việt Nam càng mạnh mẽ hơn nữa

“Đây là điều quan trọng để xác định ranh giới của khối u. Phân tích quang phổ được thực hiện bằng cách sử dụng các mạng thần kinh nhân tạo. Ngay cả một bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất cũng không thể trong khoảng thời gian ba mươi phút cắt khối u dài 3 cm một cách chậm rãi đồng thời thực hiện phân tích, chỉ có robot mới có thể làm như vậy. Hệ thống này cho phép lấy sinh thiết để kiểm tra dưới kính hiển vi trong khoảng nửa giờ. Trong thời gian này, bệnh nhân được gây mê nằm trên bàn phẫu thuật. Và tất cả những điều này xảy ra đồng thời, trong thời gian thực, nhờ đó làm giảm thời gian ca phẫu thuật”, - bác sĩ Alexander Melerzanov cho biết.

Tuy nhiên, Alexander Melerzanov lưu ý rằng, không thể phát triển y tế từ xa nếu không đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này. Ở Nga hiện có những sinh viên tốt nghiệp đầu tiên được gọi là “bác sĩ y học kỹ thuật số”. Trước khi họ được đào tạo chuyên nghiệp về y học,  những chuyên gia này đã được trang bị kiến thức cơ bản về vật lý, toán học.

Các chuyên gia lưu ý rằng, các quy trình thực hiện y tế từ xa đã tăng tốc đáng kể trong năm nay trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Chính phủ của các nước thể hiện sự quan tâm lớn hơn đến các công nghệ IoT và AI trong y học. Ngày càng có nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương xây dựng các bệnh viện thông minh. Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác trong khu vực không chỉ tạo ra những bệnh viện như vậy mà còn cố gắng sử dụng các công nghệ Internet mới nhất trong đó để điều trị hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn. Vào thứ Hai, ngày 22 tháng 6, Bộ Y tế Campuchia đã đưa tin về việc khởi động chương trình bệnh viện thông minh đầu tiên trong nước - Bệnh viện thông minh sức khỏe điện tử e-Health Yoeung trên cơ sở Bệnh viện Preah Ang Duong. 

Thảo luận